250 câu trắc nghiệm Kế toán ngân hàng
Mời các bạn cùng tham khảo "Bộ 250 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán ngân hàng" có đáp án giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán và Tài chính có thêm tài liệu học tập cũng như ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Đồng thời còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong thanh toán liên hàng, trung tâm kiểm soát đối chiếu có nhiệm vụ gì đối với các ngân hàng tham gia thanh toán?
A. Hạch toán theo số liệu của ngân hàng A chuyển đến ngân hàng B
B. Kiểm soát, đối chiếu, gửi sổ đối chiếu tới ngân hàng B
C. Kiểm soát, đối chiếu và gửi số đối chiếu tới ngân hàng A và ngân hàng B
D. Hạch toán theo giấy báo liên hàng do ngân hàng A gửi tới.
-
Câu 2:
Đối chiếu bên Nợ trong sổ đối chiếu liên hàng là đối chiếu với loại chứng từ nào?
A. Là đối chiếu số dư Nợ tài khoản liên hàng đến
B. Là đối chiếu số dư Có tài khoản liên hàng đi
C. Là đối chiếu các giấy báo Nợ liên hàng
D. Là đối chiếu các giấy báo Có liên hàng
-
Câu 3:
Khi phát hiện có sai lầm trong sổ đối chiếu do trung tâm kiểm soát gửi tới ngân hàng B phải làm gì?
A. Viết công văn hỏi lại trung tâm.
B. Lập bảng kê liên hàng sai lầm theo số liệu của trung tâm và kèm công văn gửi đi.
C. Lập bảng kê chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm và gửi thư tra soát tới trung tâm.
D. Lập bảng kê liên hàng sai lầm làm chứng từ hạch toán vào tài khoản liên hàng sai lầm. Gửi bản kê cho Trung tâm kiểm soát.
-
Câu 4:
Khi nhận được lệnh chuyển Nợ (chuyển điện tử) uỷ quyền, nhưng ngân hàng B không nhận được hợp đồng, thì ngân hàng B hạch toán như thế nào?
A. Nợ TK người phải nhận Nợ | Có TK người thụ hưởng
B. Nợ TK người phải nhận Nợ | Có TK 5112 chuyển tiền đến
C. Nợ TK 5112 chyển tiền đến | Có TK người phải nhận Nợ
D. Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý | Có TK 5112 chuyển tiền đến và báo cho khách hàng đến nhận nợ.
-
Câu 5:
Trong chuyển tiền điện tử, trung tâm thanh toán đối chiếu với các ngân hàng B bằng loại sổ đối chiếu nào?
A. Đối chiếu với các ngân hàng B qua mạng vi tính theo sổ đối chiếu liên hàng khi trung tâm thanh toán truyền lệnh đi ngân hàng B
B. Đối chiếu với các ngân hàng B sau khi đối chiếu với các ngân hàng A theo giấy báo chuyển tiền cảu ngân hàng A chuyển tới trung tâm thanh toán.
C. Thông qua việc hạch toán tại trung tâm khi nhận được lệnh đến và truyền lệnh đi để đối chiếu tự động theo chương trình máy tính.
D. Đối chiếu số liệu ngân hàng A và ngân hàng B theo mẫu số tài khoản kế toán chuyển tiền.
-
Câu 6:
Sau khi nhận được lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền (qua chuyển tiền điện tử) nhưng trên tài khoản của người phải nhận nợ không có tiền, thì ngân hàng B phải làm gì?
A. Hạch toán cho người phải nhận Nợ
B. Hạch toán Nợ TK tiền gửi người phải nhận Nợ, Có TK 5112
C. Hạch toán Nợ TK 5113 chờ xử lý, Có TK 5112 và báo cho khách hàng nộp tiền để thanh toán.
D. Hạch toán vào các TK thích hợp, chuyển điện đi trung tâm thanh toán
-
Câu 7:
Chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cùng hệ thống được thực hiện trong phạm vi nào?
A. Thanh toán giữa các doanh nghiệp có sử dụng vi tính nối mạng với ngân hàng.
B. Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống có nối mạng vi tính với nhau và nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước
C. Thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống nhưng khác địa phương có nối mạng vi tính với nhau và với trung tâm thanh toán.
