210 câu trắc nghiệm Định giá tài sản
Tổng hợp và chia sẻ hơn 210 câu trắc nghiệm Định giá tài sản có đáp án gồm các kiến thức về thủ tục, trình tự, phương pháp định giá tài sản,... dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh,... để bạn ôn tập, hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiêu chuẩn thẩm định giá ban hành là hành lang pháp lý và là cơ sở khoa học cho các hoạt động thẩm định giá tài sản, đảm bảo cho các hoạt động thẩm định giá diễn ra một cách khách quan và khoa học.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế là những tiêu chuẩn chuyên ngành cho các thẩm định viên trên thế giới, hỗ trợ thẩm định viên trong việc đáp ứng thị trường quốc tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Thẩm định viên phải luôn luôn đảm bảo một tiêu chuẩn cao về sự trung thực và tiến hành các công việc chuyên môn của họ với một ý thức trách nhiệm cao, đảm bảo không gây thiệt hại cho khách hàng, cho uy tín nghề nghiệp, hay có hại tới tổ chức thẩm định giá quốc tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số 1, số 2 và số 3 được xem là phần cơ bản nhất trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, bởi các ứng dụng cụ thể cũng như các hướng dẫn cho hoạt động thẩm định giá đều có xuất phát điểm là 3 tiêu chuẩn thẩm định giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Tiêu chuẩn thẩm định giá ASEAN là căn cứ chung để các nước thành viên trong khu vực dựa vào đó mà thực hiện các hoạt động thẩm định giá nhằm đưa ra kết quả thẩm định đáng tin cậy và đáp ứng xu thế hội nhập.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam chưa đưa ra định hướng chung cho hoạt động thẩm định giá phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm định giá các nước ASEAN và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, giúp nhành thẩm định giá Việt Nam có thể giao lưu nghề nghiệp với thế giới.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trên cơ sở chuẩn mực định giá quốc tế và ASEAN, Việt Nam đã xây dựng cho mình hệ thống tiêu chuẩn thẩm định riêng, các tiêu chuẩn này phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế của Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Hoạt định thẩm định giá phần lớn dựa trên cơ sở giá trị thị trường, tuy nhiên có những loại tài sản riêng biệt, mục đích thẩm định giá riêng biệt đòi hỏi thẩm định giá phải dựa trên giá trị phi thị trường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải luôn tôn trọng và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề. Thẩm định viên phải là người có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành thẩm định giá tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Chính trực: Thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và có chứng kiến rõ ràng trong phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Khách quan: Thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Bí mật: Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên không được tiết lộ những thông tin, dữ liệu thực tế của khách hàng hay kết quả thẩm định giá với bất kỳ người nào, trừ trường hợp được khách hàng hoặc pháp luật cho phép.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Báo cáo kết quả thẩm định giá: Là văn bản do doanh nghiệp tổ chức thẩm định giá lập nêu rõ ý kiến chính thức của mình về quá trình thẩm định giá, mức giá thẩm định (thể hiện bằng tiền hoặc vật ngang giá) của tài sản mà khách hàng yêu cầu thẩm định giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Chứng thư thẩm định giá: Là văn bản do doanh nghiệp tổ chức thẩm định giá lập nhằm công bố cho khách hàng hoặc bên thư ba về những nội dung cơ bản liên quan đến kết quả thẩm định giá tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Hồ sơ thẩm định giá được lưu giữ tại nơi lưu giữ hồ sơ của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thảm định giá có các chi nhánh, hồ sơ thẩm định giá được lưu tại nơi ban hành chứng thư thẩm định giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Môi trường kinh doanh tổng quát gồm: Môi trường kinh tế – Môi trường chính trị – Môi trường văn hoá xã hội – Môi trường kỹ thuật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác động đến doanh nghiệp mang lại lợi ích trực tiếp và rõ nét hơn. Gồm các yếu tố về khách hàng – nhà cung cấp – Các hãng cạnh tranh và cơ quan nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ, là sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh nghiệp.
A. Đúng
B. Sai