Đề thi giữa HK1 môn Toán 8 năm 2022-2023
Trường THCS Thăng Long
-
Câu 1:
Kết quả của phép tính \(- 4{x^2}(6{x^3} + 5{x^2} - 3x + 1)\) bằng
A. \(24{x^5}\; + {\rm{ }}20{x^4}\; + {\rm{ }}12{x^3}\;-{\rm{ }}4{x^2}\;{\rm{ }}\;\;\)
B. \( - 24{x^5}\;-{\rm{ }}20{x^4}\; + {\rm{ }}12{x^3}\; + {\rm{ }}1\;\)
C. \(- 24{x^5}\;-{\rm{ }}20{x^4}\; + {\rm{ }}12{x^3}\;-{\rm{ }}4{x^2}\;{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;\)
D. \( - 24{x^5}\;-{\rm{ }}20{x^4}\;-{\rm{ }}12{x^3}\; + {\rm{ }}4{x^{2\;}}\)
-
Câu 2:
Giá trị của biểu thức \(P = - 2{x^2}y(xy + {y^2})\) tại x = -1; y = 2 là
A. 8
B. -8
C. 6
D. -6
-
Câu 3:
Chọn câu đúng
A. (c + d)2 – (a + b)2 = (c + d + a + b)(c + d – a + b)
B. (c – d)2 – (a + b)2 = (c – d + a + b)(c – d – a + b)
C. (a + b + c – d)(a + b – c + d) = (a + b)2 – (c – d)2
D. (c – d)2 – (a – b)2 = (c – d + a – b)(c – d – a – b)
-
Câu 4:
Rút gọn biểu thức \(B = \left( {2a-3} \right)\left( {a + 1} \right)-{\left( {a--4} \right)^2}-a\left( {a + 7} \right)\) ta được
A. 0
B. 1
C. 19
D. – 19
-
Câu 5:
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau khi định nghĩa tứ giác ABCD:
A. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA
B. Tứ giacs ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng
C. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó hai đoạn thẳng kề một đỉnh song song với nhau
D. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA và 4 góc tại đỉnh bằng nhau
-
Câu 6:
Các góc của tứ giác có thể là:
A. 4 góc nhọn
B. 4 góc tù
C. 4 góc vuông
D. 1 góc vuông, 3 góc nhọn
-
Câu 7:
Góc kề cạnh bên của hình thang có số đo là 700. Góc kề còn lại của cạnh bên đó là:
A. 700
B. 1200
C. 1100
D. 1800
-
Câu 8:
Cho tứ giác ABCD có BC = CD và DB là tia phân giác của góc D. Chọn khẳng định đúng
A. ABCD là hình thang
B. ABCD là hình thang vuông
C. ABCD là hình thang cân
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 9:
Viết biểu thức \({x^3} + 12{x^2} + 48x + 64\) dưới dạng lập phương của một tổng
A. (x + 4)3
B. (x – 4)3
C. (x – 8)3
D. (x + 8)3
-
Câu 10:
Tìm x biết: \({x^3}-12{x^2} + 48x-64 = 0\)
A. x = -4
B. x = 4
C. x = -8
D. x = 8
-
Câu 11:
Cho biểu thức \(B = {x^3}-6{x^2} + 12x + 10\). Tính giá trị của B khi x = 1002
A. B = 10003 + 18
B. B = 10003
C. B = 10003 – 2
D. B = 10003 + 2
-
Câu 12:
Rút gọn biểu thức \(M = \left( {2x + 3} \right)(4{x^2}\;-6x + 9)-4(2{x^3}-3)\) ta được giá trị của M là
A. Một số lẻ
B. Một số chẵn
C. Một số chính phương
D. Một số chia hết cho 5
-
Câu 13:
Phân tích đa thức 3x(x – 3y) + 9y(3y – x) thành nhân tử ta được
A. 3(x – 3y)2
B. (x – 3y)(3x + 9y)
C. (x – 3y) + (3 – 9y)
D. (x – 3y) + (3x – 9y)
-
Câu 14:
Cho \(ab\left( {x - 5} \right) - {a^2}\left( {5 - x} \right) = a\left( {x - 5} \right)\left( \ldots \right)\). Điền biểu thức thích hợp vào dấu …
A. 2a + b
B. 1 + b
C. a2 + ab
D. a + b
-
Câu 15:
Hãy chọn câu đúng. Cho hình thang ABCD có AB // CD. Lấy M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Khi đó:
A. \(MN = \frac{{AB + CD}}{3}\)
B. \(MN = \frac{{AB + CD}}{4}\)
C. \(MN = \frac{{AB + CD}}{2}\)
D. \(MN = \frac{{AB + CD}}{5}\)
-
Câu 16:
Cho tam giác ABC có chu vi 32cm. Gọi E, F, P là trung điểm của các cạnh AB, BC, CA. Chu vi của tam giác EFP là:
A. 17 cm
B. 33 cm
C. 15 cm
D. 16 cm
-
Câu 17:
Cho \({(4{x^2} + 4x-3)^2}-{(4{x^2} + 4x + 3)^2}\; = m.x\left( {x + 1} \right)\) với m Є R. Chọn câu đúng về giá trị của m.
