330 câu trắc nghiệm Công nghệ Hàn
Chia sẻ hơn 330 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Công nghệ Hàn có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thợ hàn thường mắc các bệnh hô hấp, hay các bệnh về thận nguyên nhân là:
A. Khói hàn
B. Dòng điện hàn
C. Hồ quang hàn
D. Điện áp hàn
-
Câu 2:
Thợ hàn khi hàn kim loại mạ hoặc sơn thường hít phải khói hàn và bị các bệnh như phổi, suy thận là do khói hàn chứa các chất:
A. Hidro và oxy
B. Cadmium
C. Oxit sắt
D. Hidro, oxit sắt
-
Câu 3:
Khi hàn hồ quang tay ở vị trí 4G (Hình bên dưới) thì góc độ điện cực nghiêng với phương thẳng đứng là:
A. 00 ÷100
B. 200 ÷300
C. 300 ÷400
D. 400 ÷500
-
Câu 4:
Khi hàn hồ quang tay ở vị trí 4F (Hình bên dưới) thì góc độ điện cực nghiêng với phương thẳng đứng là:
A. 300 ÷450
B. 50 ÷100
C. 500 ÷600
D. 600 ÷700
-
Câu 5:
Trong sản xuất, hàn vẩy có những đặc điểm:
A. Tính kinh tế thấp
B. Sau khi hàn vẩy khơng cần gia công cơ khí
C. Hàn vẩy không thể tiến hành trong lò có khí bảo vệ
D. Chi tiết hàn vẩy có ứng suất cục bộ lớn hơn nhiều so với hàn bằng các phương pháp hàn khác
-
Câu 6:
Chọn chế độ hàn vẩy chủ yếu là:
A. Chọn nhiệt độ hàn, thời gian nung nóng và tốc độ nung nóng
B. Đường kính que hàn, điện áp hàn
C. Đường kính que hàn, cường độ dòng hàn
D. máy hàn, vật liệu hàn
-
Câu 7:
Nhiệt độ hàn phải là một đại lượng xác định, nó thường lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn khoảng:
A. (350 ÷ 500 )C
B. (1050 ÷ 1200 )C
C. (1000 ÷ 1500)C
D. (3500 ÷ 5000 )C
-
Câu 8:
Đặc điểm của phương pháp hàn vẩy là:
A. Tốc độ nung nóng phụ thuộc vào kích thước vật hàn
B. Tốc độ nung nóng không phụ thuộc vào độ dẫn nhiệt
C. Tốc độ nung nóng không phụ thuộc yêu cầu kỹ thuật hàn
D. Tính dân nhiệt càng kém thì tốc độ nung nóng càng nhanh
-
Câu 9:
Phương pháp hàn nối các chi tiết lại với nhau nhờ kim loại, hợp kim trung gian là:
A. Hàn khí
B. Hàn điện nóng chảy
C. Hàn ma sát
D. Hàn vảy
-
Câu 10:
Đặc điển hàn vẩy đối với loại vẩy hàn mềm là:
A. Dùng để hàn những sản phẩm làm việc chịu lực lớn
B. Dùng để hàn những sản phẩm làm việc ở nhiêt độ thấp
C. Dùng để hàn những sản phẩm làm việc ở nhiêt độ cao
D. Tính kinh tế thấp
-
Câu 11:
Trong hàn vẩy đặc điểm của vẩy hàn cứng là:
A. Dùng hàn đồng thau, bạc, nhôm
B. Không hàn được các vật liệu: đồng thau, bạc
C. Chỉ hàn được vật liệu đồng thau không hàn được nhôm
D. Hàn được vật liệu nhôm không hàn được đồng thau
-
Câu 12:
Trong hàn vẩy độ bền của mối hàn vẩy phụ thuộc vào:
A. Cường độ dòng điện hàn
B. Cách chọn loại vẩy hàn khi hàn
C. Điện áp hàn
D. Thuốc hàn
-
Câu 13:
Thời gian nung nóng càng dài thì chiều sâu thẩm thấu của kim loại vẩy hàn vào kim loại vật hàn:
A. Càng giảm
B. Càng tăng
C. Không ảnh hưởng
D. Không ảnh hưởng khi hàn vảy cứng
-
Câu 14:
Dựa vào nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn, người ta chia thành hai nhóm nào sau đây:
A. Vẩy cứng và vẩy mềm
B. Vẩy dẫn điện và không dẫn điện
C. Vẩy kim loại và phi kim
D. Dạng khí và dạng lỏng
-
Câu 15:
Nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn khi hàn kim loại A có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại B là:
A. Thấp hơn kim loại A
B. Cao hơn kim loại B
C. Cao hơn A thấp hơn B
D. Bằng kim loại B
-
Câu 16:
Loại vẩy hàn nào sau đây là vẩy mềm:
A. Đồng thau
B. Thiếc
C. Nhôm
D. Bạc
-
Câu 17:
Chế độ hàn vẩy bao gồm nhiệt độ nung nóng, tốc độ nung và:
A. Cường độ dòng hàn
B. Tốc độ hàn
C. Điện áp hàn
D. Thời gian nung nóng
-
Câu 18:
Thuốc hàn vẩy có tác dụng làm sạch lớp oxít và các chất bẩn, giảm sức căng bề mặt của kim loại nóng chảy và:
A. Ổn định hồ quang
B. Tính sệt cao
C. Tính thẩm thấu tốt
D. Khó nóng chảy
-
Câu 19:
Vẩy hàn khi nóng chảy phải có tính chảy loảng cao điền đầy mối hàn, dễ bám chắc vào bề mặt mối hàn và yêu cầu phải:
A. Khuếch tán tốt, nhiệt độ nóng chảy cao hơn chi tiết
B. Khuếch tán tốt, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn chi tiết
C. Khó khuếch tán, dễ vón cục
D. Khó khuếch tán , nhiệt độ nóng chảy cao hơn chi tiết
-
Câu 20:
Hệ số truyền nhiệt của vẩy hàn so với chi tiết hàn là?
A. Thấp hơn nhiều so với chi tiết
B. Cao hơn nhiều so với chi tiết hàn
C. Hệ số truyền nhiệt bằng không
D. Gần bằng chi tiết hàn
-
Câu 21:
Phương pháp hàn nào sau đây để hàn lưởi dao tiện bằng hợp kim cứng vào cán dao thép cac bon:
A. Hàn vảy cứng
B. Hàn vảy mềm
C. Hàn tiếp xúc điện trở
D. Hàn hồ quang tay
-
Câu 22:
Rãnh hàn được điền đầy bằng kim loại mối hàn từ dưới lên trên do kim loại nóng chảy được đưa vào thông qua điện cực nóng chảy. Điện cực dạng:
A. Dạng que hàn thuốc bọc
B. Dạng dây hàn hoặc dạng tấm dây
C. Dạng dây hàn lỏi thuốc
D. Thuốc hàn
-
Câu 23:
Phương pháp hàn điện xỉ chỉ hàn được vị trí hàn:
A. Hàn bằng
B. Hàn đứng(hàn leo)
C. Hàn ngang
D. Hàn trần
-
Câu 24:
Đặc điểm của hàn điện xỉ:
A. Xỉ tiêu hao cao
B. Ít biến dạng
C. Chỉ hàn được các vật mỏng
D. Chỉ áp dụng được cho vị trí hàn trần
-
Câu 25:
Khi kiểm tra mối hàn bằng phương pháp Kiểm tra bằng áp lực nước: để kiểm tra người ta bơm nước vào kết cấu cần kiểm tra, tạo một áp suất dư:
A. Cao hơn áp suất làm việc 1,5 đến 2 lần
B. Cao hơn áp suất làm việc 15 đến 20 lần
C. Thấp hơn áp suất làm việc 1,5 đến 2 lần
D. Bằng áp suất làm việc