250 câu trắc nghiệm Kế toán ngân hàng
Mời các bạn cùng tham khảo "Bộ 250 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán ngân hàng" có đáp án giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán và Tài chính có thêm tài liệu học tập cũng như ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Đồng thời còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
A. 2 doanh nghiệp không có tài khoản tại ngân hàng thương mại.
B. 2 doanh nghiệp khác địa phương có quan hệ kinh tế với nhau.
C. 1 doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng thương mại, 1 doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước. Hai doanh nghiệp này có thể trong cùng 1 tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố.
D. 2 doanh nghiệp khác địa phương có tài khoản tại 2 ngân hàng thương mại khác hệ thống. 2 ngân hàng thương mại này có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước
-
Câu 2:
Các hình thức kỷ luật tín dụng ngân hàng đang áp dụng đối với khách hàng gồm những gì?
A. Từ chối cho vay, không cho lĩnh tiền mặt, không cho sử dụng séc, khởi tố trước pháp luật.
B. Không cho phát hành séc chuyển khoản, yêu cầu phải phát hành séc bảo chi, đình chỉ, cắt đứt quan hệ thanh toán và tín dụng.
C. Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn, hạn chế, đình chỉ, cắt đứt quan hệ tín dụng, khởi kiện trước pháp luật.
D. Đình chỉ cho vay, không cho áp dụng các thể thức thanh toán quan trọng như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
-
Câu 3:
Thư tín dụng là gì?
A. Lệnh của người mua yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình trả cho người bán.
B. Lệnh của ngân hàng bên mua đối với ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo chứng từ người bán đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
C. Lệnh của người bán yêu cầu Ngân hàng của người mua thanh toán tiền cho mình.
D. Lệnh của ngân hàng bên bán đối với người mua khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ bên bán đã giao xong hàng hóa, dịch vụ.
-
Câu 4:
Để thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức thư tín dụng (L/C), việc đầu tiên quan trọng nhất, nhà xuất khẩu phải làm thủ tục gì?
A. Thông báo cho ngân hàng biết về khách hàng của mình (người mua hàng)
B. Yêu cầu người mua mở L/C (thư tín dụng)
C. Gửi hồ sơ hàng hoá và bộ hồ sơ tài chính đến ngân hàng
D. Gửi hợp đồng mua bán hàng hoá tới ngân hàng
-
Câu 5:
Muốn thanh toán theo thể thức mở thư tín dụng, đơn vị mua hàng phải viết 6 liên giấy mở thư tín dụng để nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng này sử dụng 6 liên này như thế nào?
A. 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 4 liên gửi ngân hàng bên bán
B. 1 liên ghi Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 4 liên gửi ngân hàng bên bán
C. 1 liên ghi Nợ người mở thư tín dụng, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có TK ký quĩ đảm bảo thanh toán, 3 liên gửi ngân hàng bên bán
D. 1 liên ghi Nợ, 1 liên báo Nợ, 1 liên ghi Có cho người bán, 1 liên báo Có cho người bán, 2 liên gửi ngân hàng bên bán
-
Câu 6:
Sau khi đã mở thư tín dụng, Công ty hạ Long sử dụng không hết số tiền đã ký gửi trong tài khoản ký quỹ. Ngân hàng hạch toán như thế nào với số tiền sử dụng không hết?
A. Nợ TK 5212 – Liên hàng đến | Có TK 4272 – Ký quỹ đảm bảo thanh toán thư tín dụng
B. Nợ TK 5211 | Có TK 4272
C. Nợ TK 4272 | Có TK tiền gửi công ty Hạ Long
D. Nợ TK Tiền gửi Công ty Hạ Long | Có TK 4272
-
Câu 7:
Uỷ nhiệm chi là gì?
A. Lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích tiền của mình chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.
B. Lệnh thanh toán của ngân hàng phục vụ bên bán. Yêu cầu ngân hàng bên mua trích tài khoản của người mua thanh toán cho người bán.
C. Lệnh thanh toán của người bán. Yêu cầu người mua trích tài khoản tiền gửi thanh toán cho mình.
D. Lệnh của người bán hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ bên mua trích tài khoản của người mua thanh toán cho mình.
-
Câu 8:
Khi thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm chi, doanh nghiệp phải lập 4 liên ủy nhiệm chi. Vậy 4 liên ủy nhiệm chi doanh nghiệp sử dụng như thế nào?
