Trắc nghiệm Quy luật phân li độc lập Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Ở cà chua alen A - cây cao trội hoàn toàn so với a - cây thấp; B - quả đỏ là trội hoàn toàn so với b - quả vàng. Người ta cho giao phấn các cây tứ bội AAaaBBbb x AaaaBBbb, quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến mới xảy ra, chỉ các giao tử lưỡng bội mới có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu hình cao vàng và thấp đỏ ở F1 lần lượt là:
-
Câu 2:
Cho cây lưỡng bội dị hợp tử về ba cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. tính theo lý thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen dị hợp có tỷ lệ lần lượt là:
-
Câu 3:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai : AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ:
-
Câu 4:
Một loài thực vật 2n = 20 NST, một cây thấy trong tế bào có 3 NST bị đột biến cấu trúc khác loại thuộc 3 cặp NST khác nhau. Nếu cây này tự thụ phấn, khả năng đời con mang 2 NST đột biến nhưng khác loại là bao nhiêu?
-
Câu 5:
Ở đậu Hà Lan, cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, F2 gồm:
-
Câu 6:
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hoa trắng. Các phép lai làm xuất hiện tính trạng hoa trắng là:
-
Câu 7:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
-
Câu 8:
Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng; gen B qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Các gen phân li độc lập. Cho một cá thể (P) lai với một cá thể khác không cùng kiểu gen, đời con thu được nhiều loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ ¼. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
-
Câu 9:
Nuôi cấy hạt phấn của cơ thể AaBbDDEe. Sau đó lưỡng bội hóa thành giống thuần chủng. Theo lý thuyết sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu giống mới?
-
Câu 10:
Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1 sau đó cho hai cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121 : 11 :11: 1.
Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:
1. AAaaBBbb X AaBb. 2. AAaaBb X AaBBbb. 3. AaBbbb x AAaaBBbb.4.AAaaBBbb X AaaaBbbb. 5. AaaaBBbb X AAaaBb. 6. AaBBbb X AaaaBbbb.
Có mấy trường hợp mà cặp bố mẹ F1 không phù hợp với kết quả F2? -
Câu 11:
Cho biết không xẩy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có hai alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là
-
Câu 12:
Đặc điểm nào của sự phân chia tế bào sau đây được sử dụng để giải thích quy luật di truyền Men đen?
-
Câu 13:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một QT của loài này đang ở trạng thái CBDT về cả hai cặp gen trên, trong đó TS của alen A là 0,2; TS của alen B là 0,4 thì TL KG AABb là
-
Câu 14:
Xét phép lai: AaBbDD x AabbDd. Nếu mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở đời con số loại kiểu hình sẽ là:
-
Câu 15:
Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây được gọi là cơ thể thuần chủng ?
(1) AABB ; (2) AaBB ; (3) AAbb ; (4) aabb ; (5) AABb ; (6) aaBb -
Câu 16:
Một phép lai hai cặp tính trạng, trong đó cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3: 1, cặp tính trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 2: 1. Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau nếu tỉ lệ kiểu hình của phép lai là:
-
Câu 17:
Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Cho một số nhận định về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với quy luật liên kết gen hoàn toàn như sau:
(1) Tỉ lệ kiểu hình của F1.
(2) Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2.
(3) Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2.
(4) Số lượng các biến dị tổ hợp ở F2.
Trong các nhận định trên, các nhận định đúng là. -
Câu 18:
Ở một loài thực vật, biết một gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Theo lý thuyết, phép lai P: AaBbDd × Aabbdd cho số cá thể mang kiểu hình lặn về cả ba tính trạng ở đời con chiếm tỉ lệ là
-
Câu 19:
Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
-
Câu 20:
Ở đậu Hà Lan, biết một gen qui định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Nếu lai các cây đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 7 cặp tính trạng tương phản, theo lý thuyết đời F2 có
-
Câu 21:
Ở một loài động vật, xét 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, phân li độc lập. Cho Pt/c về 2 cặp tính trạng tương phản lai với nhau thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Cho các cá thể F2 giao phối ngẫu nhiên, số kiểu giao phối tối đa là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.
-
Câu 22:
Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1. Xử lý F1 bằng cônsixin, sau đó cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2 . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên F1 đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là
-
Câu 23:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở F2?
-
Câu 24:
Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết hai cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Tính theo lý thuyết cây cao, đỏ thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ:
-
Câu 25:
Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm: 7 cây hoa trắng?
-
Câu 26:
Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ ghép lại AaBbDd × AaBbdd là.
