1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1300+ Câu trắc nghiệm Vi sinh vật, bao gồm các kiến thức về Đại cương vi khuẩn, di truyền vi khuẩn, vi khuẩn pseudomonas, hệ vi khuẩn thường trú, đại cương virus, các virus viêm gan, human papilloma virus, .... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát biểu sai khi nói về thử nghiệm Break – Pointests:
A. Chính xác hơn khuếch tán trên thạch
B. Nồng độ thuốc thử nghiệm phải tương ứng nồng độ thuốc có trong cơ thể
C. Dùng để thử nghiệm tính nhạy cảm của VK đối với KS
D. Thử nghiệm mang tính chuẩn mực trong chẩn đoán bệnh
-
Câu 2:
Phần lớn VK sống trong điều kiện pH:
A. 1-3
B. 3-9
C. 10-14
D. Mọi điều kiện pH
-
Câu 3:
Trình tự nhân đôi của vi khuẩn:
A. TB dài ra – DNA nhân đôi – xuất hiện vách ngăn
B. DNA nhân đôi – TB dài ra – xuất hiện vách ngăn
C. Xuất hiện vách ngăn - TB dài ra - DNA nhân đôi
D. DNA nhân đôi - xuất hiện vách ngăn - TB dài ra
-
Câu 4:
Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu có tên là:
A. MIC
B. MBC
C. MHC
D. MOC
-
Câu 5:
NST của vi khuẩn được cấu tạo từ:
A. DNA dạng vòng trần, không liên kết với protein histon
B. DNA dạng thẳng trần, không liên kết với protein histon
C. DNA dạng vòng có liên kết với protein histon
D. DNA dạng thẳng có liên kết với protein histon
-
Câu 6:
Sự quyết định tính trạng của DNA thông qua:
A. Trình tự sắp xếp các nucleotit nằm trên phân tử DNA
B. Sự chỉ huy tổng hợp protide
C. Cơ chế tự nhân đôi và phiên mã
D. Sự điều hoà của protein cấu trúc
-
Câu 7:
Tế bào vi khuẩn di truyền được các tính trạng qua các thế hệ nhờ vào quá trình:
A. Nhân đôi DNA
B. Phiên mã DNA qua mRNA
C. Tổng hợp protein
D. Cả 3 quá trình trên
-
Câu 8:
Đột biến điểm xảy ra chủ yếu ở DNA của vi khuẩn:
A. Đột biến mất cặp
B. Đột biến thay cặp
C. Đột biến thêm cặp
D. Đột biến đảo cặp
-
Câu 9:
Ở vi khuẩn, T (thymine) bị hỗ biến tạm thời thành dạng enol trong chuỗi ATACACGC cần bao nhiêu lần phân bào để xuất hiện 1 tế bào trong đó cặp AT bị thay thế bởi cặp GC:
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
-
Câu 10:
Đặc điểm của đột biến đoạn ở vi khuẩn không đúng:
A. Có thể phục hồi được dòng ban đầu bằng tái tổ hợp
B. Biểu hiện lớn, không phục hồi được dòng ban đầu
C. Cơ chế đột biến gây ra do gãy cầu nối hoá học giữa đường và phosphate trong phân tử DNA
D. Hậu quả làm DNA bị mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn
-
Câu 11:
Chọn câu sai về Đột biến:
A. Đột biến thêm ở tế bào đơn nhân làm thêm 1 tính trạng nào đó
B. Đột biến thêm không biểu hiện ngay sau khi đột biến xảy ra ở tế bào đa nhân
C. Ở tế bào đơn nhân, đột biến bớt không biểu hiện ngay sau khi đột biến mà cần có thời gian
D. Ở tế bào đa nhân, đột biến bớt không biểu hiện ngay sau khi đột biến mà cần có thời gian
-
Câu 12:
Chọn câu đúng về Tỉ số đột biến:
A. Tần số đột biến là xác suất để một vi khuẩn bị đột biến qua một lần phân chia
B. Tỉ lệ đột biến là số tế bào bị đột biến trong 1 dân số tế bào
C. Chọn lọc tương đối thường khó xảy ra vì tần số đột biến quá thấp
D. Trong chọn lọc tuyệt đối, môi trường nuôi cấy có chất ức chế để ức chế các vi khuẩn bị đột biến
