Trắc nghiệm ôn thi môn Toán kinh tế
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Toán kinh tế có đáp án. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức về phương án tối ưu của bài toán, bài toán quy hoạch tuyến tính, hệ phương trình, phương trình tuyến tính,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tìm phương án tối ưu của bài toán:
\(\begin{array}{l} f(x) = 2{x_1} + {x_2} \to \min \\ \left\{ \begin{array}{l} {x_1} + {x_2} \ge 2\\ 2{x_1} + \frac{3}{2}{x_2} \le 6\\ 3{x_1} + {x_2} \ge 3\\ {x_1} \ge 0;{x_2} \ge 0 \end{array} \right. \end{array}\)
A. x * = (1; 0)
B. x * = (3; 0)
C. x * = (0; 3)
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 2:
Giả sử phương án tối ưu của bài toán mở rộng (bài toán M) là \(x* = ( - 2; - 3;0;1;2)\) với x5 là ẩn giả. Khi đó phương án tối ưu của bài toán xuất phát là:
A. \(\overline x = {\rm{( - 2; - 3;0;1)}}\)
B. \(\overline x = {\rm{( - 2; - 3;1)}}\)
C. Không tồn tại
D. \(\overline x = {\rm{( - 2; - 3)}}\)
-
Câu 3:
Giả sử phương án tối ưu của bài toán mở rộng (bài toán M) là x* = (-3;0;1;0), với x4 là ẩn giả. Khi đó phương án tối ưu của bài toán xuất phát là:
A. \(\overline x = {\rm{( - 3; 1;0)}}\)
B. \(\overline x = {\rm{( - 3; 0;1)}}\)
C. Không tồn tại
D. \(\overline x = {\rm{( - 3; 1)}}\)
-
Câu 4:
Tìm phương án tối ưu của bài toán:
\(\begin{array}{l} f(x) = 3{x_1} + 3{x_2} \to \min \\ \left\{ \begin{array}{l} 2{x_1} - {x_2} \le 4\\ 5{x_1} + {x_2} \le 10\\ {x_1} \ge 0;{x_2} \ge 0 \end{array} \right. \end{array}\)
A. x* = (2;5)
B. x* = (0;0)
C. x* = (6;4)
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 5:
Tìm phương án tối ưu của bài toán:
\(\begin{array}{l} f(x) = 3{x_1} + 2{x_2} \to \max \\ \left\{ \begin{array}{l} - 2{x_1} - {x_2} \le - 4\\ 2{x_1} + 2{x_2} \le 6\\ {x_1} \ge 0;{x_2} \ge 0 \end{array} \right.\\ \end{array}\)
A. x* = (1;2)
B. x* = (3;4)
C. x* = (9;5)
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 6:
Cho bài toán quy hoạch tuyến tính: \(\begin{array}{l} f(x) = - 3{x_1} + {x_2} + 5{x_3} - 2{x_4} + {x_5} \to \min \\ \left\{ \begin{array}{l} - {x_1} + {x_2} - 3{x_4} = 5\\ 5{x_1} + {x_3} = 29\\ - 7{x_1} + 2{x_4} + {x_5} = 7\\ {x_j} \ge 0,j = \overline {1,5} \end{array} \right. \end{array}\)
Véctơ nào sau đây là một phương án của bài toán:
A. x(1) = (0; 5;29;0;7;0)
B. x(2) = (0;5;29;0;7)
C. x(3) = (5;0;29;0;7)
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 7:
Cho quan hệ kinh tế Y = F(X). Xét tại điểm X0, giả sử biên tế của Y là 4,5 và trung bình của Y là 1,6 . Tìm hệ số co giãn của Y theo X tại X0.
A. 2,8125
B. 2,1
C. 4,9
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 8:
Cho hàm tổng chi phí TC = 5K + 4L; với K là vốn, L là lao động. Điều kiện cần để tổng chi phí đạt cực tiểu thỏa ràng buộc F(K, L) = Q0 ( Q0 là mức sản lượng cho trước) là:
A. \(\left\{ \begin{array}{l} F(K,L) = {Q_0}\\ \frac{5}{{\frac{{\partial F}}{{\partial K}}}} = \frac{4}{{\frac{{\partial F}}{{\partial L}}}} \end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{\partial F}}{{\partial K}} = 0\\ \frac{{\partial F}}{{\partial L}} = 0 \end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{\partial TC}}{{\partial K}} = 0\\ \frac{{\partial TC}}{{\partial L}} = 0 \end{array} \right.\)
D. Cả ba câu trên đều sai
-
Câu 9:
Một nền kinh tế có 2 ngành với ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị là \(A = \left( {\begin{array}{*{20}{c}} {0,1}&{0,15}\\ {0,2}&{0,1} \end{array}} \right)\). Hãy giải thích ý nghĩa của phần tử a12?
