470 câu trắc nghiệm Chuẩn đoán hình ảnh
Với hơn 470 câu trắc nghiệm Chuẩn đoán hình ảnh (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ câu hỏi xoay quanh những kiến thức về ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng tia X, sóng siêu âm hoặc từ trường (MRI) để thể hiện cấu trúc cơ thể con người bằng hình ảnh theo quy ước nhằm cung cấp những thông tin lâm sàng cho bác sĩ. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trên hình ảnh siêu âm ta có thể thấy thành ống tiêu hoá có:
A. 2 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 5 lớp
-
Câu 2:
Chẩn đoán hình ảnh tốt nhất đối với các khối u ở gan là:
A. Siêu âm màu
B. CLVT
C. Cộng hưởng từ
D. Chụp mạch số hoá xoá nền
-
Câu 3:
Trong trường hợp nào thủng tạng rỗng mà không thấy được hình liềm hơi:
A. Thủng ít hơi
B. Thủng bít
C. Thủng ở mặt sau
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
U nhu mô thận có thể gây hội chứng khối choáng chổ trên phim NĐTM với các hình ảnh:
A. Đài thận bị kéo dài do u phát triển kéo theo đài thận, đài thận không đều hình răng cưa
B. Hình cắt cụt, ép mỏng, in dấu
C. Hình lệch hướng các đài thận, các đài thận hội tụ quanh u như hình hoacúc, bóng thận lớn bờ hình múi
D. Câu B và D đúng
-
Câu 5:
Vỡ tạng đặc, phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào tốt nhất:
A. Chụp X quang có tiêm thuốc
B. Siêu âm màu
C. CLVT
D. Cộng hưởng từ
-
Câu 6:
Các kỹ thuật nào có thể thăm khám tiền liệt tuyến:
A. siêu âm trên xương mu hoặc qua trực tràng
B. chụp CLVT
C. chụp cộng hưởng từ
D. Câu A,B và C đúng
-
Câu 7:
Hình ảnh quan trọng của siêu âm của gan -tim:
A. Kích thước gan lớn, có giãn tĩnh mạch gan, tĩnh mạch chủ dưới bình thường
B. Tĩnh mạch chủ dưới giãn, không thay đổi theo chu kỳ hôhấp
C. Kích thước gan lớn, có giãn tĩnh mạch gan, tĩnh mạch chủ dưới teo
D. Kích thước gan không lớn, có giãn tĩnh mạch gan và tĩnh mạch chủ dưới
-
Câu 8:
Trong bệnh gan tim thường gặp:
A. Suy tim trái
B. Suy tim phải
C. Suy tim toàn bộ
-
Câu 9:
Nhược điểm chung của cộng hưởng từ:
A. độ phân giải không gian thấp, bờ cấu trúc ít rõ
B. có nhiều ảnh nhiểu do nhu động ruột, cử động hô hấp, nhịp đập tim
C. chống chỉ định đối với bệnh nhân có mang dị vật từ tính
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 10:
Dạ dày teo nhỏ toàn bộ trong trường hợp sau:
A. Viêm xơ mạn tính
B. K dạ dày
C. Nhiễm cứng (Linite gastrique)
D. Loét xơ chai
-
Câu 11:
Dạ dày bị sa khi:
A. Tăng trương lực
B. Tăng nhu động
C. Giảm trương lực
D. Đáy sa quá mào chậu ở tư thế đứng
-
Câu 12:
Lợi điểm chung của cộng hưởng từ:
A. không gây nhiễm xạ, không gây tai biến cho bệnh nhân
B. xem cấu trúc trong không gian ba chiều
C. độ phân giải đối quang tốt, phân biệt rõ các cấu trúc
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 13:
Dạ dày đồng hồ cát có nghĩa là:
A. Bị biến dạng kiểu hình túi
B. Bị biến dạng hình hai túi
C. Thắt hai túi cơ năng
D. Thắt hai túi thực thể
-
Câu 14:
Sỏi san hô ở vị trí:
A. đài thận
B. đài-bể thận
C. niệu quản
D. bàng quang
-
Câu 15:
Trên hình ảnh X quang, ổ loét dạ dày là:
A. Ổ đọng thuốc, cố định thường xuyên
B. Ổ đục khoét vào thành dạ dày
C. Hình lồi không cố định, thường xuyên
D. Hình lồi không cố định, không thường xuyên
-
Câu 16:
Trên hình ảnh siêu âm, ổ loét ống tiêu hóa là:
A. Ổ đọng hơi ở mặt sau
B. Ổ đọng dịch ở mặt trước
C. Ổ đọng dịch ở mặt sau
D. Đục khoét, mất liên tục ở bề mặt niêm mạc
-
Câu 17:
Các nguyên nhân ngoài hệ tiết niệu thường gây tắc đường dẫn niệu là:
A. xơ sau phúc mạc
B. u vùng tiểu khung
C. u ruột non
D. Câu A và B đúng
-
Câu 18:
Hình ảnh gián tiếp của ổ loét ống tiêu hóa gồm:
A. Nhiễm cứng giới hạn
B. Xơ co kéo hội tụ niêm mạc
C. Hẹp, giãn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Cách phân biệt ổ loét thật và ổ loét giả gồm:
A. Có tồn tại hay không tồn tại
B. Có xuất hiện thường xuyên hay không thường xuyên
C. Có thường xuyên, cố định hay không
D. Có nhiễm cứng giới hạn hay không
-
Câu 20:
Chẩn đoán thận ứ mủ phải dựa vào:
A. siêu âm
B. siêu âm màu
C. phim NĐTM
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 21:
Hình ảnh tuyết rơi thấy trong trường hợp:
A. Hẹp môn vị giai đoạn đầu
B. Hẹp môn vị giai đoạn sau
C. Hẹp môn vị gây hẹp dạ dày, thuốc cản quang rơi xuống qua lớp dịch
D. Hẹp môn vị gây giãn dạ dày, thuốc cản quang rơi xuống qua lớp dịch
-
Câu 22:
Trên siêu âm không phân biệt thành phần cấu tạo sỏi:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Ta có thể dùng thuốc cản quang chụp mạch máu để chụp ống tiêu hóa:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Thuốc cản quang đường uống thường là:
A. Baryt
B. Iode
-
Câu 25:
Trong khi khám X quang ống tiêu hóa ta không cần chuẩn bị cho bệnh nhân:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Siêu âm có thể thấy dịch quanh thận:
A. đúng
B. sai
-
Câu 27:
Nội soi tiêu hoá không làm được khi ống tiêu hoá bị hẹp:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Chẩn đoán nội soi thường chính xác hơn chụp X quang ống tiêu hoá nhờ đánh giá được bề mặt thành ống tiêu hoá, sinh thiết:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Nhiễm trùng đường tiểu có thể từ đường máu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất đối với thành ống tiêu hoá là siêu âm hiện đại:
A. Đúng
B. Sai