215 câu trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 215 câu trắc nghiệm Quản trị xuất nhập khẩu. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong Incoterms (Incoterm 2000, 2010) nhóm C có thuật ngữ CFR Cost and Freight, CIF Cost, Insurance and Freight, CPT Carriage Paid To, CIP Carriage & Insurance Paid To. Ai có nghĩa vụ thực hiện việc giao hàng tại nước người mua?
A. Người giao nhận (Forwarders) có trách nhiệm
B. Người bán (sellers) có trách nhiệm
C. Người vận tải (carriers) có trách nhiệm
D. Người mua (buyers) có trách nhiệm
-
Câu 2:
Trong Incoterms (Incoterm 2000, 2010) nhóm C có thuật ngữ CFR Cost and Freight, CIF Cost, Insurance and Freight, CPT Carriage Paid To, CIP Carriage & Insurance Paid To. Ai có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải chở hàng đến cảng dỡ hàng tại nước người mua?
A. Người mua (buyers) có trách nhiệm
B. Người bán (sellers) có trách nhiệm
C. Người giao nhận (Forwarders) có trách nhiệm
D. Người vận tải (carriers) có trách nhiệm
-
Câu 3:
Theo luật hiện hành của Việt Nam, hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Tuy không làm bằng hình thức văn bản, nhưng chứng minh được ý định mua bán thực thì không bị coi là vô hiệu
B. Nếu không làm bằng hình thức văn bản thì bất luận trong trường hợp nào cũng bị coi là vô hiệu
C. Tuy không làm bằng hình thức văn bản, nhưng bên mua đã mở thư tín dụng thanh toán L/C thì vẫn có hiệu lực vì nó hoàn toàn đã có khả năng thực hiện
D. Tuy không làm bằng hình thức văn bản, nhưng nếu một bên chứng minh được rằng họ đã có một văn bản của chính phủ cho phép ký thì vẫn có hiệu lực
-
Câu 4:
Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi (irrevocable without recourse L/C) một khi được ghi trong hợp đồng ngoại thương có nghĩa là:
A. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu đã nhận được tiền rồi thì chỉ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mới có quyền buộc phải trả lại
B. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu đã nhận được tiền rồi thì chỉ ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận mới có quyền đòi lại tiền
C. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu đã nhận được tiền rồi thì bất luận trong trường hợp nào ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền nữa. L/C và hối phiếu đều cùng phải ghi dòng chữ ấy
D. Loại thư tín dụng mà khi người xuất khẩu đã nhận được tiền rồi thì bất luận trong trường hợp nào ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền nữa dù L/C và hối phiếu có ghi dòng chữ ấyhay không
-
Câu 5:
Nhập khẩu gián tiếp (indirect import) có nghĩa là:
A. Nhập khẩu hàng hoá không phải của nước sản xuất ra hàng hóa đó
B. Nhập khẩu hàng hoá mà phải sử dụng trung gian làm cầu nối
C. Mua hàng nước ngoài phải chở qua lãnh thổ một nước khác
D. Thương nhân nước B mua hàng của nước A bán cho nước C
-
Câu 6:
Hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương:
A. Có thể là hợp đồng một văn bản, có thể là hợp đồng hai văn bản
B. Chỉ có thể là hợp đồng một văn bản mà hai bên xuất nhập khẩu cùng ký trên đó
C. Có thể là hợp đồng một văn bản, có thể là hợp đồng bốn văn bản
D. Chỉ có thể là hợp đồng hai văn bản, không có loại hợp đồng một văn bản
-
Câu 7:
Hợp đồng mua bán ngoại thương là:
A. Thoả thuận bằng văn bản có nội dung hợp đồng, viết bằng tiếng nước ngoài đối với một bên hay hai bên ký kết, thể hiện ý chí của các bên tham gia
B. Thoả thuận bằng văn bản mà bên bán hoặc bên mua bày tỏ nguyện vọng và được phía bên kia chấp thuận không phân biệt tự nguyện hay không tự nguyện
C. Thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa thương nhân hay tổ chức ngoại thương của nước này với thương nhân hay tổ chức ngoại thương của nước khác
D. Thoả thuận bằng văn bản giữa hai hay nhiều người hoặc tổ của chức kinh doanh của một nước về việc cùng hợp tác sản xuất hàng xuất khẩu hay gia công hàng nhập khẩu
-
Câu 8:
Trong dự thảo hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam, tại điều khoản chất lượng có ghi "gạo có chất lượng như mẫu gạo của Thái Lan xuất khẩu sang Châu Phi":
A. Đó là cách ghi chấp nhận được
B. Đó là cách ghi chuẩn mực
C. Đó là cách ghi hoàn toàn hợp lệ
D. Đó là cách ghi không chuẩn xác
-
Câu 9:
Trong hợp đồng thuê tàu giữa chủ hàng và chủ tàu, phần “điều kiện giao hàng” thường có ghi bên cạnh thuật ngữ của Incoterm một cụm từ “FO”, điều đó có nghĩa là miễn chi phí dỡ hàng” (Free out = FO):
A. Tức là cả chủ tàu và chủ hàng không chịu phí dỡ hàng khỏi tàu
B. Tức là người bán không chịu phí dỡ hàng khỏi tàu
C. Tức là chủ hàng không chịu phí dỡ hàng khỏi tàu
D. Tức là chủ tàu không chịu phí dỡ hàng khỏi tàu
-
Câu 10:
Hợp đồng bảo hiểm bao (Floating Policy) ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương là:
A. Hợp đồng dùng để bảo hiểm cho một chuyến, một lô hàng trong một khoảng thời gian nhất định
B. Có giá trị tự động linh hoạt, giúp giảm được thời gian và chi phí đàm phán và tránh được việc quên không ký hợp đồng bảo hiểm
C. Hợp đồng dùng để bảo hiểm cho nhiều chuyến, nhiều lô hàng trong một khoảng thời gian nhất định, có giá trị tự động linh hoạt, giúp giảm được thời gian và chi phí đàm phán và tránh được việc quên không ký hợp đồng bảo hiểm
D. Hợp đồng dùng để bảo hiểm cho một chuyến tàu có nhiều lô hàng cùng được xếp trong một khoảng thời gian nhất định
-
Câu 11:
Vận đơn tầu chợ (liner bill of lading) là vận đơn đường biển mà:
A. Chủ tàu chuyến, mà tàu thường chạy theo một tuyến nhất định, cấp cho người gửi hàng, chứng nhận hàng đã xếp lên tàu, chạy đúng lịch trình
B. Chủ tàu chợ (liner vessel) cấp cho người gửi hàng chứng nhận đã nhận hàng để xếp
C. Chủ tàu chợ (liner vessel) cấp cho người gửi hàng, sau khi hàng xếp lên tàu
D. Đại lý của chủ tàu chợ (liner vessel) cấp cho người gửi hàng chứng nhận rằng họ đã nhận hàng để rồi sớm xếp lên một tàu chợ của một hãng nào đó
-
Câu 12:
Trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, người ta không quan tâm tới việc thoả thuận cụ thể các chi tiết về báo bì, đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa:
A. Đó là nhận định sai lầm vì nó đảm bảo chất lượng hàng hoá vận chuyển
B. Vì đây là nội dung rất phụ, bao bì không phải là đối tượng mua để sử dụng
C. Người mua, người bán chỉ cần ghi chữ «giao theo tập quán » là đầy đủ ý nghĩa
D. Người bán đã có đủ kinh nghiệm, nên không cần quan tâm, tuỳ người bán định đoạt
-
Câu 13:
Hối phiếu theo lệnh (order of) được đề cập trong điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu là:
A. Loại hối phiếu trả theo lệnh của người phát hành ghi tên trên hối phiếu, ví dụ hối phiếu có ghi "khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là..."
B. Loại hối phiếu theo lệnh của người ký phát trả cho ông/bà nào đó có tên ghi trên hối phiếu theo lệnh của ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền được ghi trên hối phiếu
C. Hối phiếu mà người có trách nhiệm trả tiền ghi trên hối phiếu không trả tiền mà ra lệnh cho người khác trả tiền thay, người được lệnh trả tiền có thể là ngân hàng
D. Loại hối phiếu trả theo lệnh của người hưởng lợi được ghi tên trên hối phiếu, ví dụ hối phiếu có ghi "khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông X một số tiền là..."