A. 1 liên lưu, 3 liên gửi cho người thụ hưởng
B. Gửi trực tiếp tới ngân hàng cả 4 liên
C. 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
D. 1 liên lưu, 3 liên gửi cho ngân hàng
-
Câu 9:
Doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng bốn liên ủy nhiệm chi. Ngân hàng sử dụng như thế nào?
A. 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 2 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
B. Lưu 1 liên, gửi cho người thụ hưởng 3 liên
C. Lưu 2 liên, 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Nợ và 1 liên làm chứng từ hạch toán bên Có
D. 1 liên hạch toán bên Nợ, 1 liên hạch toán bên Có, 1 liên báo Nợ, 1 liên báo Có
-
Câu 10:
Khi khách hàng nộp 4 liên ủy nhiệm chi đề nghị ngân hàng chuyển tiền đến 1 ngân hàng khác địa phương, ngân hàng A phải làm những việc gì để chuyển tiền; sử dụng chứng từ và hạch toán như thế nào theo phương thức đối chiếu phân tán?
A. Phải lập thêm 3 liên giấy báo Có liên hàng, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK khách hàng, 1 liên ủy nhiệm chi làm báo Nợ, 1 liên báo Có liên hàng kèm 2 liên ủy nhiệm chi gửi ngân hàng B, 1 liên giấy báo Có liên hàng gửi trung tâm kiểm soát cùng với 1 tờ sổ tiểu khoản, 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Có TK liên hàng đi năm nay
B. Phải lập thêm 4 liên giấy báo Có liên hàng (GBCLH), 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK khách hàng, 1 liên ủy nhiệm chi báo Nợ, 2 liên giấy báo liên hàng gửi ngân hàng B, 1 liên giấy báo liên hàng ghi Có liên hàng đi năm nay, 1 liên giấy báo liên hàng lưu
C. Phải lập thêm 4 liên giấy báo Có liên hàng, sử dụng như ở điểm c, nhưng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu 2 liên giấy báo Có liên hàng để sau khi đối chiếu trả lại 1 liên
D. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK khách hàng; 1 liên ghi Có liên hàng đi để chuyển tiền đi; 1 liên báo Nợ; 1 liên báo Có
-
Câu 11:
Ngân hàng Công thương Thái Bình nhận được một giấy báo Có liên hàng kèm hai liên ủy nhiệm chi gửi tới, nhưng nội dung là cảng Hải Phòng trả tiền cho cho công ty Thép Thái nguyên tài khoản tại ngân hàng Công Thương Thái Nguyên. Ngân hàng Công Thương Thái Bình xử lý như thế nào?
A. Chuyển tiếp toàn bộ chứng từ đến ngân hàng Công Thương Thái Nguyên.
B. Lập 3 liên giấy báo liên hàng, 1 liên hạch toán liên hàng đi, 1 liên gửi đi ngân hàng Công Thương Thái Nguyên cùng với 2 liên ủy nhiệm chi đã nhận được, 1 liên gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu.
C. Trả lại toàn bộ chứng từ cho ngân hàng Hải phòng, nơi đã gửi các chứng từ đi.
D. Lập 3 liên giấy báo liên hàng gửi ngân hàng Công Thương Thái Nguyên
-
Câu 12:
Uỷ nhiệm thu là gì?
A. Lệnh thanh toán của người bán, đòi tiền người mua nhưng phải được ngân hàng xác nhận.
B. Lệnh thanh toán của ngân hàng phục vụ bên mua, yêu cầu ngân hàng bên bán thanh toán.
C. Lệnh của người mua yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình trả cho người bán.
D. Lệnh đơn vị bán lập nhờ ngân hàng thu hộ tiền khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo hợp đồng.
-
Câu 13:
Khi khách hàng gửi ủy nhiệm thu đến, nếu TK của người mua mở tại ngân hàng khác thì ngân hàng phục vụ bên bán phải làm gì, khi ngân hàng bên mua chỉ tham gia thanh toán liên hàng?