A. a12 cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị sản phẩm của ngành 2 thì ngành 1 phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một giá trị sản lượng là a12 = 0,15
B. a12 cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị sản phẩm của ngành 1 thì ngành 2 phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một giá trị sản lượng là a12 = 0,15
C. a12 cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị nhu cầu cuối cùng của ngành 2 thì ngành 1 phải sản xuất một lượng sản phẩm là a12 = 0,15
D. Tất cả các đáp án khác đều đúng.
-
Câu 10:
Một nền kinh tế có 2 ngành với ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị là \(A = \left( {\begin{array}{*{20}{c}} {0,1}&{0,15}\\ {0,2}&{0,1} \end{array}} \right)\). Hãy tìm vector tổng sản lượng khi vector nhu cầu cuối cùng là x = (10;10).
A. X = (13, 4; 14,1)
B. X = (12,5; 14,1)
C. X = (13, 4; 15,1)
D. X = (30; 20)
-
Câu 11:
Một nền kinh tế có 2 ngành với ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị là \(A = \left( {\begin{array}{*{20}{c}} {0,1}&{0,15}\\ {0,2}&{0,1} \end{array}} \right)\). Hãy tìm vector nhu cầu cuối cùng biết tổng cầu X = (200;400).
A. x = (120;320)
B. x = (100;320)
C. x = (100;220)
D. Tất cả các đáp án khác đều sai.
-
Câu 12:
Một nền kinh tế có 2 ngành với ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị là \(A = \left( {\begin{array}{*{20}{c}} {0,1}&{0,15}\\ {0,2}&{0,1} \end{array}} \right)\). Tính c21 biết \(C = {\left( {E - A} \right)^{ - 1}}.\)
A. c21 = 0, 256
B. c21 = 0,356
C. c21 = 0, 456
D. c21 = 0,156
-
Câu 13:
Một nền kinh tế có 2 ngành với ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng giá trị là \(A = \left( {\begin{array}{*{20}{c}} {0,1}&{0,15}\\ {0,2}&{0,1} \end{array}} \right)\). Nêu ý nghĩa của c22 biết \(C = {\left( {E - A} \right)^{ - 1}}.\)
A. c22 cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị sản phẩm của ngành 2 thì ngành 1 phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một giá trị sản lượng là c22 =1,15.
B. c22 cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị sản phẩm của ngành 1 thì ngành 2 phải cung cấp trực tiếp cho ngành này một giá trị sản lượng là c22 =1,15.
C. c22 cho biết để sản xuất một đơn vị giá trị nhu cầu cuối cùng của ngành 2 thì ngành 2 phải sản xuất một lượng sản phẩm là c22 =1,15.
D. Tất cả các đáp án khác đều sai.
-
Câu 14:
Cho mô hình thị trường 2 hàng hóa: \(\left\{ \begin{array}{l} {Q_{d1}} = 18 - 3{p_1} + {p_2}\\ {Q_{s1}} = - 2 + {p_1} \end{array} \right.;\left\{ \begin{array}{l} {Q_{d2}} = 12 + {p_1} - 2{p_2}\\ {Q_{s2}} = - 2 + 3{p_2} \end{array} \right.\)
Hãy xác định giá cân bằng.
A. \({p_1} = 6;{p_2} = 4\)
B. \({p_1} = 4;{p_2} = 4\)
C. \({p_1} = 4;{p_2} = 6\)
D. Đáp án khác.
-
Câu 15:
Cho hàm cung S, hàm cầu D về một loại hàng hóa: \(S = 0,1{p^2} + 5p - 10;D = \frac{{50}}{{p - 2}}\) với p là giá của hàng hóa. Với điều kiện nào của p thì cung và cầu đều dương?