A. m > 47
B. m < 0
C. m ⁝ 9
D. m là số nguyên tố
-
Câu 18:
Cho \({x^6} - 1 = \left( {x + A} \right)\left( {x + B} \right)({x^4} + {x^2} + C)\), biết A, B, C là các số nguyên. Khi đó A + B + C bằng
A. 0
B. 1
C. 2
D. -1
-
Câu 19:
Giá trị của x thỏa mãn \(5{x^2}\; - 10x + 5 = 0\)
A. x = 1
B. x = -1
C. x = 2
D. x = 5
-
Câu 20:
Cho x + n = 2(y – m), khi đó giá trị của biểu thức \(A = {x^2} - 4xy + 4{y^2} - 4{m^2} - 4mn - {n^2}\) bằng
A. A = 1
B. A = 0
C. A = 2
D. Chưa đủ dữ kiện để tính
-
Câu 21:
Hãy chọn câu đúng.
A. Hình thang cân có trục đối xứng là đường trung trực của hai đáy
B. Tam giác có trục đối xứng là đường trung tuyến
C. Tam giác có trục đối xứng là đường cao
D. Hình thang vuông có đối xứng là đường trung bình của nó
-
Câu 22:
Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến AA’, BB’, CC’. Trục đối xứng của tam giác ABC là:
A. AA’
B. BB’
C. AA’ và CC’
D. CC’
-
Câu 23:
Chọn câu sai. ABCD là hình bình hành. Khi đó:
A. AB = CD
B. AD = BC
C. \(\widehat A = \widehat C;\widehat B = \widehat D\)
D. AC = BD
-
Câu 24:
Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD, gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Khi đó:
A. DE = BF
B. DE > BF
C. DE < BF
D. DE = EB
-
Câu 25:
Hãy chọn câu trả lời sai. Cho hình vẽ, ta có:
A. ABCD là hình bình hành
B. AB // CD
C. ABCE là hình thang cân
D. BC // AD
-
Câu 26:
Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D.
Chọn câu trả lời đúng nhất. Tứ giác BDCH là hình gì?
A. Hình thang
B. Hình bình hành
C. Hình thang cân
D. Hình thang vuông
-
Câu 27:
Phân tích đa thức thành nhân tử: \(5{x^2} + 10xy - 4x - 8y\)
A. (5x – 2y)(x + 4y)
B. (5x + 4)(x – 2y)
C. (x + 2y)(5x – 4)
D. (5x – 4)(x – 2y)
-
Câu 28:
Cho \({x^2} + ax + x + a = \left( {x + a} \right)\left( \ldots \right)\). Biểu thức thích hợp điền vào dấu … là
A. (x + 1)
B. (x + a)
C. (x + 2)
D. (x – 1)
-
Câu 29:
Cho |x| < 2. Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về giá trị của biểu thức \(A = {x^4} + 2{x^3} - 8x - 16\).
A. A > 1
B. A > 0
C. A < 0
D. A ≥ 1
-
Câu 30:
Đa thức \(25 - {a^2} + 2ab - {b^2}\) được phân tích thành
A. (5 + a – b)(5 – a – b)
B. (5 + a + b)(5 – a – b)
C. (5 + a + b)(5 – a + b)
D. (5 + a – b)(5 – a + b)
-
Câu 31:
Phân tích đa thức \({x^4} + 64\) thành hiệu hai bình phương, ta được
A. (x2 + 16)2 – (4x)2
B. (x2 + 8)2 – (16x)2
C. (x2 + 8)2 – (4x)2
D. (x2 + 4)2 – (4x)2
-
Câu 32:
Tìm x biết: \({x^3} - {x^2} - x + 1 = 0\)
A. x = 1 hoặc x = -1
B. x = -1 hoặc x = 0
C. x = 1 hoặc x = 0
D. x = 1
-
Câu 33:
Cho hình bình hành ABEF. Gọi O là giao điểm của AE và BF. Trong các khẳng định sau:
1. E và A đối xứng nhau qua O
2. B và F đối xứng nhau qua O
3. E và F đối xứng nhau qua O
4. AB và EF đối xứng nhau qua O.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O. Biết chu vi của tam giác A’B’C’ là 32cm. Chu vi của tam giác ABC là:
A. 32dm
B. 64cm
C. 16cm
D. 32cm
-
Câu 35:
Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AECH là hình gì?
A. Hình chữ nhật
B. Hình bình hành
C. Hình thang cân
D. Hình thang vuông
-
Câu 36:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Hình thoi có hai đường chéo …”
A. Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
B. Là các đường phân giác của các góc của hình thoi
C. Vuông góc với nhau
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 37:
Kết quả của phép chia \((2{x^3}-{x^2} + 10x):x\) là
A. x2 – x + 10
B. 2x2 – x + 10
C. 2x2 – x – 10
D. 2x2 + x + 10
-
Câu 38:
Phần dư của phép chia đa thức \({x^4} - 2{x^3} + {x^2} - 3x + 1\) cho đa thức \({x^2} + 1\) có hệ số tự do là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 39:
Hình thoi có chu vi bằng 20cm thì độ dài cạnh của nó bằng
A. 4cm
B. 5cm
C. 8cm
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 40:
Cho hình vuông có chu vi 32 cm. Độ dài cạnh hình vuông là:
A. 10cm
B. 15 cm
C. 5 cm
D. 8 cm