A. Gửi ủy nhiệm thu tới ngân hàng phục vụ bên mua và giấy đôn đốc thu hộ
B. Gửi ủy nhiệm thu tới ngân hàng phục vụ bên mua, lập giấy báo liên hàng để đòi tiền
C. Gửi 3 liên ủy nhiệm thu tới ngân hàng phục vụ bên mua, lưu lại 1 liên để theo dõi; khi bên mua thanh toán tiền, thì ghi Nợ TK “Liên hàng đến”, ghi Có TK “Người bán”
D. Nhận ủy nhiệm thu để lưu, làm thủ tục ghi “Nợ liên hàng” để ghi Có TK người bán (người đã gửi ủy nhiệm thu đến)
-
Câu 14:
Séc bảo chi là gì?
A. Là séc do ngân hàng phát hành để thanh toán cho khách hàng.
B. Là séc do doanh nghiệp, cá nhân phát hành trên cơ sở có lưu ký tiền ở ngân hàng do đó đảm bảo khả năng thanh toán.
C. Là séc do chủ tài khoản viết séc được Ngân hàng ký và đóng dấu bảo chi, nên đảm bảo thanh toán. Người phát hành séc phải lưu ký trước số tiền ghi trên séc vào tài khoản riêng (TK4271).
D. Là séc do kho bạc Nhà nước phát hành nên luôn đảm bảo được thanh toán.
-
Câu 15:
Khi phát hành séc bảo chi, doanh nghiệp phải làm những gì?
A. Viết 3 liên ủy nhiệm chi để trích tiền sang TK Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc; viết séc theo quy định; đem séc đến ngân hàng để bảo chi; giao séc cho người thụ hưởng
B. Viết séc, ký séc theo đúng mẫu chữ ký đã đăng kí, giao séc cho người thụ hưởng.
C. Viết séc, chữ ký đúng mẫu đăng ký, đem séc đến ngân hàng để bảo chi.
D. Viết ủy nhiệm chi 3 liên, viết séc, ký séc mang vào ngân hàng cả séc và ủy nhiệm chi để ngân hàng bảo chi
-
Câu 16:
Séc bảo chi được lĩnh tiền mặt trong trường hợp nào?
A. Khi người nộp séc đề nghị ngân hàng cho lĩnh tiền mặt.
B. Khi người phát hành séc chấp nhận cho lĩnh tiền mặt.
C. Không được lĩnh tiền mặt.
D. Khi tài khoản của người nộp séc có đủ tiền
-
Câu 17:
Khi người thụ hưởng nộp séc bảo chi vào ngân hàng để thanh toán, ngân hàng ghi Nợ tài khoản nào, ghi có TK nào, nếu người thụ hưởng séc và người được bảo chi séc cùng mở TK tại một ngân hàng.
A. Ghi Nợ tài khoản “Liên hàng”, ghi có TK 4271
B. Ghi Nợ tài khoản “Thanh toán bù trừ”, ghi có TK liên hàng
C. Ghi Nợ tài khoản người phát hành séc, ghi có TK tiền gửi người thụ hưởng
D. Ghi Nợ tài khoản “Tiền ký qũi để đảm bảo thanh toán”, ghi có TK tiền gửi người thụ hưởng.
-
Câu 18:
Hạch toán kế toán ngân hàng có một nguyên tắc khá quan trọng, nhưng khi hạch toán séc bảo chi được phép không thực hiện nguyên tắc đó. Đó là nguyên tắc nào và vì sao được phép không thực hiện?
A. Nguyên tắc ghi 1 Có nhiều Nợ; Séc báo chi thì chỉ 1 Có, 1 Nợ
B. Nguyên tắc ghi 1 Nợ nhiều có; Séc báo chi chỉ có 1 Có, 1 Nợ
C. Nguyên tắc ghi đồng thời Nợ, Có; Séc báo chi không ghi đồng thời
D. Nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau; Séc báo chi được phép ghi Có trước vì đã được kí quỹ đảm bảo thanh toán
-
Câu 19:
Séc chuyển tiền do ai phát hành:
A. Ngân hàng
B. Người bán hàng
C. Người mua hàng
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 20:
Muốn được ngân hàng cấp séc chuyển tiền, doanh nghiệp phải làm những gì?