-
Câu 13:
Ở vi khuẩn, biến dị tổ hợp không xảy ra theo cơ chế:
A. Chuyển thể
B. Chuyển nạp
C. Sinh tinh và thụ tinh
D. Giao phối
-
Câu 14:
Cho các kết quả thí nghiệm của Griffiths trên chuột với vi khuẩn Pneumococcus, biết Pneumococcus dạng S có nang, trơn láng còn Pneumococcus dạng R không có nang, thô nhám. Ngoài ra dựa trên kháng nguyên, trong mỗi dạng Pneumococcus được chia theo týp 1, 2, 3,… (1) Tiêm Pneumococcus dạng S1 cho chuột: chuột sống (2) Tiêm Pneumococcus dạng R cho chuột: chuột chết (3) Tiêm Pneumococcus dạng S1 đã bị giết bởi nhiệt cho chuột: chuột không chết (4) Trộn Pneumococcus dạng S1 đã chết với dạng R2 còn sống tiêm cho chuột: chuột sống Số kết quả thí nghiệm nêu ra đúng với thực tế là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Chất liệu di truyền của Phage giúp cho nó có thể sống chung hoà bình với vi khuẩn khi đã gắn vào hệ gen của vi khuẩn
A. Vegetative phage
B. Prophage
C. Temperate phage
D. Competent factor
-
Câu 16:
Sự chuyển nạp trong đó phần tử chuyển nạp được tạo ra bởi 1 phần DNA của phage và 1 phần DNA của vi khuẩn:
A. Chuyển nạp toàn diện
B. Chuyển nạp hạn chế
C. Chuyển nạp tần số cao
D. Chuyển nạp non
-
Câu 17:
Số phát biểu đúng khi nói về đặc điểm các loại plasmid: (1)Yếu tố F qui định phái tính của vi khuẩn trong đó vi khuẩn F+ là giống đực. (2)Yếu tố col qui định chất ức chế vi khuẩn gam dương (3)Yếu tố R liên quan đến tính kháng thuốc (4)Penicillinase plasmid liên quan đến tính kháng penicillin
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Chọn tổ hợp nhận định đúng khi nói về đặc điểm của plasmid: (1) cấu tạo là RNA (2)nhân đôi không cùng lúc với NST của vi khuẩn (3) các plasmid cùng nhóm có thể hiện diện cùng lúc trong tế bào vi khuẩn (4)tế bào cho có thể không mất plasmid sau khi truyền (5)plasmid có khả năng tự truyền (6)plasmid có tính động viên:
A. (3), (4), (5), (6)
B. (4), (5), (6)
C. (2), (4), (5), (6)
D. (5), (6)
-
Câu 19:
Dòng Hfr là vi khuẩn:
A. Có yếu tố F tách rời DNA vi khuẩn
B. Có yếu tố F liên kết với DNA vi khuẩn
C. Có yếu tố F trong DNA của vi khuẩn
D. Có yếu tố F nằm trên yếu tố R của vi khuẩn
-
Câu 20:
Hiện tượng NST được truyền từ tế bào cho qua tế bào nhận bằng cơ chế giao phối có khả năng xảy ra nhất khi:
A. Tế bào cho là F+ , tế bào nhận là F-
B. Tế bào cho là Hfr, tế bào nhận là F-
C. Tế bào cho là Hfr, tế bào nhận là F+
D. Tế bào cho là F-, tế bào nhận là Hfr
-
Câu 21:
Vi khuẩn F‟ là vi khuẩn:
A. Có yếu tố F tách rời NST vi khuẩn
B. Có yếu tố F tích hợp với NST vi khuẩn
C. Có yếu tố F nằm trên yếu tố R của vi khuẩn
D. Có yếu tố F tách khỏi NST nhưng mang theo một phần DNA của NST
-
Câu 22:
Hình thức truyền chất liệu di truyền ở vi khuẩn thông qua giao phối xảy ra theo nguyên tắc:
A. Vừa truyền vừa nhân đôi
B. Truyền toàn bộ chất liệu di truyền cho vi khuẩn nhận
C. Hầu hết là vừa truyền vừa nhân đôi nhưng có khi không nhân đôi
D. Hầu hết là truyền nhưng không nhân đôi, nhưng cũng có khi nhân đôi
-
Câu 23:
Dòng F thứ cấp mang 1 phần NST ở dạng diploid được tạo ra do:
A. Sự giao phối giữa F‟ và F-
B. Sự giao phối giữa F+ và F-
