350 câu trắc nghiệm Kế toán quản trị
Mời các bạn sinh viên cùng tham khảo bộ 350 câu trắc nghiệm Kế toán quản trị có đáp án mà tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán có thêm tài liệu tham khảo. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Báo cáo sản xuất được lập với phương pháp xác định chi phí nào?
A. Theo quá trình
B. Theo đơn đặt hàng
C. Tùy doanh nghiệp
-
Câu 2:
Biến phí toàn bộ gồm:
A. Biến phí sản xuất
B. Biến phí bán hàng
C. Biến phí quản lý
D. Tất cả các phương án
-
Câu 3:
Các thước đo sử dụng trong kế toán quản trị là:
A. Tiền
B. Hiện vật
C. Thời gian
D. Tất cả các phương án
-
Câu 4:
Cách tách chi phí hỗn hợp bằng phương pháp cực đại cực tiểu gồm mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 5:
Chi phí biến đổi còn được gọi là:
A. Chi phí khả biến
B. Chi phí bất biến
C. Chi phí hỗng hợp
D. Tất cả các phương án
-
Câu 6:
Chi phí trong kế toán quản trị sử dụng trên khía cạnh nào?
A. Để tính hao phí thực tế
B. Để phản ánh vào báo cáo tài chính
C. Để nhận diện thông tin phục vụ ra quyết định
D. Tất cả các phương án
-
Câu 7:
Chỉ tiêu nào thích hợp nghiên cứu C-V-P tại doanh nghiệp 1 mặt hàng?
A. Kết cấu tiêu thụ
B. Tổng lãi trên biến phí
C. Tỷ suất LB
D. Tất cả các phương án
-
Câu 8:
Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống: “Chi phí hỗn hợp sẽ …. khi mức độ hoạt động tăng”
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Tăng tỷ lệ thuận
-
Câu 9:
Chọn phương án đùng điền vào chỗ trống: “Doanh nghiệp hòa vốn khi tổng lãi trên biến phí …..định phí”
A. Bù đắp đủ
B. Bù đắp thiếu
C. Bù đắp thừa
D. Không rõ
-
Câu 10:
Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Với doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hòa vốn phải dựa vào … để tính”
A. Tỷ lệ lãi trên biến phí
B. Kết cấu tiêu thụ theo doanh thu
C. Tất cả các phương án
-
Câu 11:
Có mấy cách định giá bán sản phẩm thông thường?
A. 2 cách
B. 3 cách
C. 4 cách
D. 5 cách
-
Câu 12:
Có mấy cách vẽ đồ thị hòa vốn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Công suất hòa vốn càng nhỏ thì:
A. Năng lực sản xuất càng dồi dào
B. Năng lực sản xuất càng kém
C. Năng lực sản xuất không đủ để hòa vốn
D. Năng lực sản xuất không phù hợp để sản xuất
-
Câu 14:
Điểm hòa vốn là điểm:
A. LB=ĐP
B. Doanh thu = Chi phí
C. Lợi nhuận = 0
D. Tất cả các phương án
-
Câu 15:
Định giá bán sản phẩm mới cần chú ý gì?
A. Lựa chọn giá bán hợp lý
B. Giới thiệu sản phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau
C. Xác định giá bán theo biến phí toàn bộ
D. Tất cả các phương án
-
Câu 16:
Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát vẽ bởi đường nào?
A. Doanh thu
B. Chi phí
C. Định phí
D. Tất cả các phương án
-
Câu 17:
Doanh nghiệp có biến phí chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu chi phí thì tỷ suất lãi trên biến phí là:
A. Cao
B. Thấp
C. Trung bình
D. Không liên quan
-
Câu 18:
Doanh thu giống nhau giữa các phương án là:
A. Thông tin không cần thiết
B. Thông tin cần thiết
C. Thông tin thích hợp
D. Thông tin không thích hợp
-
Câu 19:
Doanh thu không chênh lệch luôn là:
A. Thông tin không thích hợp
B. Thông tin cần thiết
C. Thông tin không cần thiết
D. Thông tin thích hợp
-
Câu 20:
Đòn bẩy kinh doanh còn được gọi là:
A. Đòn cân doanh số
B. Đòn cân định phí
C. Đòn bẩy doanh thu
D. Đòn bẩy lợi nhuận
-
Câu 21:
Đòn bẩy kinh doanh tính bởi công thức:
A. Tốc độ tăng LN/tốc độ tăng DT
B. LB/LN
C. Tất cả các phương án
-
Câu 22:
Giá nhân công tính dựa trên chi phí nào?
A. Nhân công trực tiếp
B. Chi phí ngoài sản xuất
C. Sản xuất chung
D. Tất cả các phương án
-
Câu 23:
Kế toán có ý nghĩa cần thiết nhất với:
A. Chủ nợ
B. Nhà quản lý
C. Người cung cấp
D. Tất cả các phương án
-
Câu 24:
Kế toán tài chính và kế toán quản trị có điểm giống nhau là:
A. Dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán
B. Chung đối tượng
C. Liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý cấp cao
D. Tất cả các phương án
-
Câu 25:
Kết cấu chi phí là gì?
A. Mối quan hệ tỷ lệ giữa biến phí và định phí trong tổng chi phí
B. Mối quan hệ giữa biến phí và định phí
C. Mối quan hệ giữa mức tiêu thụ sản phẩm với tổng mức tiêu thụ
D. Tất cả các phương án