340+ Câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu
tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ đến các bạn 300+ câu hỏi trắc nghiệm môn Đấu thầu có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về đấu thầu, quá trình tổ chức đấu thầu, các gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giới hạn phần trăm giá trị công việc nhà thầu phụ được thực hiện trong gói thầu:
A. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu chính được Chủ đầu tư/Bên mời thầu quy định trong HSMT dành cho nhà thầu phụ.
B. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá 10% trên giá gói thầu.
C. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá 10% trên giá dự thầu của nhà thầu chính.
D. Nhà thầu phụ không được thực hiện quá 20% trên giá dự thầu của nhà thầu chính.
-
Câu 2:
Trong quá trình tổ chức đấu thầu, Bên mời thầu thông báo thay đổi thời điểm đóng thầu. Đối với các HSMT đã nộp, Bên mời thầu có cách xử lý:
A. Yêu cầu các nhà thầu đã nộp HSDT phải đến nhận lại HSDT đã nộp theo nguyên trạng.
B. Không cho phép nhà thầu nhận lại HSDT đã nộp. Đồng thời, bảo quản HSDT của các nhà thầu đã nộp theo chế độ “Mật”.
C. Cho phép nhà thầu nhận lại HSDT và đề nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu (nếu có). HSDT của các nhà thầu không nhận lại sẽ được bảo quản theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.
D. Cả 03 cách xử lý a, b, c đều đứng
-
Câu 3:
Chứng thư số là gì?
A. Chứng thư điện tử do chủ đầu tư tự tạo.
B. Chứng thư điện tử do Bộ chủ quản cấp.
C. Chứng thư điện tử do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp.
D. Chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia
-
Câu 4:
Trong lễ mở thầu tiến hành sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu đề nghị bổ sung thư giảm giá do bị thất lạc trong quá trình nộp HSDT theo đường bưu điện:
A. Bên mời thầu chấp nhận do đây là lỗi vận chuyển theo đường bưu điện.
B. Bên mời thầu không chấp nhận vì thư giảm giá của nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu
C. Bên mời thầu tạm thời ghi nhận nội dung trong thư giảm giá của nhà thầu và trình chủ đầu tư quyết định.
D. Bên mời thầu xin ý kiến của chủ đầu tư để xem xét, quyết định.
-
Câu 5:
Nội dung của Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm:
A. Tên gói thầu; giá gói thầu; Nguồn vốn; Hình thức lựa chọn nhà thầu; Hình thức hợp đồng.
B. Tên gói thầu; giá gói thầu; Nguồn vốn; Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu; Hình thức hợp đồng; Thời gian thực hiện.
C. Tên gói thầu; giá gói thầu; Nguồn vốn; Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu; Loại hợp đồng; Thời gian thực hiện hợp đồng.
D. Tên gói thầu; giá gói thầu; Nguồn vốn; Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu; Thời gian thực hiện hợp đồng.
-
Câu 6:
Gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế: Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận HSMT (trừ gói thầu quy mô nhỏ).
A. Tối thiểu là 5 ngày trước thời điểm đóng thầu.
B. Tối thiểu là 7 ngày trước thời điểm đóng thầu.
C. Tối thiểu là 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
D. Tối thiểu là 15 ngày trước thời điểm đóng thầu
-
Câu 7:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi phê duyệt dự án:
A. Do chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư) phê duyệt bằng văn bản.
B. Do người có thẩm quyền quyết định phê duyệt bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
C. Phải được lập cho toàn bộ dự án, không được lập cho từng gói thầu riêng lẻ.
D. Từng gói thầu phải được lập kế hoạch đấu thầu riêng.
-
Câu 8:
Lựa chọn phương pháp đánh giá HSDT cho gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn có quy mô nhỏ, đơn giản:
A. Sử dụng phương pháp giá thấp nhất.
B. Sử dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá nếu các chi phí của gói thầu có thể quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng.
C. Sử dụng phương pháp giá cố định.
D. Sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá vì gói thầu chú trọng tới cả chất lượng và chi phí.
-
Câu 9:
Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp nào sau đây?
A. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật đấu thầu.
B. Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật đấu thầu.
C. Nhà thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu.
D. Tất cả các đáp án a, b, c.
-
Câu 10:
Đấu thầu 2 giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào?
A. Là phương thức đấu thầu áp dụng đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp có giá trị > 500 tỷ đồng
B. Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng.
C. Được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. Giai đoạn 1, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính riêng biệt theo yêu cầu của HSMT. Trong giai đoạn hai, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với HSDT giai đoạn hai
D. Được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. Giai đoạn 1, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của HSMT. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp HSDT bao gồm bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
-
Câu 11:
Đấu thầu quốc tế là gì?
A. Là cuộc đấu thầu chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham dự.
B. Là cuộc đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được tham dự.
C. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế được áp dụng cho tất cả các gói thầu phức tạp, giá trị lớn.
D. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế chỉ được thực hiện khi gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA.
-
Câu 12:
Đấu thầu quốc tế được áp dụng trong các trường hợp nào?
A. Các gói thầu mà nhà tài trợ vốn yêu cầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế
B. Các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, thực hiện dự án hỗn hợp và nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu trong nước nhưng không chọn được nhà thầu trúng thầu.
C. Các gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất hoặc sản xuất nhưng không có khả năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá của hồ sơ mời thầu.
D. Tất cả các trường hợp a,b,c.
-
Câu 13:
Hình thức Tự thực hiện được áp dụng như thế nào?