-
Câu 27:
Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
-
Câu 28:
Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc lông do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định lông đen; khi kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B quy định lông xám; kiểu gen không có cả hai gen A và B cho kiểu hình lông trắng. Cho P: lông xám thuần chủng giao phối với lông đen, thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 50% lông đen : 50% lông xám. Biết rằng không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu gen của các cá thể lông đen và lông xám ở thế hệ P là:
(1) AAbb × AaBB. (2) AAbb × AaBb. (3) aaBB × AaBb. (4) AAbb × AABb.
(5) aaBB × AaBB. (6) aaBB × AABb. (7) AaBB × aaBb. -
Câu 29:
Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được 100% hạt vàng – trơn. Thế hệ P có kiểu gen
-
Câu 30:
Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là
-
Câu 31:
Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết ở cơ thể đực có một số tế bào rối loạn phân li trong giảm phân của cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết, ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu loại kiểu gen lệch bội?
-
Câu 32:
Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B và alen C bị đột biến thành alen c. Biết các cặp gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Dự đoán nào sau đây đúng về sự di truyền của các tính trạng?
-
Câu 33:
Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?
-
Câu 34:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Kiểu gen có cả hai alen trội A và B quy định hoa đỏ; kiếu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định hoa vàng; kiếu gen đồng hợp lặn quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P), thu được F 1 có 3 kiểu hình. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 35:
Một loài thực vật, gen A tổng hợp enzim E1 chuyển hóa chất p thành chất A; gen B tổng họp enzim E2 chuyến hóa chất p thành chất B. Các alen đột biến lặn a và b đều không tạo ra E1, E2 và E1 bị bất hoạt khi có B. Hai cặp gen này phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Chất p quy định hoa trắng, chất A quy định hoa vàng, chất B quy định hoa đỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị họp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F 1 có 6,25% số cây hoa trắng.
II. Nếu cho cây hoa vàng lai với cây hoa trắng thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiếu hình 75% hoa vàng : 25% hoa trắng.
III. Nếu cho 1 cây hoa đỏ tự thụ phấn thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiếu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
IV. Nếu 2 cây đều có hoa vàng giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có số cây hoa trắng chiếm 75%. -
Câu 36:
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không phát sinh đột biến. Thực hiện phép lai P: AaBbddEE X AaBbddEE, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
-
Câu 37:
Trong trường họp mồi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: AaBbDd X AaBBDD, thu được F1. Theo lí thuyết, cá thế có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F1 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
-
Câu 38:
Biết không xảy ra đột biến. Phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có 1 kiểu gen?
-
Câu 39:
Cơ thế có kiếu gen nào sau đây được xem là cơ thể không thuần chủng?
-
Câu 40:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), ở F1 thu được 1200 cây. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?
I. Có thể có 1200 cây thân cao, hoa đỏ.
II. Các loại kiểu gen luôn có tỉ lệ khác nhau.
III. Nếu có 300 cây thân thấp, hoa trắng thì sẽ có 900 cây thân cao, hoa trắng.
IV. Nếu có 600 cây thân cao, hoa trắng thì chỉ có 2 loại kiểu gen. -
Câu 41:
Kiểu gen nào sau đây dị hợp về 1 cặp gen?
-
Câu 42:
Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào?
-
Câu 43:
Gọi n là số cặp gen dị hợp của F1 ( phân li độc lập – trội, lặn hoàn toàn). Cho F1 tự thụ phấn. Điều nào sau đây là không đúng?
-
Câu 44:
Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDdEE x AabbDdEe cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
-
Câu 45:
Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Nếu lấy tất cả các cây hoa đỏ ở F1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình cây hoa trắng thu được ở F2 là
-
Câu 46:
Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBBDd x AaBBDd
(2) AaBbDd x AaBbDd
(3) AABBDd x AAbbDd
(4) AaBBDd x AaBbDD.
Các phép lai có thể tạo ra cây có kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen là:
-
Câu 47:
Cho một cơ thể thực vật có kiểu gen AabbDdEEHh tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Số dòng thuần tối đa có thể được sinh ra qua quá trình tự thụ phấn của cá thể trên là:
-
Câu 48:
Một cá thể có kiểu gen AabbccDdEeFF thụ phấn với cơ thể có kiểu gen AaBBCCDdEeff, tỉ lệ cơ thể có kiểu gen AaBbCcddEEFf là:
-
Câu 49:
Cho phép lai: AaBbDd x AaBbDd. Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen mang 3 alen trội và 3 alen lặn ở thế hệ sau là
-
Câu 50:
Cho cặp cha mẹ (AABBCc x AabbCc), với quan hệ trội lặn hoàn toàn và phân ly độc lập của mỗi một trong 3 tính trạng. Tỷ lệ con có kiểu hình giống kiểu hình của cha (mẹ) được nhắc đến đầu tiên là bao nhiêu?