A. Viết séc đến ngân hàng xin xác nhận vào séc, cầm séc đem đến ngân hàng nơi chuyển tiền đến để lĩnh tiền.
B. Lập giấy đề nghị cấp séc kèm theo 2 tờ séc để ngân hàng xác nhận vào séc, cầm 2 tờ séc đến ngân hàng B để lĩnh tiền.
C. Nộp tiền mặt vào ngân hàng, đề nghị ngân hàng cấp séc chuyển tiền.
D. Nộp tiền mặt vào Ngân hàng hoặc lập 3 liên ủy nhiệm chi để trích tài khoản tiền gửi thanh toán ký quỹ vào tài khoản đảm bảo thanh toán séc để yêu cầu ngân hàng cấp séc chuyển tiền.
-
Câu 21:
Khi ký quỹ bảo đảm thanh toán Séc chuyển tiền kế toán ngân hàng hạch toán như thế nào?
A. Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) | Có TK 4271
B. Nợ TK 4272 | Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền)
C. Nợ TK 4211 (đơn vị chuyển tiền) | Có TK 4272
D. Nợ TK 4271 | Có TK 4211 (đơn vị chuyển tiền)
-
Câu 22:
Doanh nghiệp muốn chuyển tiền theo hình thức séc chuyển tiền, doanh nghiệp phải làm những gì? và hạch toán như thế nào?
A. Phải lập séc chuyển tiền trực tiếp mang đến ngân hàng xin xác nhận “séc chuyển tiền”
B. Phải lập 3 liên ủy nhiệm chi đem đến ngân hàng xin cấp séc chuyển tiền. Khi được ngân hàng cấp séc, doanh nghiệp trực tiếp cầm séc đến ngân hàng nơi cần chuyển tiền đến
C. Phải lập 2 tờ séc chuyển tiền và 4 liên ủy nhiệm chi đem đến ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền
D. Lập 4 liên ủy nhiệm chi, 2 tờ séc (bản chính và bản điệp) đem đến ngân hàng nơi chuyển tiền đi
-
Câu 23:
Trong quy trình thanh toán séc chuyển tiền, khi ngân hàng tiến hành trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu ngân hàng trả tiền mặt thì ngân hàng ghi sổ như thế nào
A. Nợ TK 4541 | Có TK1011 – Tiền mặt
B. Nợ TK 454 – chuyển tiền phải trả | Có TK 1011 – Tiền mặt
C. Nợ TK 1011 – Tiền mặt | Có TK 4272
D. Nợ TK 4271 | Có TK 1011 – Tiền mặt
-
Câu 24:
Ngân hàng cấp séc chuyển tiền làm những việc gì trước khi trao séc cho khách hàng?
A. Nhận ủy nhiệm chi của người xin cấp séc chuyển tiền, cấp séc chuyển tiền cho khách
B. Nhận ủy nhiệm chi, lập giấy báo liên hàng, ghi Có TK “Liên hàng đi” để chuyển tiền, cấp séc cho khách
C. Nhận ủy nhiệm chi, dùng liên 1 ủy nhiệm chi ghi Nợ TK người xin cấp séc, liên 2 ghi Có TK “Ký quĩ bảo đảm” trao giấy báo Nợ (liên 3) và trao séc chuyển tiền cho khách
D. Nhận ủy nhiệm chi, nhận séc, ghi Nợ TK tiền gửi của người phát hành séc, ghi Có “Liên hàng đi” để chuyển tiền, trao séc cho khách
-
Câu 25:
Khi khách hàng trao séc chuyển tiền cho Ngân hàng B để xin lĩnh tiền, ngân hàng B này tiến hành những việc gì? và hạch toán như thế nào?
A. Nhận séc, làm thủ tục ghi Nợ ngân hàng cấp séc, trả tiền cho người cầm séc
B. Nhận séc, lập giấy báo Nợ liên hàng gửi ngân hàng cấp séc và gửi trung tâm đối chiếu, ghi Nợ TK ” Liên hàng đi năm nay”, ghi Có TK “Chuyển tiền phải trả”, trả tiền cho người cầm séc và ghi Nợ “Chuyển tiền phải trả”, ghi Có “Tiền mặt”
C. Nhận séc, kiểm tra ký hiệu mật, lập giấy báo Nợ liên hàng, ghi Có vàoTK của người cầm séc, sau đó trả tiền cho người cầm séc
D. Nhận séc, ghi Nợ ngân hàng cấp séc, ghi Có TK của người cầm séc, lập giấy báo liên hàng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu, trả tiền và một bản diệp của tờ séc cho khách hàng