C. Sự giao phối giữa F‟ và F-
D. Sự giao phối giữa F+ và F+
-
Câu 24:
RTF mang gen qui định tính kháng thuốc:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
R determinant mang gen quyết định truyền tính kháng thuốc:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Tính kháng thuốc do R qui định thường là kháng đơn kháng sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Thành tựu nào sau đây dựa trên cơ sở di truyền vi khuẩn không áp dụng trong chuẩn đoán:
A. Kỹ thuật lắp ghép gen
B. Kỹ thuật lai bằng DNA probe
C. Phản ứng PCR
D. Kỹ thuật sản xuất kháng thể đơn dòng
-
Câu 28:
Vi khuẩn thường trú là:
A. Vi sinh vật cộng sinh
B. Gây hại, không gây hại hoặc có lợi cho kí chủ
C. Chung sống hòa bình với kí chủ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Hệ vi khuẩn thường trú bao gồm:
A. Vi khuẩn
B. Vi nấm
C. Virus
D. Cả A và B
-
Câu 30:
Vi khuẩn thường trú thường không xuất hiện ở:
A. Ruột già
B. Vòm họng
C. Phế nang
D. Âm đạo
-
Câu 31:
Ở người khỏe mạnh, có thể phân lập vi khuẩn thường trú từ:
A. Da
B. Máu
C. Đường tiêu hóa
D. Câu A và C
-
Câu 32:
Vi khuẩn thường trú có tác dụng:
A. Tạo cơ chế đáp ứng bảo vệ kí chủ
B. Dự trữ chất dinh dưỡng, vitamin B và K
C. Không khi nào gây hại cho người
D. Câu A và B
-
Câu 33:
Vi khuẩn thường trú thường gặp nhất ở da là:
A. Staphylocuccus epidermis
B. Clostridium perfringers
C. Streptococci
D. Staphylocuccus aureus
-
Câu 34:
Mũi, miệng có thể tập trung nhiều vi khuẩn nào sau đây:
A. Streptococci
B. Staphylococi
C. Diphtheroids
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Chọn phát biểu không đúng dưới đây:
A. Hệ vi khuẩn thường trú dạ dày thay đổi rất nhiều khi sử dụng thuốc làm trung hòa hoặc giảm tiết dịch acid
B. Helicobacter pylori là vi khuẩn thường trú trong dạ dày
C. Vi khuẩn thường trú tại ruột non chủ yếu là vi khuẩn kị khí
D. Ước tính có khoảng 104vk/1g phân
-
Câu 36:
Ở nam giới khỏe mạnh, nơi nào không có vi khuẩn thường trú.
A. Niệu đạo
B. Bẹn và đáy chậu
C. Bàng quang
D. Cả A và C
-
Câu 37:
Chọn đáp án đúng về Hệ vi khuẩn thường trú:
A. Có thể gây bệnh, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch
B. Khi vi khuẩn thường trú tăng trưởng quá mức, chúng có thể làm tăng pH dạ dày hoặc âm đạo, các vi khuẩn khác có thể dễ dàng phát triển gây bệnh
C. Gây nhầm lẫn trong chuẩn đoán với vi khuẩn gây bệnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 38:
Nơi có mật độ vi khuẩn thường trú cao nhất là:
A. Dạ dày
B. Tá tràng
C. Hỗng tràng
D. Ruột già
-
Câu 39:
Hệ vi khuẩn thường trú của trẻ em sơ sinh:
A. Trẻ em bú mẹ có vi khuẩn thường trú là streptococci và lactobacilli
B. Trẻ em bú bình có số loại vi khuẩn thường trú nhiều hơn so với trẻ bú mẹ
C. Sau khi ra đời 24h đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn thường trú tại đường tiêu hóa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Chọn phát biểu Sai về hệ vi khuẩn thường trú:
A. Là những sinh vật hội sinh, không gây hại cho kí chủ
B. Là tập hợp các loài vi khuẩn, vi nấm, virus
C. Hiện diện thường xuyên trên cơ thể người khỏe mạnh
D. Có thể gây nhầm lẫn là vi khuẩn gây bệnh khi chuẩn đoán