-
Câu 14:
Thuật ngữ CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) trong Incoterms 2000 & 2010 có quy định:
A. Hải quan làm thủ tục, người mua trả phí xuất khẩu và cả chi phí nhập khẩu
B. Người bán, người mua cùng chia sẻ trách nhiệm làm thủ tục và trả phí xuất khẩu
C. Người mua có trách nhiệm làm thủ tục và trả phí xuất khẩu cho hàng hóa
D. Người bán có trách nhiệm làm thủ tục và trả phí xuất khẩu cho hàng hóa
-
Câu 15:
Các điều kiện Incoterms 2010 áp dụng cho vận tải đường bộ, đường sắt là:
A. DDP, CIP, FCA
B. DAF, FCA, DDU
C. DDP, DDU, CFR
D. EXW, CPT, FAS
-
Câu 16:
Hội chợ quốc tế (international fair, international exhibition):
A. Là nơi tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, thường được tổ chức vào một khoảng thời gian nhất định, tại một địa điểm nhất định, tại đó hàng hoá được trưng bày để tiếp thị, mua bán hoặc ký kết hợp đồng
B. Là nơi vui chơi giải trí cho các thương gia nổi tiếng nghỉ ngơi sau thời gian vất vả trong kinh doanh
C. Là nơi diễn ra việc mua bán đồ cổ, văn hóa phẩm các loại có giá trị lớn
D. Là nơi trưng bày hàng hoá nhắm giới thiệu thành tựu khoa học, khuyếch trương thanh thế, nhằm tăng uy tín của người sở hữu sản phẩm đó trên thương trường, không nhằm mục đích kinh doanh
-
Câu 17:
Hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết dưới thể thức một văn bản nghĩa là:
A. Hợp đồng chỉ làm một bản duy nhất nhưng bằng hai thứ tiềng, một bên ký vào cuối bản ngôn ngữ này, bên kia ký vào bản ngôn ngữ kia
B. Hợp đồng có nhiều bản nhưng đều làm bằng một thứ ngôn ngữ mà hai bên thống nhất lựa chọn và trong hợp đồng có ghi rõ điều đó
C. Hai bên đều có mặt tại một nơi và cùng ký vào bản hợp đồng hoặc một bên ký trước vào một số bản rồi gửi cho bên kia ký sau
D. Hợp đồng chỉ làm có một bản duy nhất, hai bên cùng ký, nhưng không bên nào giữ bản hợp đồng ấy, toà án lưu giữ hợp đồng đó
-
Câu 18:
Vận đơn container (Container Bill of Lading) là vận đơn:
A. Mà chủ tàu container cấp cho người gửi hàng đã gửi hàng tự hành như ô tô container, đầu kéo container
B. Mà chủ tàu container cấp cho người gửi hàng đã có container hàng gửi trên tàu
C. Mà chủ tàu container cấp cho người gửi hàng có hàng rời đã tranh thủ xếp được trên tàu container
D. Mà chủ tàu liner cấp cho người gửi hàng đã có hàng gửi trên tàu container của họ
-
Câu 19:
Ba phương tiện thanh toán thường được áp dụng trong thanh toán quốc tế là hối phiếu (bill of exchange), séc (check, cheque) và kỳ phiếu (promissary note):
A. Từ xa xưa đến nay người ta vẫn sử dụng cả 3 phương tiện này với mức độ khác nhau, tùy thuộc sự lựa chọn
B. Ngày nay người ta sử dụng Visa Card thay cho cả ba loại kể trên
C. Ngày xưa thì người ta dùng cả ba phương tiện ấy. Ngày nay người ta không còn dùng hối phiếu và kỳ phiếu nữa
D. Ngày nay thì người ta chỉ còn sử dụng mỗi hình thức séc nữa thôi
-
Câu 20:
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến giữa chủ hàng và chủ tàu thường có quy định:
A. Khoản tiền thưởng phạt này không làm tăng hoặc giảm tổng số tiền cước hàng đã chuyên chở, trừ khi khoản tiền đó rất lớn
B. Khoản tiền thưởng phạt này làm tăng hoặc giảm tổng số tiền cước hàng đã chuyên chở, trừ khi khoản tiền đó bằng không
C. Khoản tiền thưởng phạt này buộc phải điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán hàng hóa vì suy cho cùng người mua phải chi trả tất cả
