350+ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy
Chia sẻ hơn 350+ câu trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Có bao nhiêu phương pháp ăn dao khi tiện mặt trụ ngoài:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Tính công nghệ của kết cấu là một khái niệm mang tính chất tổng hợp. Vì vậy, ta cần phải nghiên cứu và giải quyết triệt để các khâu:
A. Thiết kế, gia công cơ.
B. Thiết kế, gia công cơ, lắp ráp.
C. Thiết kế, chế tạo phôi, gia công cơ, lắp ráp.
D. Thiết kế, chế tạo phôi, gia công cơ, lắp ráp, vận hành và sữa chữa.
-
Câu 3:
Trình tự gia công các chi tiết dạng trục:
A. Gia công chuẩn bị, gia công thô, bán tinh, nhiệt luyện, nắn thẳng, gia công tinh.
B. Gia công chuẩn bị, nắn thẳng, gia công thô, bán tinh, gia công tinh, nhiệt luyện.
C. Gia công thô, gia công bán tinh, gia công tinh, nhiệt luyện.
D. Cả a, b, c đều được.
-
Câu 4:
Chuẩn được hình thành khi lập các chuỗi kích thước trong quá trình thiết kế là:
A. Chuẩn kiểm tra
B. Chuẩn thiết kế
C. Chuẩn công nghệ
D. Chuẩn lắp ráp
-
Câu 5:
Theo TCVN hệ số chuyên môn hóa Kc = 112 thì dạng sản xuất của sản phẩm là:
A. Đơn chiếc.
B. Loạt lớn.
C. Hàng khối
D. Loạt nhỏ
-
Câu 6:
Độ chính xác của mài khôn có thể đạt:
A. Cấp 6 ÷ 5
B. Cấp 7 ÷ 6
C. Cấp 8÷7
D. Cấp 9÷8
-
Câu 7:
Hiện tượng biến cứng bề mặt tăng khi các yếu tố sau thay đổi như thế nào:
A. Góc trước tăng.
B. Tốc độ cắt v tăng.
C. Góc sát tăng.
D. Lực cắt tăng.
-
Câu 8:
Để phân loại các dạng sản xuất người ta dựa vào.
A. Sản lượng sản phẩm hàng năm và số lượng sản phẩm từng lần đặt hàng
B. Mức độ ổn định của sản lượng và số lượng sản phẩm từng lô hàng
C. Số lượng sản phẩm trong lô hàng
D. Mức độ ổn định và sản lượng hàng năm.
-
Câu 9:
Để gá đặt phôi chính xác theo chiều trục, ta dùng:
A. Mũi tâm cứng thông dụng
B. Mũi tâm lớn.
C. Mũi tâm có khía rãnh
D. Mũi tâm tự lựa
-
Câu 10:
Độ cứng vững của hệ thống công nghệ là:
A. Khả năng chống lại sự biến dạng khi chịu tác dụng của ngoại lực.
B. Khả năng bị biến cứng khi có lực tác dụng.
C. Tỷ số giữa phản lực chiều trục và chuyển vị tương đối y giữa dao và chi tiết gia công theo hướng đó.
D. Tỷ số giữa lực tiếp tuyến và chuyển vị tương đối y giữa dao và chi tiết gia công theo hướng đó.
-
Câu 11:
Cho công thức (KG/mm), công thức trên được hiểu là:
A. Hệ số bôi trơn
B. Độ cứng của bề mặt chi tiết gia công.
C. Độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
D. Hệ số ma sát.
-
Câu 12:
Thời gian nghỉ ngơi tự nhiên là:
