200+ câu trắc nghiệm Gây mê hồi sức
Với hơn 214 câu trắc nghiệm Gây mê hồi sức (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dịch truyền đầu tiên trong cấp cứu chấn thương là:
A. Đường 5%
B. huyết thanh mặn 0,9% hoặc Ringer Lactate
C. Máu
D. Heasteril
-
Câu 2:
một bệnh nhân 81 tuổi chỉ định mổ thay khớp háng, có tiền sử khỏe mạnh, xét nghiệm bình thường: - điểm ASA: II - nguy cơ tắc mạch: rất cao, 40-80% - phương pháp điều trị chính: dùng thuốc chống đông dự phòng bệnh nhân chuẩn bị mổ phiên cần nhịn đồ ăn đặc bao nhiêu giờ:
A. 3
B. 4
C. 8
D. 2
-
Câu 3:
bệnh nhân cần nhịn ăn đặc trước phẫu thuật bao lâu đối với phẫu thuật ngoại trú (không cần phải ở lại qua đêm trong bệnh viện) là:
A. 3h
B. 4h
C. 8h
D. 2h
-
Câu 4:
Tiên lượng đặt nội khí quản khó: - khoảng cách cằm - giáp < 6 cm - há miệng hạn chế (< 3.5 cm) - hạn chế vận động cột sống cổ - các khối u vùng cổ và hầu họng - béo phì, cổ ngắn (tiêu chuẩn LEMON: Look _ Evaluate 3-3-2 _ Mallampati 3,4 _ Obstruction or Obesity _ Neck mobility) Chọc kim làm đường truyền nghiêng 1 góc bao nhiêu là hợp lý: 30 độ Các thuốc phải dừng hoặc điều chỉnh trước phẫu thuật: - ACEIs (ức chế men chuyển) ngừng trước phẫu thuật 24h để tránh tụt huyết áp khi khởi mê, có thể chuyển sang CCBs (ức chế kênh calci) nếu cần. - thuốc lợi tiểu nên ngừng trước phẫu thuật 24h, kiểm tra điện giải máu. - thuốc đường uống điều trị tiểu đường nên ngừng trước phẫu thuật, có thể chuyển sang dùng insulin nếu cần. - thuốc chống đông kháng vitamin K cần ngừng trước phẫu thuật 4 - 5 ngày, với các bệnh nhân có nguy cơ cao (van tim cơ học, rung nhĩ…) cần thay thế bằng heparin LMWH (heparin trọng lượng phân tử thấp). Heparin ngừng trước phẫu thuật 4 giờ, LMWH ngừng trước phẫu thuật 24h. vị trí chọc dẫn lưu khí màng phổi đơn thuần:
A. khoang liên sườn II đường giữa đòn
B. khoang liên sườn II đường nách giữa
C. khoang liên sườn IV đường giữa đòn
D. khoang liên sườn IV đường nách giữa
-
Câu 5:
sốc tủy có đặc điểm, trừ:
A. Xuất hiện ngay hoặc sau đó 6h
B. nguy cơ ức chế hô hấp, tuần hoàn khi tổn thương tủy cổ cao
C. nguy cơ mất máu từ cột sống 500 - 2000 ml
D. mất nhiệt do giãn mạch
-
Câu 6:
đặc điểm của propofol chỉ định cho trường hợp:
A. tụt huyết áp
B. hen phế quản
C. nhịp chậm
D. nôn, buồn nôn
-
Câu 7:
Đánh giá độ đau của một bệnh nhân vừa phẫu thuật dựa vào:
A. loại phẫu thuật
B. cường độ đau
C. thời gian phẫu thuật
D. tất cả các ý trên
-
Câu 8:
một bệnh nhân chấn thương sọ não vào cấp cứu cần quan tâm gì:
A. tuần hoàn bệnh nhân
B. tri giác bệnh nhân
C. đường thở bệnh nhân