D. Khoản tiền thưởng phạt này không làm tăng hoặc giảm giá bán hàng hóa vì hợp đồng mua bán đã được ký trước hợp đồng vận tải rồi
-
Câu 21:
Thuật ngữ FAS Free Alongside ship (named port of shipment)/Giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng xếp hàng qui định) quy định rằng người mua phải:
A. Mua bảo hiểm hàng hóa và chịu rủi ro từ khi nhận hàng mà người bán đã giao dọc mạn tàu tại cảng xếp hàng
B. Mua bảo hiểm hàng hóa và chịu rủi ro từ khi nhận hàng tại cảng dỡ bên nước người mua
C. Mua bảo hiểm hàng hóa và chịu rủi ro từ khi hàng hoá được giao qua hẳn lan can tàu tại cảng xếp hàng..
D. Chịu rủi ro từ khi người bán đã giao hàng dọc mạn tàu tại cảng xếp hàng mà không có nghĩa vụ mua bảo hiểm
-
Câu 22:
Thuật ngữ CFR Cost and Freight (named port of destination)/Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) quy định:
A. Người mua thu xếp, người bán có trách nhiệm trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
B. Người bán có trách nhiệm thu xếp và trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
C. Người bán thu xếp và trả cước phí chuyển hàng hóa tới kho của người mua tại cảng đích
D. Người mua thu xếp và và có trách nhiệm trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích
-
Câu 23:
Tái xuất khẩu (reexport) có nghĩa là:
A. Là hành động nhập khẩu hàng để chế biến, gia công, lắp ráp rồi xuất khẩu trở lại nước xuất nước bán nhằm hưởng tiền thù lao gia công, lắp ráp
B. Là hành động của thương nhân xuất hàng hoá cho thương nhân nước khác để thương nhân nước đó lại xuất tiếp sang nước, không giữ lại ở nước đó
C. Là việc nhập một lô hàng hóa nào đó về một nước nhưng không làm thủ tục hải quan nhập khẩu được, phải trả lại hàng hóa đó cho người bán
D. Thương nhân hay tổ chức thương mại nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó đưa về nước, không chế biến thêm, rồi lại xuất chính hàng đó trở lại nước hoặc sang nước khác
-
Câu 24:
Một công ty nước ngoài (bên A) giao nguyên vật liệu cho một nhà máy của nước ta (bên B) để sản xuất những mặt hàng theo quy cách, mẫu mã của bên Bến A, bên B sản xuất hàng hoá, chuyển trả lại cho bên A, hưởng một khoản tiền công nhất định:
A. Đó là hình thức mua bán hàng đổi hàng, một bên trả tiền công, thù lao
B. Đó là hình thức mua bán hàng đổi hàng, một bên trả tiền công, thù lao
C. Đó là hình thức hợp tác, liên doanh liên kết rất phổ biến trên phạm vi quốc tế
D. Đó là hình thức gia hàng đổi hàng, đổi nguyên vật liệu lấy sản phẩm
-
Câu 25:
Điều khoản giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương thường quy định theo một trong các cách sau: giá cố định, giá định sau, giá di động. Giá cố định (fixed price) là giá được quy định lúc ký kết hợp đồng và
A. Phải thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng, thường áp dụng cho hàng hoá giao ngay, giao trong thời gian ngắn
B. Không thay đổi cả quá trình thực hiện hợp đồng, thường áp dụng cho hàng hoá giao ngay, giao trong thời gian ngắn
C. Không bao giờ thay đổi trừ khi tỷ giá biến động trên 20% và được hai bên xác nhận con số thay đổi đó
D. Có thể thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, thường áp dụng cho hàng hoá giao ngay, giao trong thời gian ngắn