Trắc nghiệm Đại cương Y học lao động
Với hơn 270 câu trắc nghiệm Đại cương Y học lao động (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh tật có liên quan đến lao động nghề nghiệp:
A. Chỉ xuất hiện khi nền văn minh công nghiệp phát triển
B. Chỉ xảy ra cho người không có ý thức phòng chống
C. Là hậu quả không thể tránh được của sự phát triển sản xuất
D. Xuất hiện kể từ khi con người biết khai thác và xử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 2:
Đối tượng phục vụ của Y học lao động là:
A. Nền sãn xuất xã hội
B. Khoa học
C. Giới chủ
D. Sức khỏe người lao động
-
Câu 3:
Sự phát triển của sản xuất công nghiệp dẫn đến hậu quả là người lao động:
A. Tiếp xúc với nhiều loại tác hại và dễ bị bệnh nghề nghiệp hơn.
B. Tiếp xúc với nhiều loại tác hại nhưng dễ đề phòng bệnh nghề nghiệp hơn
C. Có nhiều cơ hội được bảo vệ chống các yếu tố tác hại trong sản xuất
D. Được bảo vệ và nâng cao sức khỏe
-
Câu 4:
Để đạt được các mục tiêu của mình, y học lao động có nhiệm vụ nghiên cứu điều kiện lao động, môi trường lao động nhằm:
A. Tổ chức lao động hợp lý hơn
B. Xây dựng luật lệ vệ sinh lao động và kiểm tra việc thực hiện luật lệ đó
C. Xác định các yếu tố tác hại trong sản suất, ảnh hưởng của các yếu tố đến sức khỏe và đề ra phương pháp phòng và điều trị bệnh nghề nghiệp
D. Nâng cao năng suất lao động
-
Câu 5:
Có biện pháp đúng bảo vệ sức khỏe người lao động trong sản xuất:
A. Giới chủ sẽ tốn kém và không có lợi
B. Chỉ có người thợ có lợi
C. Giới chủ sẽ tốn kém trước mắt nhưng có lợi lâu dài
D. Cả chủ và thợ đều có lợi lâu dài
-
Câu 6:
Nghiên cứu những biến đổi sinh lý của con người trong lao động là một nhiệm vụ của y học lao động nhằm:
A. Khai thác triệt để năng suất lao động của người thợ
B. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
C. Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý để tăng năng suất lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động
D. Làm cho công cụ lao động phù hợp với người lao động
-
Câu 7:
Y học lao động nghiên cứu các quá trình công nghệ để:
A. Xác định các yếu tố độc hại có thể có
B. Tìm những bất hợp lý trong quá trình sản xuất
C. Thay đổi quá trình sản xuất nếu cần thiết
D. Xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp và đề xuất biện pháp phòng chống
-
Câu 8:
Ergonomics là ngành khoa học nghiên cứu:
A. Các công cụ lao động sao cho phù hợp với người lao động
B. Khả năng thích nghi của người lao động trong các môi trường lao động khác nhau
C. Công cụ lao động và môi trường lao động sao cho phù hợp với người lao động nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng suất lao động
D. Phương pháp sản xuất theo dây chuyền để tăng năng suất
-
Câu 9:
Các yếu tố vật lý có hại trong sản xuất thường là:
A. Vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung, áp suất cao hoặc thấp quá
B. Bức xạ ion hóa, điện trường có tần số cao hoặc cực cao, âm nhạc
C. Lao động thể lực nặng
D. Lao động kéo dài và đơn điệu
-
Câu 10:
Các yếu tố tác hại nào sau đây không phải là yếu tố vật lý:
A. Lao động thể lực nặng
B. Tiếng ồn
C. Nhiệt độ cao
D. Bức xạ hồng ngoại
-
Câu 11:
Bệnh “thùng chìm” xảy ra cho người thợ lặn sâu do:
A. Áp suất quá cao khi đang lặn làm nitơ trong máu hóa lỏng
B. Do áp suất tăng đột ngột khi lặn sâu
C. Do áp suất giảm khi giảm độ sâu đột ngột
D. Áp suất quá cao khi đang lặn làm biến đổi hoạt động của hệ tim mạch
-
Câu 12:
Tác hại do rung chuyển thường gặp trong một số ngành nghề như:
A. Thợ khoan thợ đầm máy, lái xe...
B. Sử dụng máy tính
C. Sử dụng máy siêu âm
D. Khai thác đá thủ công
-
Câu 13:
Các yếu tố sinh học thường gặp trong các ngành sản xuất:
A. Chăn nuôi, chế biến thực phẩm, y và thú y, công nghệ sinh học
B. Chăn nuôi, y và thú y
C. Các phòng thí nghiệm vi sinh học, y và thú y
D. Sản xuất chế phẩm sinh học
-
Câu 14:
Bụi có nguồn gốc động vật:
A. Có thể có các tác nhân gây dị ứng
B. Có thể có các tác nhân gây nhiễm trùng
C. Có thể có các tác nhân gây dị ứng và nhiểm trùng
D. Có thể gây bệnh tức ngực khó thở ngày thứ hai
-
Câu 15:
Bụi có nguồn gốc thực vật có thể:
A. Có các tác nhân gây dị ứng
B. Có các tác nhân gây nhiễm trùng
C. Có các tác nhân gây dị ứng và nhiểm trùng
D. Gây tổn thương xơ hóa phổi
-
Câu 16:
Loại bụi trong sản xuất có thể gây ung thư cho người lao động là:
A. Bụi silic
B. Bụi bông
C. Bụi asbest, bụi crom
D. Bụi kim loại
-
Câu 17:
Yếu tố nào sau đây không thuộc loại tác hại có liên quan đến quá trình sản xuất:
A. Tốc độ gió thấp
B. Bức xạ hồng ngoại
C. Bức xạ tử ngoại
D. Cường độ lao động cao.
-
Câu 18:
Phương pháp sản xuất theo dây chuyền:
A. Có lợi cho người công nhân trong việc giử gìn sức khỏe
B. Có lợi cho cả chủ và thợ
C. Người công nhân sẽ cảm thấy dễ chịu vì không bị sức ép tâm lý
D. Người công nhân không cảm thấy dễ chịu vì lao động căng thẳng, đơn điệu và gò bó
-
Câu 19:
Yếu tố nào sau đây không phải là tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động:
A. Cường độ lao động quá cao
B. Sản xuất theo dây chuyền đơn điệu, tư thế lao động gò bó
C. Thời gian lao động kéo dài, nghỉ ngơi không hợp lý
D. Không có bố trí hệ thống thông gió ở các bộ phận sản xuất có chất độc hại
-
Câu 20:
Danh sách bệnh nghề nghiệp sớm nhất của Việt nam năm 1976 gồm 8 bệnh: Bệnh bụi phổi Silic, bệnh bụi phổi Asbest , nhiễm độc chì, nhiếm độc thủy ngân, nhiễm độc mangan, nhiễm độc benzen, bệnh do tia X và các chất phóng xạ, điếc nghề nghiệp, dựa trên cơ sở định nghĩa bệnh nghề nghiệp là những bệnh:
A. Đặc trưng riêng ở một nghề nào đó, có yếu tố độc hại riêng của nghề đó gây ra
B. Gây nên do điều kiện lao động và mắc trong thời gian lao động
C. Là các bệnh được quy định bởi danh sách đặc biệt
D. Do tiếp xúc mãn tính với các yếu tố tác hại