D. hô hấp bệnh nhân
-
Câu 9:
vấn đề hay mắc phải của cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não hay bỏ sót là:
A. không khai thông đường thở
B. đánh giá bệnh nhân uống rượu hay không
C. không tìm hiểu cơ chế chấn thương
D. chú ý tuần hoàn bệnh nhân
-
Câu 10:
tác dụng của propofol, trừ:
A. giảm nhịp tim
B. giảm huyết áp
C. giảm đau
D. dùng cho bệnh nhân nôn và ít nôn
-
Câu 11:
bệnh nhân bị chấn thương sọ não các thuốc mê hạn chế:
A. ketamine
B. etomidat
C. thiopental
D. propofol
-
Câu 12:
dịch tinh thể có khả năng làm phù khoảng kẽ do:
A. áp lực thấp hơn áp lực huyết tương
B. các chất phân tử cao không qua được màng
C. Na+ kéo nước từ ngoài lòng mạch vào khoảng kẽ
D. Na+ kéo nước từ ngoài lòng mạch vào khoảng kẽ
-
Câu 13:
người phụ chạy ngoài cách người phẫu thuật bao nhiêu cm:
A. 30
B. 50
C. 10
D. 20
-
Câu 14:
bệnh nhân tăng huyết áp:
A. là khi huyết áp tâm thu > 150 mmHg, tâm trương > 100 mmHg
B. huyết áp tâm trương > 100 mmHg
C. cần dùng thuốc huyết áp đến gần lúc mổ
D. dừng thuốc ít nhất cách cuộc mổ 1 ngày
-
Câu 15:
thuốc tê nào thuộc loại ester:
A. lidocain
B. tetracain
-
Câu 16:
chỉ định của mask thanh quản:
A. đặt nội khí quản khó
B. tránh sặc
C. dễ kiểm soát
D. dễ thực hiện
-
Câu 17:
thuốc nào làm tăng tác dụng của thuốc giãn cơ:
A. Gentamycin
B. cephalosporin
C. thuốc calci
D. penicillin
-
Câu 18:
người phụ cần chuẩn bị bàn dụng cụ vô khuẩn khi nào:
A. ngay gần lúc bắt đầu phẫu thuật
B. càng sớm càng tốt
C. khi bác sĩ phẫu thuật yêu cầu
D. khi chuẩn bị mổ
-
Câu 19:
các thuốc gây nguy cơ cho cuộc mổ:
A. thuốc lá
B. thuốc hạ huyết áp
C. rượu
D. tất cả các đáp án trên
-
Câu 20:
trong giai đoạn hồi tỉnh bệnh nhân bỗng hạ huyết áp cần xử lý:
A. nâng huyết áp bệnh nhân có thể
B. tìm nguyên nhân và xử lý các nguyên nhân
C. sử dụng dung dịch cao phân tử
D. cho bệnh nhân nằm đầu thấp
-
Câu 21:
chống chỉ định của gây tê đám rối cánh tay vùng dưới đòn:
A. khí phế thũng
B. gù vẹo cột sống
C. tiểu cầu < 150 G/L
D. bướu cổ lan tỏa
-
Câu 22:
đặc điểm của thông khí qua mask: 1. tránh lây nhiễm 2. cung cấp oxy 100% 3. cấp cứu ban đầu bệnh nhân 4. tránh gây sốc
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 1,3,4
D. 2,3,4
-
Câu 23:
bệnh nhân bịsốc giảm thể tích tuần hoàn thì dịch truyền đầu tiên là:
A. dịch tinh thể
B. dịch keo
C. dịch albumin
D. muối ưu trương
-
Câu 24:
thuốc nào không có tác dụng trên thụ thể kappa:
A. morphin
B. fentanyl
C. pethidin
D. tramanol
-
Câu 25:
chống chỉ định của succinylcholine, trừ:
A. bỏng rộng
B. sốt cao ác tính
C. sốt > 38 oC
D. tăng Kali