A. Được áp dụng khi chủ đầu tư tự đảm nhận để thực hiện công việc của gói thầu.
B. Khi áp dụng hình thức này, dự toán cho gói thầu không nhất thiết phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
C. Được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
D. Được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp không phải là tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu nhưng lại có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
-
Câu 14:
Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào?
A. Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong HSMT, HSYC theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu.
B. Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu theo một mức xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu cụ thể và được người có thẩm quyền quyết định tùy theo điều kiện thực hiện gói thầu.
C. Theo một mức xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng phải đảm bảo > 3% giá gói thầu được duyệt.
D. Theo một mức xác định căn cứ vào tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng > 3% giá gói thầu được duyệt.
-
Câu 15:
Điều kiện phát hành HSMT:
A. Có KHLCNT được duyệt; HSMT được duyệt; và thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu.
B. Có KHLCNT được phê duyệt; HSMT được phê duyệt; thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu; nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu; Nội dung, danh mục hàng hóa và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
C. Có KHLCNT được duyệt và thông báo mời thầu hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu.
D. Có KHLCNT được phê duyệt; HSMT được phê duyệt; thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu; nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu; nội dung, danh mục hàng hóa và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung; bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu;
-
Câu 16:
Gói thầu tổ chức đấu thầu trong nước: Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận HSMT (trừ gói thầu quy mô nhỏ).
A. Tối thiểu là 5 ngày trước thời điểm đóng thầu.
B. Tối thiểu là 7 ngày trước thời điểm đóng thầu.
C. Tối thiểu là 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
D. Tối thiểu là 15 ngày trước thời điểm đóng thầu.
-
Câu 17:
Phương pháp đánh giá đối với gói thầu dịch vụ tư vấn lựa chọn nhà thầu là tổ chức:
A. Sử dụng phương pháp giá thấp nhất; phương pháp giá đánh giá; phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn yêu cầu có kỹ thuật cao;
B. Sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, phương pháp dựa trên kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn yêu cầu có kỹ thuật cao;
C. Chỉ sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
D. Sử dụng phương pháp giá thấp nhất; phương pháp giá cố định; phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn yêu cầu có kỹ thuật cao;
-
Câu 18:
Chi phí trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì?
A. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được bán cho các nhà thầu với giá không quá 1 triệu đồng đối với đấu thầu trong nước;
B. Hồ sơ mời thầu đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế phải được bán với giá theo thông lệ quốc tế.
C. Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm.
D. Tất cả các phương án đều sai.
-
Câu 19:
Mua sắm tập trung là gì?
A. Là cách thức tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
B. Là cách thức tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
C. Là cách thức tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu.
D. Cả a, b, c đều sai.
-
Câu 20:
Mua sắm trực tiếp là gì?
A. Là cách thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô không được lớn hơn gói thầu đã ký hợp đồng trước đó.
B. Là cách thức lựa chọn nhà thầu đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó có thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 06 tháng.
C. Khi áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã thực hiện ký kết hợp đồng để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
D. Gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải có nội dung, tính chất tương tự và quy mônhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó.
-
Câu 21:
Tình huống đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ; có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu; có đề xuất về mặt kỹ thuật đáp ứng yêu cầu; có tổng sai lệch (thừa trừ thiếu) không quá 10% giá dự thầu; có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá thấp nhất (tiêu chí đánh giá HSDT sử dụng phương pháp giá thấp nhất); giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu/dự toán được duyệt.
A. Được đề nghị trúng thầu.
B. Không được đề nghị trúng thầu.
C. Trường hợp hồ sơ dự thầu có sai lệch thiếu không quá 10% thì được đề nghị trúng thầu
D. Trường hợp hồ sơ dự thầu có sai lệch thừa không quá 10% thì được đề nghị trúng thầu.
-
Câu 22:
Tình huống: Nhà thầu A ký hợp đồng thực hiện gói thầu X với giá 02 tỷ đồng với giá trị dành cho nhà thầu phụ B được xác định trong hồ sơ dự thầu theo đúng HSMT và hợp đồng ký kết là 250 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có ý kiến cho rằng nhà thầu A vi phạm pháp luật về đấu thầu. Câu hỏi: nhà thầu A vi phạm pháp luật về đấu thầu trong trường hợp nào?
A. Nhà thầu A giao cho nhà thầu phụ B thực hiện khối lượng công việc với giá trị 500 triệu đồng.
B. Nhà thầu A giao cho nhà thầu B thực hiện công việc theo đứng nội dung trong HSDT và giá trị 250 triệu đồng.
C. Nhà thầu A đã sử dụng thầu phụ B có giá trị 12,5% (lớn hơn 10%) giá hợp đồng đã ký kết.
D. Tất cả các phương án a. b. c. đều vi phạm.
-
Câu 23:
Bảo đảm thực hiện hợp đồng.
A. Bảo đảm thực hiện hợp đồng áp dụng đối với tất cả các nhà thầu khi ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu.
B. Bảo đảm thực hiện hợp đồng áp dụng đối với tất cả các nhà thầu, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
C. Bảo đảm thực hiện hợp đồng áp dụng đối với tất cả các nhà thầu, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện.
D. Bảo đảm thực hiện hợp đồng áp dụng đối với tất cả các nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
-
Câu 24:
Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng:
A. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
B. Việc điều chỉnh hợp đồng phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng (nếu có).
C. Việc điều chỉnh hợp đồng áp dụng với tất cả các loại hợp đồng.
D. Đáp án a và b đúng.
-
Câu 25:
Lựa chọn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:
A. Phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá.
B. Phương pháp giá thấp nhất và phương pháp dựa trên kỹ thuật.
C. Phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật.
D. Phương pháp giá giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.