A. Thời gian trực tiếp cắt gọt vật liệu
B. Thời gian gá đặt, tháo kẹp, bật máy.
C. Thời gian lau chùi máy, dọn phoi, chuyển phoi.
D. Thời gian dành cho nhu cầu tự nhiên như vệ sinh cá nhân.
-
Câu 13:
Có bao nhiêu phương pháp gá đặt chi tiết:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Ảnh hưởng do biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ đến độ chính xác gia công thể hiện qua:
A. Ảnh hưởng của độ cứng vững hệ thống công nghệ.
B. Ảnh hưởng do dao cùn.
C. Ảnh hưởng do sai số của phôi.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 15:
Những yếu tố phụ thuộc vào mức độ biến dạng dẻo của lớp bề mặt ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt là:
A. Nhiệt cắt.
B. Thông số hình học của dụng cụ cắt.
C. Vật liệu gia công.
D. Cả b và c đúng.
-
Câu 16:
Hệ số chính xác hoá luôn có giá trị:
A. lớn hơn 1.
B. nhỏ hơn 1.
C. bằng 1.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 17:
Để tiện một đoạn trụ bậc người ta chia làm ra các lát cắt: 3 lát cắt thô cùng chiều sâu, 2 lát cắt bán tinh, 1 lát cắt tinh. vậy thì quá trình trên gồm mấy bước.
A. 1 bước
B. 2 bước
C. 3 bước
D. 4 bước.
-
Câu 18:
Nhiệm vụ của bạc dẫn hướng.
A. Hướng dụng cụ cắt đến đúng vị trí cần gia công.
B. Tăng độ cứng vững.
C. Cả 2 câu a và b đều đúng.
D. Cả 2 câu a và b đều sai.
-
Câu 19:
Theo TCVN độ nhẵn bề mặt chi tiết máy được chia làm bao nhiêu cấp:
A. 2
B. 24
C. 14
D. 20
-
Câu 20:
Chọn câu sai: lớp biến cứng bề mặt chi tiết máy có tác dụng:
A. Sinh ra các phần tử ăn mòn tăng cường quá trình ăn mòn và khuếch tán ở lớp bề mặt.
B. Làm tăng tính chống mòn của chi tiết máy.
C. Làm tăng độ bền mỏi của chi tiết máy.
D. Làm tăng độ chính xác các mối lắp ghép.
-
Câu 21:
Trục khuỷu có đặc điểm nào sau đây:
A. Trục có các cổ trục đồng tâm
B. Trục có các cổ trục không đồng tâm
C. Trục có bánh răng liền trục
D. Trục có kết cấu rỗng bên trong.
-
Câu 22:
Chọn trình tự gia công chi tiết dạng hộp cho thích hợp:
A. Gia công chuẩn tinh, gia công các lỗ kẹp, gia công thô và tinh lỗ lắp ghép, gia công các mặt phẳng, kiểm tra
B. Gia công chuẩn tinh, gia công các mặt phẳng, gia công thô lỗ lắp ghép, gia công lỗ kẹp, gia công tinh lỗ lắp ghép, kiểm tra
C. Gia công chuẩn tinh, gia công lỗ kẹp, gia công mặt phẳng, gia công thô và tinh lỗ lắp ghép, kiểm tra
D. Gia công chuẩn tinh, gia công các mặt phẳng, gia công lỗ kẹp, kiểm tra, gia công thô và tinh lỗ lắp ghép
-
Câu 23:
Theo TCVN hệ số chuyên môn hóa Kc = 5 thì dạng sản xuất của sản phẩm là:
A. Đơn chiếc.
B. Loạt lớn.
C. Hàng khối.
D. Loạt nhỏ
-
Câu 24:
Nguyên nhân nào không là nguyên nhân gây ra sai số hệ thống thay đổi theo thời gian:
A. Dụng cụ cắt bị mòn.
B. Biến dạng nhiệt của máy, dao, đồ gá.
C. Vị trí của phôi trên đồ gá bị thay đổi.
D. Cả a, b đúng.
-
Câu 25:
Khi gia công tinh trục trơn với số lượng lớn ví dụ như các tỳ định vị khuôn dập) nên sử dụng phương pháp nào sau đây để đạt năng suất cao:
A. Mài trên máy tiện
B. Mài trên máy mài phẳng
C. Mài trên máy mài tròn vô tâm
D. Mài trên máy mài tròn có tâm