215 câu trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 215 câu trắc nghiệm Quản trị xuất nhập khẩu. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (Bill of Lading to bearer) nếu được nêu trong hợp đồng ngoại thương thì có nghĩa:
A. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng mà lại ghi "giao hàng theo lệnh của người mua hàng"
B. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng, không chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai, bất cứ người nào trong công ty hay tổ chức của người mua có thể nhận hàng
C. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng, không chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai, bất cứ người nào cầm vận đơn xuất trình cho thuyền trưởng tàu là có thể nhận hàng
D. Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng nhưng chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai
-
Câu 2:
Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) là vận đơn đường biển:
A. Mà chủ tàu cấp cho chủ hàng với đầy đủ nội dung cam kết rằng hàng nhất định sẽ được thực sự xếp lên tàu
B. Mà chủ tàu cấp cho chủ hàng chứng nhận hàng đã được thuyền trưởng nhận và cam kết xếp lên tàu có tên ghi trên vận đơn
C. Mà chủ tàu cấp cho chủ hàng chứng nhận hàng đã thực sự xếp lên tàu. Ngày tháng xếp hàng được chỉ rõ
D. Mà chủ tàu cấp cho chủ hàng chứng nhận hàng đã được thuyền trưởng nhận và cam kết xếp lên tàu thích hợp với hàng đó
-
Câu 3:
Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) là phương thức sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì người bán uỷ thác cho ngân hàng thông qua hối phiếu mình phát hành để đòi tiền người mua:
A. Phương thức này là phương thức có lợi nhất cho người bán, người mua buộc phải trả tiền ngay khi người bán giao hàng lên phương tiện vận tải đầu tiên
B. Phương thức này chậm nhận được tiền, người mua có thể từ chối trả tiền và nhận hàng, thường chỉ dùng khi có sự tín nhiệm cao giữa người bán với người mua
C. Có thể coi phương thức này là phương thức thu tiền tuy không nhanh nhất, nhưng buộc phải sử dụng vì việc thanh toán nào chẳng phải qua ngân hàng
D. Có thể coi phương thức này là phương thức mà người bán thu tiền nhanh nhất, an toàn nhất, không còn phương thức nào hơn
-
Câu 4:
Thuật ngữ FCA Free Carrier (named place)/Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định ở nước xuất khẩu) trong Incoterms 2000 & 2010 quy định rằng:
A. Người bán có trách nhiệm xếp hàng lên ô tô hoặc tàu hỏa của người mua đưa đến địa điểm bên nước người bán mà hai bên đã thoả thuận
B. Người bán có trách nhiệm giao hàng cho phương tiện chuyên chở do người mua đưa đến địa điểm bên nước người bán mà hai bên đã thoả thuận
C. Người bán có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện chuyên chở do người mua đưa đến địa điểm bên nước người bán mà hai bên đã thoả thuận
D. Người bán có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện chuyên chở do người mua đưa đến địa điểm bên nước người mua mà hai bên đã thoả thuận
-
Câu 5:
Trong hợp đồng ngoại thương khi có cụm từ "Tổn thất riêng (particular average)", nó được hiểu là:
A. Tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên
B. Tổn thất toàn bộ 100% giá trị một vài lô hàng trên một chuyến tàu cháy, nổ, biến chất hay bị mất cắp
C. Tổn thất toàn bộ số hàng xếp trên một chuyến tàu do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên, con tàu an toàn
D. Tổn thất của tất cả đối tượng bảo hiểm có liên quan do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên
-
Câu 6:
Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (confirmed errevocable L/C) thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:
A. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua không được tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực, đồng thời lại được một ngân hàng mà người bán tín nhiệm, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra bảo lãnh trả tiền hàng
B. Loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được chính ngân hàng mở hoặc ngân hàng trả tiền xác nhận với người mua rằng họ đã mở thư tín dụng đó rồi.
C. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang nhưng được người bán hoặc ngân hàng của người bán hay ngân hàng trả tiền xác nhận, cam kết không bao giờ hủy bỏ
D. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang nhưng được người mua hoặc ngân hàng của người mua hay ngân hàng trả tiền xác nhận, cam kết không bao giờ hủy bỏ
-
Câu 7:
Hối phiểu trả tiền ngay (sight Bill of Exchange; Bill at sight) thường được đề cập trong hợp đồng ngoại thương được hiểu là:
A. Khi ngân hàng của người mua nhận được nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền cho người bán, sau đó thu lại tiền của người mua
B. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày đó
C. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền
D. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền sau ngày đó 7 ngày
-
Câu 8:
Khi giao nhận hàng xuất với tàu biển cần lưu ý các khâu nghiệp vụ:
A. Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở; xin sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan); nắm vững ngày giờ làm hàng; lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt), vận đơn đường biển rồi bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu
B. Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt), vận đơn đường biển, làm bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifesst), bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu, hoàn thiện công tác thuê tàu chở hàng, thanh toán tiền cước
C. Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt), vận đơn đường biển rồi làm các việc tiếp theo như xin sơ đồ xếp hàng (Stowage plan), bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu
D. Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở; xin sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan); nắm vững ngày giờ làm hàng; bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu; lấy biên lai thuyền phó (Mate's Receipt), vận đơn đường biển
-
Câu 9:
Nếu một hợp đồng mua bán ngoại thương bị coi là vô hiệu toàn bộ:
A. Thì hai bên ký kết hợp đồng chỉ có trách nhiệm thực hiện một phần hai giá trị hợp đồng đó
B. Thì toàn bộ nội dung hợp đồng đó phải được huỷ bỏ
C. Thì toàn bộ hàng hóa của hợp đồng có thể bị tịch thu
D. Thì hai bên ký kết hợp đồng có thể thoả thuận thực hiện một phần ba giá trị hợp đồng đó
-
Câu 10:
Xuất khẩu (export) hàng hóa có nghĩa là:
A. Việc bán hàng ra nước ngoài
B. Việc chở hàng ra từ khu chế xuất
C. Việc chở hàng sang nước ngoài
D. Việc chuyển khẩu hàng qua nước mình
-
Câu 11:
Thuật ngữ CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) trong Incoterms 2000 & 2010 quy định:
A. Người giao nhận có trách nhiệm trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không bao gồm trong chi phí vận tải
B. Người mua có trách nhiệm trả chi phí dỡ hàng ngay cả khi chi phí này bao gồm trong cước phí vận tải
C. Người bán có trách nhiệm trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã bao gồm trong cước phí vận tải
D. Người bán có trách nhiệm trả chi phí dỡ hàng trong cước phí vận tải và thu lại của người mua hàng hóa
-
Câu 12:
Mua hàng “CIF afload” được hiểu là mua bán theo điều kiện:
A. Khi ký hợp đồng mua bán hàng đã ở trên tàu
B. Khi kết thúc hợp đồng hàng ở trên tàu
C. Giao hàng như điều kiện CIF landed
D. Khi giao hàng hóa
-
Câu 13:
Điều kiện CIF liner terms cho thấy về trách nhiệm và chi phí xếp dỡ:
A. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về phí xếp dỡ hàng tại cảng
B. Người mua có trách nhiệm và gánh chịu chi phí này
C. Người bán chịu trách nhiệm, còn chủ tàu chịu phí này
D. Chủ tàu chịu trách nhiệm về phí xếp và dỡ hàng hoá tại cảng
-
Câu 14:
Thuật ngữ FOB (Incoterm 2000, 2010) trong buôn bán quốc tế quy định:
A. Người xuất khẩu có trách nhiệm thuê tàu, trả tiền cước để chở hảng đến nước nhập khẩu
B. Người xuất khẩu không có trách nhiệm thuê tàu, trách nhiệm đó là của người nhập khẩu
C. Người xuất khẩu có trách nhiệm thuê tàu, người nhập khẩu có trách nhiệm trả tiền cước
D. Người xuất khẩu và người nhập khẩu cùng có trách nhiệm thuê tàu chở hàng, chi phí chia đôi
-
Câu 15:
Trong hợp đồng ngoại thương khi có cụm từ "Tổn thất toàn bộ (total loss)", nó được hiểu là:
A. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất 100% nhưng còn 100% giá trị sử dụng
B. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm không bị mất cả 100% giá trị hoặc giá trị sử dụng
C. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất 100% giá trị hoặc giá trị sử dụng
D. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất tới 90% giá trị hoặc giá trị sử dụng
-
Câu 16:
Phần cuối của một hợp đồng mua bán ngoại thương viết như sau: "hợp đồng này làm thành 4 bản, bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ hai bản, các bản đều có giá trị pháp lý như nhau". Đó có phả là loại hợp đồng đồng hai văn bản không?
A. Đó là loại hợp đồng hai văn bản
B. Đó là hợp đồng không hợp pháp.
C. Đó là loại hợp đồng loại một văn bản
D. Đó là loại hợp đồng bốn văn bản
-
Câu 17:
Trong việc giao dịch mua bán tại Sở giao dịch quốc tế có một nghiệp vụ người ta gọi là nghiệp vụ tự bảo hiểm Hedging. Nghiệp vụ đó có đặc điểm:
A. Người kinh doanh cùng một lúc ký hai hợp đồng, hợp đồng mua giao hàng thật và hợp đồng bán kỳ hạn với người khác, mục đíc muốn có hàng thật với giá thị trường vào thời điểm giao hàng
B. Là thương nhân nhập khẩu ký một hợp đồng mua đứt bán đoạn và một hợp đồng hàng đổi hàng
C. Ký hai hợp đồng khác hẳn nhau, không liên quan đến nhau với hy vọng hợp đồng này có thể bù đắp cho hợp đồng kia về mức độ lợi nhuận kinh doanh
D. Người kinh doanh cùng một lúc ký hai hợp đồng mua bán, nhằm mục đích lấy lợi thế của hợp đồng này bù cho mặt bất lợi của hợp đồng kia trên cơ sở phán đoán tình hình thị trường biến động
-
Câu 18:
Hợp đồng giao hàng thật (physical transaction, actual transaction, spot transaction) được người mua và người bán ký kết tại Sở giao dịch hàng hoá quốc tế:
A. Trong đó thể hiện việc giao hàng thật là một khả năng thực hiện, nhưng không bắt buộc
B. Trong đó thể hiện việc phải có hàng thật để giao trực tiếp cho người mua, giao ngay hoặc giao sau
C. Trong đó người bán là người thực sự sản xuất ra hàng hóa đó, không phải là thương nhân kinh doanh
D. Đó thực chất là hợp đồng hàng đổi hàng giữa người mua và người bán, ký kết tại sở giao dịch
-
Câu 19:
Thuật ngữ CFR Cost and Freight (named port of destination)/Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) có quy định rằng:
A. Người bán có trách nhiệm làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan nhập khẩu
B. Việc làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu cần được quy định cụ thể trong hợp đồng
C. Cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan nhập khẩu
D. Người mua có trách nhiệm làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan nhập khẩu
-
Câu 20:
Nhìn vào một bản hợp đồng mua bán ngoại thương, người ta thường thấy những quy định có liên quan đến thanh toán quốc tế gồm có: đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán, thời gian thanh toán, phương tiện dùng thanh toán và phương thức thanh toán. Trong bốn ý kiến sau đây, ý kiến nào đúng?