D. Thanh toán giữa các ngân hàng cùng tỉnh, cùng thành phố có nối mạng vi tính với nhau và với ngân hàng Nhà nước
-
Câu 8:
Một khách hàng đưa đến ngân hàng 4 liên ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng trích TK để trả tiền cho đối tác có TK ở tỉnh B, theo phương thức chuyển tiền điện tử ngân hàng sử dụng ủy nhiệm chi đó như thế nào?
A. Đánh máy lại ủy nhiệm chi, lưu vào máy, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán toàn bộ nội dung ủy nhiệm chi
B. Căn cứ các dữ liệu trên ủy nhiệm chi nhập vào máy tính theo mẫu lệnh thanh toán, sau đó truyền đi trung tâm thanh toán.
C. Nhập các dữ liệu theo nội dung ủy nhiệm chi sau đó truyền đi tỉnh B
D. Truyền qua mạng vi tính cho tỉnh B toàn bộ nội dung ủy nhiệm chi
-
Câu 9:
Khi ngân hàng B nhận được các chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng A gửi tới gồm các liên ủy nhiệm chi, một giấy báo Có liên hàng, ngân hàng B phải làm những gì với những chứng từ đó theo phương thức đối chiếu phân tán?
A. 1 liên giấy báo Có liên hàng để ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi để báo Có người thụ hưởng
B. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi báo Có người thụ hưởng
C. 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để báo Có người thụ hưởng, 1 liên ủy nhiệm chi lưu
D. 1 liên giấy báo Có liên hàng ghi Nợ TK liên hàng đến, 1 liên giấy báo Có liên hàng để gửi trung tâm kiểm soát, 1 liên ủy nhiệm chi ghi Có người thụ hưởng
-
Câu 10:
Khi ngân hàng A nhận 4 liên ủy nhiệm chi của doanh nghiệp X gửi tới, để thanh toán tiền cho doanh nghiệp Y có tài khoản tại ngân hàng B. Ngân hàng A và ngân hàng B đều tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng A sử dụng 4 liên ủy nhiệm chi như thế nào?
A. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 2 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ
B. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ, 2 liên gửi ngân hàng B
C. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 3 liên gửi ngân hàng B
D. 1 liên ủy nhiệm chi ghi Nợ tài khoản của doanh nghiệp X, 1 liên báo Nợ doanh nghiệp X, 1 liên báo Có doanh nghiệp Y, 1 liên gửi ngân hàng B kèm bảng kê thanh toán bù trừ.
-
Câu 11:
Ông Tuấn nộp 40.000.000đ thanh toán nợ vay của hợp đồng đến hạn. Nợ gốc 55.000.000, thời hạn 9 tháng, lãi suất 1%/tháng. NH đã dự thu toàn bộ lãi vay đủ tiêu chuẩn. NH không đồng ý gia hạn nợ và thu nợ lãi trước, thu nợ gốc sau. NH hạch toán số nợ gốc thu được:
A. Có TK 2111: 40.000.000đ
B. Nợ TK 2111: 35.050.000đ
C. Nợ TK 2111: 40.000.000đ
D. Có TK 2111: 35.050.000đ
-
Câu 12:
Nghiệp vụ nào trong số các nghiệp vụ sau đây thuộc về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán:
A. Mua trái phiếu giữ đến hạn
B. Nghiệp vụ tín dụng
C. Nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu
D. Nghiệp vụ phát hành cổ phiếu
-
Câu 13:
Khi KH đến nộp tiền mặt để thanh toán lãi vay cho khoản nợ lãi mà nợ gốc đang là nợ đủ tiêu chuẩn, kế toán viên sẽ kiểm tra tài khoản nào đang theo dõi lãi vay của khách hàng?
A. Tài khoản 3941
B. Tài khoản 9410
C. Tài khoản 9712
D. Tài khoản 7020
-
Câu 14:
Ngày 17/12/x ông Hải nộp sổ tiết kiệm mở ngày 17/09/x đề nghị tất toán. Nội dung sổ: số tiền 100 trđ, thời hạn 3 tháng cuối kỳ, lãi suất trên sổ 0,9%/tháng. Biết NH dự chi vào cuối mỗi tháng, NH hạch toán trả lãi trên tài khoản 8010:
A. Nợ TK 8010: 2.520.000đ
B. Nợ TK 8010: 2.700.000đ
C. Nợ TK 8010: 180.000đ
D. Không hạch toán TK 8010
-
Câu 15:
Tài khoản nào là tài khoản tài sản:
A. Tiền gửi khách hàng
B. Dự phòng rủi ro cho các cam kết ngoại bảng
C. Tham ô, thiếu mất tài sản chờ xử lý
D. Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý
-
Câu 16:
Thế nào là nguồn vốn của NHTM?
A. Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để cho vay, kinh doanh
B. Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
C. Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để cho vay và đầu tư
D. Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
-
Câu 17:
Vốn chủ sở hữu của NHTM là gì?
A. Là nguồn vốn mà chủ NHTM phải có để bắt đầu hoạt động
B. Là nguồn vốn do các chủ NHTM đóng góp
C. Là nguồn vốn thuộc sở hữu của NHTM
D. Là nguồn vốn do nhà nước cấp
-
Câu 18:
Nguồn từ các quỹ được coi là vốn chủ sở hữu bao gồm những khoản nào?
A. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ khấu hao cơ bản
B. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác
C. Quỹ dự trữ vốn điều lệ, quỹ khen thưởng.
D. Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khấu hao sửa chữa lớn, quỹ khen thưởng.
-
Câu 19:
Các tài sản nợ khác được coi là vốn chủ sở hữu gồm những nguồn nào?
A. Vốn đầu tư mua sắm do nhà nước cấp nếu có; vốn tài trợ từ các nguồn.
B. Vốn đầu tư mua sắm do nhà nước cấp nếu có. Các khoản chênh lệnh do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; các loại cổ phần do các cổ đông góp thêm.
C. Vốn đầu tư mua sắm do nhà nước cấp nếu có. Các khoản chênh lệnh do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ.
D. Các khoản chênh lệnh do đánh giá lại tài sản, lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ
-
Câu 20:
Vốn huy động của NHTM gồm những loại nào?
A. Tiền gửi, vốn vay các tổ chức tín dụng khác và NHTW; vốn vay trên thị trường vốn, nguồn vốn khác.
B. Tiền gửi, vốn vay NHTM; vay ngân sách nhà nước; vốn được ngân sách cấp bổ sung.
C. Tiền gửi, vốn vay các tổ chức tín dụng khác; ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
D. Tiền gửi, vốn vay NHTW; vốn vay ngân sách, nguồn vốn khác.
-
Câu 21:
Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm những bộ phận nào?
A. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền đi vay NHTW
B. Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay TCTD khác.
C. Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác.
D. Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác.
-
Câu 22:
Tại sao phải quản lý nguồn vốn
A. Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của NHTM để có vốn nộp lợi nhuận, thuế cho nhà nước.
B. Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; Đảm bảo nguồn vốn NHTM tăng trưởng bền vững, đáp ứng kịp thời, đầy đủ về thời gian, lãi suất thích hợp; Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
C. Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đảm bảo nguồn vốn NHTM tăng trưởng bền vững, đáp ứng kịp thời, đầy đủ về thời gian lãi suất thích hợp.
D. Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-
Câu 23:
Quản lý vốn chủ sở hữu gồm những nội dung gì?
A. Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tổng tài sản có; Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tài sản có có rủi ro; Xác định vốn CSH trong mối liên hệ với các nhân tố khác
B. Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tổng tài sản; xác định vốn chủ sở hữu với vốn cho vay
C. Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tổng tài sản; Xác định vốn CSH trong mối liên hệ với các nhân tố khác.
D. Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tài sản rủi ro. Xác định vốn CSH trong mối liên hệ với các nhân tố khác; xác định vốn chủ sở hữu với quan hệ bảo lãnh, cho thuê tài chính.
-
Câu 24:
Phát biểu nào dưới đây về quản lý vốn huy động là đúng nhất?
A. Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả
B. Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả, quản lý kỳ hạn, phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn.
C. Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả, quản lý kỳ hạn.
D. Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả, quản lý kỳ hạn, phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn; xác định nguồn vốn dành cho dự trữ.
-
Câu 25:
Nội dung của khái niệm tín dụng nào dưới đây là chính xác nhất?
A. Chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị
B. Chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị, thời hạn chuyển nhượng
C. Chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị, tính hoàn trả.
D. Chuyển nhượng quyền sử dụng tạm thời 1 lượng giá trị, thời hạn chuyển nhượng, tính hoàn trả.