Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Một loài giun tròn sống bám trong miệng của loài cá lớn, sử dụng thức ăn dư thừa còn dính vào miệng của loài cá lớn mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Trong ruột của loài giun tròn có loài vi khuẩn sinh sống và trong sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 1 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa giun với loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ cộng sinh.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài giun tròn bị tiêu diệt thì loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn
-
Câu 2:
Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật là A, B, C, D, E, H, I, K, M. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 12 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới này có 6 bậc dinh dưỡng.
III. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 3.
IV. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn
-
Câu 3:
Nếu kích thước của quần thể giảm xuống mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:
I. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm mạnh, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của điều kiện môi trường.
III. Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp cá thể cái.
IV. Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
-
Câu 4:
Xét các trường hợp sau:
I. Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
II. Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
III. Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
IV. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
Có bao nhiêu trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra?
-
Câu 5:
Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
-
Câu 6:
Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì?
-
Câu 7:
Cho các nhận định sau:
I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
III. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểum khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?
-
Câu 8:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học?
I. Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
II. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
III. Bảo vệ rừng, tích cực chống xói mòn đất.
IV. Tăng cường khai thác các nguồn dầu mỏ, khí đốt để phát triển kinh tế
-
Câu 9:
Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sau đây không đúng?
I. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
II. Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
III. Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
IV. Khi buộc cục nưóc đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen
-
Câu 10:
Đến mùa sinh sản, ve sầu cái đua nhau phát ra tiếng kêu để tìm con đực. Hiện tượng đua nhau này là thuộc mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
-
Câu 11:
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng nhanh số lượng ốc bươu vàng là do:
I. Tốc độ sinh sản cao.
II. Gần như chưa có thiên địch
III. Nguồn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh.
IV. Giới hạn sinh thái rộng.
Số phương án đúng
-
Câu 12:
Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành
-
Câu 13:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 14:
Có bao nhiêu khẳng định đúng trong số những khẳng định sau:
I. Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
II. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế.
III. Ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật vẫn có thể tồn tại nếu các nhân tố sinh thái khác đều ở vùng cực thuận.
IV. Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận
-
Câu 15:
Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để:
-
Câu 16:
Cho các hiện tượng sau:
I. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.
II. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.
III. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người.
IV. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hỗ trợ cùng loài?
-
Câu 17:
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi?
I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ.
III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn
-
Câu 18:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có các phát biểu sau đây:
I. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
II. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích có thể có nhiều loài sinh vật
III. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
IV. Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
Số phát biểu có nội dung đúng là:
-
Câu 19:
Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng rẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
-
Câu 20:
Cho các mối quan hệ sau:
I.Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
-
Câu 21:
Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
IV. Giun sán sống trong ruột lợn
-
Câu 22:
Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?
-
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.
(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.
(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
-
Câu 24:
Xét chuỗi thức ăn: Cỏ → Cào cào → Cá rô → Rắn → Đại bàng. Ở chuỗi thức ăn này có bao nhiêu loài là sinh vật tiêu thụ bậc 3?
-
Câu 25:
Chuỗi thức ăn: "Cỏ → Cào cào → Nhái → Rắn → Đại bàng"có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
-
Câu 26:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn -
Câu 27:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ -
Câu 28:
Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?
-
Câu 29:
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp
-
Câu 30:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có sinh vật sản xuất và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Sinh vật phân giải chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho các sinh vật sản xuất.
IV.Tất cả các hệ sinh thái đều luôn có sinh vật tiêu thụ -
Câu 31:
Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) loài kiến sống trên cây kiến.
Những mối mối quan hệ đó là
-
Câu 32:
Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?
-
Câu 33:
Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là
-
Câu 34:
Cho các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
I. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 800C.
II. Số lượng thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.
III. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột lemmut biến động theo chu kì 3 – 4 năm.
IV. Số lượng ếch nhái ở Miền Bắc giảm mạnh khi có đợt rét đầu mùa đông đến.
Có bao nhiêu ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mà nguyên nhân gây biến động là nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể?
-
Câu 35:
Khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài chỉ có trong quần thể mà không có trong quần xã.
II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể tăng cường hỗ trợ nhau để chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường.
III. Trong kiểu phân bố theo nhóm thì quan hệ cạnh tranh nhiều hơn là quan hệ hỗ trợ.
IV. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì khả năng hỗ trợ giữa các cá thể cũng giảm
-
Câu 36:
Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
-
Câu 37:
Khi nói về mối quan hệ cùng loài, xét các kết luận sau đây:
I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng :
-
Câu 38:
Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả:
-
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
I. Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
II. Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
III. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
IV. Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 40:
Môi trường sống của các loài giun kí sinh là môi trường
-
Câu 41:
Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 42:
Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 3 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép bị tiêu diệt thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
-
Câu 43:
Mèo và chuột là mối quan hệ gì?
-
Câu 44:
Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vường xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật tiêu thụ bậc 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn
-
Câu 45:
Quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh?
-
Câu 46:
Khi nói về điểm sai khác giữa hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
II. Hệ sinh thái nhân tạo có độ ổn định thấp hơn, năng suất sinh học thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
IV. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
V. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn HST tự nhiên
-
Câu 47:
Trong các đặc điểm sau đây, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Thường gặp ở những loài sinh vật có tính lãnh thổ cao.
-
Câu 48:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ đối kháng cùng loài?
I. Kí sinh cùng loài.
II. Quần tụ cùng loài.
III. Ăn thịt đồng loại.
IV. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở
-
Câu 49:
Mối quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không bị hại là mối quan hệ
-
Câu 50:
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