160 câu trắc nghiệm Kỹ thuật mạch điện tử
Với hơn 160 câu trắc nghiệm Kỹ thuật mạch điện tử được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ đề xoay quanh việc sử dụng các phần tử điện phi tuyến và hoạt động tích cực như các linh kiện bán dẫn, đặc biệt là transistor, điốt, mạch tích hợp,... để thiết kế các mạch điện, thiết bị, vi xử lý, vi điều khiển và các hệ thống điện tử khác. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phương pháp bù nhiệt để ổn định điểm làm việc trong các sơ đồ ổn định phi tuyến, người ta có thể dùng Diode và transistor (cùng loại bán dẫn) để bù nhiệt cho nhau vì:
A. Diode và transistor có tham số phụ thuộc vào nhiệt độ
B. Đặc tính nhiệt của điện áp B-E và điện áp trên diode như nhau
C. VBE, VD có chiều ngược nhau theo sự thay đổi của nhiệt độ
D. Cả A, B, C
-
Câu 2:
Khi vẽ sơ đồ tương đương đối với tín hiệu xoay chiều của mạch khuếch tín hệu nhỏ dùng transistor, ta thực hiện:
A. Ngắn mạch các tụ
B. Giữ nguyên các nguồn cung cấp một chiều
C. Thiết lập các nguồn cung cấp một chiều về 0V
D. Cả A và C
-
Câu 3:
Trở kháng ra của mạch khuếch đại dùng transistor được xác định khi:
A. Tín hiệu vào (vin) khác 0
B. Tín hiệu vào vin bằng 0
C. Tín hiệu ra vin bằng 0
D. Cả B và C
-
Câu 4:
Trong mạch phân cực phân áp ở hình, tại sao điện áp tại điểm nối R1 và R2 được xem là độc lập với dòng Base IB của BJT:
A. Dòng Base không chạy qua R1 và R2
B. Dòng Base nhỏ so với dòng chạy qua R1 và R2
C. Chỉ có dòng Emitter ảnh hưởng đến dòng chạy qua R1 và R2
D. Tất cả đều sai
-
Câu 5:
Tại sao cần phải xác định trở kháng vào của mỗi tầng trong bộ khuếch đại nhiều tầng:
A. Do trở kháng vào của toàn mạch là tích của trở kháng vào của mỗi tầng
B. Hệ số khuếch đại điện áp của một tầng bị tác động bởi trở kháng vào của tầng tiếp theo
C. Do trở kháng vào của một tầng là điện trở tải của tầng trước
D. B và C đều đúng
-
Câu 6:
Hệ số khuếch đại điện áp của toàn mạch khuếch đại nhiều tầng sẽ bằng với:
A. tích hệ số khuếch đại điện áp của mỗi tầng
B. hệ số khuếch đại điện ápcủa tầng đầu tiên
C. tổng hệ số khuếch đại điện của mỗi tầng nếu hệ số khuếch đại tính theo đơn vị dB
D. A và C đều đúng
-
Câu 7:
Trở kháng vào của toàn bộ mạch khuếch đại nhiều tầng được xác định:
A. Tổng trở kháng vào của mỗi tầng
B. Tích trở kháng vào của mỗi tầng
C. Trở kháng vào của tầng đầu tiên
D. Trở kháng vào của tầng cuối cùng
-
Câu 8:
Trở kháng ra của toàn bộ mạch khuếch đại nhiều tầng được xác định:
A. Tổng trở kháng ra của mỗi tầng
B. Tích trở kháng ra của mỗi tầng
C. Trở kháng ra của tầng đầu tiên
D. Trở kháng ra của tầng cuối cùng
-
Câu 9:
Một trong những ưu điểm chính của việc sử dụng các tụ ghép giữa các tầng là:
A. Các tụ ghép cho phép mạch khuếch đại nhiều tầng truyền các tín hiệu DC
B. Các tụ ghép tầng cho phép các mạch phân cực trong mỗi tầng độc lập nhau
C. Các tụ ghép tầng rẽ mạch điện trở Emitter nên làm tăng hệ số khuếch đại
D. B và C đều đúng
-
Câu 10:
Một trong những nhược điểm chính của việc sử dụng các tụ ghép giữa các tầng là:
A. Không truyền đạt được tín hiệu có tần số thấp
B. Làm suy giảm hệ số khuếch đại
C. Mạch phân cực trong mỗi tầng ảnh hưởng lẫn nhau
D. Tất cả đều sai
-
Câu 11:
Các mạch khuếch đại ghép trực tiếp có ưu điểm hơn so với mạch khuếch đại ghép RC là chúng có thể khuếch đại:
A. Các mức tín hiệu lớn hơn
B. Các mức tín hiệu nhỏ hơn
C. Các tín hiệu tần số cao
D. Các tín hiệu tần số thấp
-
Câu 12:
Trong thực tế các mạch khuếch đại ghép trực tiếp có thể dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề:
A. Về độ bão hòa
B. Về trở kháng
C. Về độ trôi DC
D. Về hệ số khuếch đại
-
Câu 13:
Một trong những nhược điểm chính của việc sử dụng ghép biến áp giữa các tầng là:
A. Có kích thước và trọng lượng lớn
B. Giảm biên độ tín hiệu ở vùng tần số rất cao
C. Không hoàn toàn cách điện
D. Cả A và B
-
Câu 14:
Mạch khuếch đại Kaskode có đặc điểm:
A. Gồm hai tầng khuếch đại mắc nối tiếp: EC và BC
B. Gồm hai tầng nối tiếp: một tầng CC và BC
C. Có hệ số khuếch đại điện áp bằng hệ số khuếch đại BC
D. B và C đều đúng
-
Câu 15:
Mạch khuếch đại Darlington có đặc điểm:
A. Có trở kháng vào lớn
B. Có hệ số khuếch đại dòng điện lớn
C. Hệ số khuếch đại điện áp lớn
D. Cả A và B
-
Câu 16:
Mạch khuếch đại vi sai có đặc điểm:
A. Có hai đầu vào và hai đầu ra
B. Mạch giảm được hiện tượng trôi đối với khuếch đại tín hiệu một chiều
C. Nếu mạch hoàn toàn đối xứng thì mạch khử trôi hoàn toàn
D. Cả A, B và C
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây là đúng, với mạch khuếch đại vi sai đảm bảo yêu cầu phải có:
A. hệ số nén tín hiệu đồng pha lớn
B. hệ số khuếch đại vi sai lớn
C. hệ số khuếch đại đồng pha nhỏ
D. tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Mạch khuếch đai vi sai như hình 21, BJT T3 đóng vai trò gì trong mạch:
A. giảm hệ số khuếch đại đồng pha
B. tăng hệ số nén tín hiệu đồng pha
C. nguồn dòng
D. cả A,B,C
-
Câu 19:
Với chế độ tĩnh, dòng IE của T1 và T2 được xác định:
A. 0mA
B. 2.3mA
C. 1.15mA
D. Đáp án khác
-
Câu 20:
Bộ khuếch đại chọn lọc có đặc điểm:
A. khuếch đại tín hiệu trong một dải tần chọn lọc
B. nén tín hiệu ngoài dải tần chọn lọc
C. tải là một mạch cộng hưởng hay mạch lọc
D. cả A, B, C