210 câu trắc nghiệm Định giá tài sản
Tổng hợp và chia sẻ hơn 210 câu trắc nghiệm Định giá tài sản có đáp án gồm các kiến thức về thủ tục, trình tự, phương pháp định giá tài sản,... dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh,... để bạn ôn tập, hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được đặt gần đô thị, các nơi đông dân cư, các trung tâm buôn bán lớn và các đầu mối giao thông quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng nó lại được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong doanh nghiệp như: Do chất lượng sản phẩm cao, trình độ và năng lực quản trị và kinh nghiệm giỏi, do thái độ phục vụ tận tình của nhân viên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: TRình độ kỹ thuật, công nghệ của máy móc thiết bị, về trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Xác định giá trị doanh nghiệp và ước tính với độ tin cậy cao nhết các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản được xây dựng trên các nhận định: – Doanh nghiệp về cơ bản giống như một hàng hoá thông thường; – Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng hàng hoá có thực. Nó thể hiện sự tồn tại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp; – Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ của các nhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và tiếp tục bổ sung trong quá trình SXKD. Vì vậy giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào SXKD.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Phương pháp hiện đại hoá các nguồn tài chính tương lai, bao gồm: Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận, phương pháp định giá chứng khoán và phương pháp hiện tại hoá các dòng thu nhập doanh nghiệp trong tương lai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Cái gì quyết định giá cả chứng khoán? Câu trả lời đơn giản đó là giá trị doanh nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Trái phiếu là một loại chứng chỉ vay nợ, thể hiện nghĩa vụ của người phát hành trả nợ cho người nắm giữ giữ trái phiếu một số tiền là nhất định và khoản tiền gốc trong khi khoản vay đến hạn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trái phiếu được chia thành nhiều loại. Song đặc điểm chung và phổ biến là: Có lợi tức cố định, có giá trị đáo hạn, thời hạn và thời điểm hoàn trả tiền lãi và vốn gốc thường chưa được xác định trước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sử hữu cổ đông đối với công ty cổ phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Cổ phiếu rất đa rạng và phong phú, nhưng khác hẳn với trái phiếu, cổ phiếu hầu hư không thể xác định được trước các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phiếu. Cổ phiếu lại không có thời điểm đáo hạn, cổ đông chỉ có thể nhập về phần cốn của mình khi doanh nghiệp thanh lý, phá sản hoặc bán lại cổ phiếu đó vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Giá trị của một doanh nghiệp sẽ được đo bằng độ lớn của khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thê mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần là một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên quan điểm đánh giá của nhà đầu tư thiểu số. Trong cách nhìn nhận của những người này thì quan niệm về giá trị doanh nghiệp có những điểm khác cơ bản so với các phương pháp khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở định lượng Goodwill (GW) có nội dung khác căn bản so với phương pháp trình bày.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Dựa vào tỷ số PER để xác định giá trị DN là một phương pháp mang nặng tính kinh nghiệm. Nhưng nó lại được sử dụng một cách khá phổ biến trên thị trường tài chính thế giới để ước lượng nhanh giá trị của một chứng khoán.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
“Nguyên tắc đóng góp” được hiểu là:
A. Sự mất đi hay giảm sút của một bộ phận làm cho giá trị của tài sản tăng lên hay giảm đi bao nhiêu
B. Giá trị của mỗi bộ phận chiếm trong tổng trị giá của toàn bộ tài sản
C. Giá trị của tài sản bằng giá trị của toàn bộ các bộ phận cộng lại
D. Tỷ lệ giá trị của mỗi bộ phận trong toàn bộ giá trị tài sản
-
Câu 17:
Báo cáo kết quả định giá phải thể hiện những ... theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên ... cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự ...
A. ... thông tin ... bằng chứng ... logic, hợp lý
B. ... bằng chứng ... thông tin ... logic
C. ... hạn chế của công tác định giá ... văn bản ... logic, hợp lý
D. ... thông tin ... văn bản ... bất kỳ ựa vào nguồn lực ngoại sinh là chính
-
Câu 18:
Báo cáo kết quả thẩm định giá là văn bản do:
A. Nhà định giá lập
B. Đại diện bên thứ ba lập
C. Khách hàng lập
D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 19:
Câu nào sau đây mô tả tốt nhất của công tác thẩm định giá?
A. Tài sản phải được công khai
B. Sự đánh giá giá trị không thiên vị
C. Giá bán được người mua và người bán chấp nhận
D. Tất cả các phương án đều được xem xét
-
Câu 20:
Chủ sở hữu tài sản:
A. Có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác
B. Chỉ là cá nhân
C. Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
D. Là pháp nhân