A. Có hợp đồng thể hiện đồng tiến tính toán khác với đồng tiền thanh toán
B. Luật quy định hợp đồng phải ghi đồng tiền tính toán là một ngoại tệ, đồng tiền thanh toán là đồng tiền khác
C. Incoterms quy định cụ thể rồi, hai bên chỉ cần chọn một cách quy định nào đó rồi ghi vào hợp đồng thôi
D. Hợp đồng nào cũng phải ghi hai loại tiền tính toán và tiền thanh toán
-
Câu 21:
Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit) thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:
A. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua có thể tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực mà không cần phải có sự đồng ý của người bán
B. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua không được tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực được ghi rõ trên đó hoặc trên văn bản gia hạn
C. Loại thư tín dụng buộc phải có dòng chữ “không thể huỷ ngang” trên đó và người mua cũng không được không có ý định huỷ bỏ
D. Loại thư tín dụng buộc phải có dòng chữ “không thể huỷ bỏ” trên đó và người mua cũng không được không có ý định huỷ bỏ
-
Câu 22:
Trong hợp đồng thuê tàu giữa chủ hàng và chủ tàu, phần “điều kiện giao hàng” thường có ghi bên cạnh thuật ngữ của Incoterm một cụm từ “FI.S”, điều đó có nghĩa là “Free in and Stowage”:
A. Tức là người vận tải không có trách nhiệm xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
B. Tức là người vận tải có trách nhiệm xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
C. Tức là người mua trả chi phí xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
D. Tức là người bán hàng không có trách nhiệm xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
-
Câu 23:
Trong buôn bán ngoại thương, nhìn chung, người mua và người bán đều mong muốn giành được "quyền về vận tải" và "quyền được mua bảo hiểm hàng hoá":
A. Dù là người mua hay người bán, việc đầu tiên khi đặt vấn đề đàm phán là không nhận trách nhiệm vận tải và bảo hiểm hàng hoá, làm như vậy đỡ mệt hơn
B. Khi là người mua thì ta nên bán theo điều kiện người bán phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng, khi là người bán ta làm ngược lại
C. Khi là người bán thì ta nên bán theo điều kiện người mua phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng, khi là người mua ta làm ngược lại
D. Dù là người mua hay người bán, việc đầu tiên khi đặt vấn đề đàm phán là nhận trách nhiệm vận tải và bảo hiểm hàng hoá
-
Câu 24:
Đấu giá quốc tế (International aution) là phương thức mua bán đặc biệt trong ngoại thương:
A. Trong đó người mua và người bán đàm phán trực tiếp, chỉ tập trung đấu tranh để đi đến thoả thuận giá cả, còn các điều kiện khác đã có mẫu sắn
B. Người bán chào hàng cố định, người mua xem xét, nếu chấp nhận được thì đàm phán về giá cả không được thay đổi các điều kiện khác
C. Thường được tổ chức công khai ở một nơi nhất định, tổ chức trả giá cạnh tranh, trả giá dần từ thấp lên cao hoặc hạ giá từ cao xuống thấp
D. Người bán chào hàng tự do, người mua xem xét và chào lại giá, người bán quyết định bán cho người trả giá cao nhất sau đó làm hợp đồng
-
Câu 25:
Trong Incoterm 2010 các thuật ngữ FOB Free On Board (named port of shipment)/Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định), CFR Cost and Freight (named port of destination)/Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) và CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) có điểm giống nhau là ) rủi ro hàng hoá đã chuyển từ ngưới bán sang người mua:
A. Khi hàng hoá sẵn sàng giao trên boong tàu tại cảng dỡ hàng
B. Khi hàng hoá được bốc lên boong tàu tại cảng xếp hàng
C. Khi hàng hoá được dỡ khỏi khỏi boong tàu tại cảng dỡ hàng
D. Khi hàng hoá được đặt dọc mạn tàu biển tại cảng xếp hàng