A. p > 2
B. p < 2
C. p > 5
D. p < 5
-
Câu 16:
Cho mô hình thu nhập quốc dân: \(\left\{ \begin{array}{l} Y = C + {I_0} + {G_0}\\ C = 150 + 0,8(Y - T)\\ T = 0,2Y \end{array} \right..\) Tìm trạng thái cân bằng khi \({I_0} = 200;{G_0} = 900.\)
A. \(\left\{ \begin{array}{l} Y* = {\rm{3472, 2}}\\ C* = 2372,2\\ T* = 694,4 \end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} Y* = {\rm{3472, 2}}\\ C* = 2372,2\\ T* = - 694,4 \end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} Y* = -{\rm{3472, 2}}\\ C* = 2372,2\\ T* = 694,4 \end{array} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l} Y* = {\rm{3472, 2}}\\ C* = -2372,2\\ T* = 694,4 \end{array} \right.\)
-
Câu 17:
Cầu về cafe nhập khẩu của Nhật (D) phụ thuộc vào giá cafe thế giới (p) và thu nhập bình quân đầu người của Nhật (Y) có dạng: \(D = \sqrt Y + {p^{ - 2}}\). Hệ số co giãn của D theo p, Y tại p=20; Y=400 là:
A. \({\varepsilon _D} \approx - 39,5\)
B. \({\varepsilon _D} \approx - 30,5\)
C. \({\varepsilon _D} \approx - 49,5\)
D. Đáp án khác
-
Câu 18:
Cho hàm sản xuất Cobb- Douglass: \(Q = 12{K^{0,4}}{L^\beta };(0 < \beta < 1)\). Ý nghĩa của \(\beta\) là:
A. Số % tăng lên của Q khi L tăng lên 1%
B. Số % tăng lên của Q khi L giảm 1%
C. Số % tăng lên của Q khi K tăng lên 1%
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 19:
Cho hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x + 2y + 3z = 1}\\ {2x + \left( {{\rm{m}} + 3} \right)y + 7z = 2}\\ {x + \left( {{\rm{m}} + 1} \right)y + \left( {{\rm{m}} + 1} \right)z = m - 2} \end{array}} \right.\). Tìm m để hệ có vô số nghiệm.
A. m = 1
B. m = 3
C. m = 2
D. Không có m
-
Câu 20:
Cho ma trận hệ số đầu vào \(A = \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {0,1}&{0,2}&{0,2}\\ {0,2}&{0,3}&{0,2}\\ {0,1}&{0,2}&{0,4} \end{array}} \right]\), biết rằng đầu ra của 3 ngành đều là 100, kết luận nào sau đây sai?
A. Ngành 3 phải cung cấp lượng nguyên liệu đầu vào với giá trị 70
B. Tổng nguyên liệu đầu vào có giá trị 200
C. Ngành 1 phải cung cấp lượng nguyên liệu đầu vào với giá trị 50
D. Ngành 2 phải cung cấp lượng nguyên liệu đầu vào với giá trị 70
-
Câu 21:
Biết lượng cầu \(Q_B^A\) của một mặt hàng A phụ thuộc vào giá bán PA của nó, phụ thuộc vào giá bán PB của một mặt hàng B và được xác định bởi: \(Q_B^A = 50 - 5{P_A} - 4{P_B}\). Giả sử giá bán hiện tại của hai mặt hàng lần lượt là PA = PB = 5. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Khi PA tăng 1% và PB cố định thì lượng cầu \(Q_B^A\) giảm 5%.
B. Khi PB tăng 1% và PA cố định thì lượng cầu \(Q_B^A\) giảm 5%.
C. Khi PB tăng 1% và PA cố định thì lượng cầu \(Q_B^A\) giảm 2,5%.
D. Khi PA tăng 1% và PB cố định thì lượng cầu \(Q_B^A\) giảm 2,5%.
-
Câu 22:
Hàm số f(x,y) = xy – x3 – y3 đạt cực đại địa phương tại điểm
A. (1;1)
B. (-1;-1)
C. (1;3)
D. (1/3;1/3)
-
Câu 23:
Cho một doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm và phân phối loại sản phẩm này trên hai thị trường tách biệt. Biết hàm cầu của loại sản phẩm này trên từng thị trường là: QD1 = 300 – P1; QD2 = 400 – P2; với P1 và P2 là giá của hai loại sản phẩm này trên hai thị trường. Hàm chi phí sản xuất của xí nghiệp là C = 100Q + 10 với Q1 + Q2 = Q là sản lượng của doanh nghiệp và Q1, Q2 là lượng hàng phân phối tương ứng trên từng thị trường. Tìm Q1, Q2 để doanh nghiệp có lợi nhuận tối đa.
A. \(\left\{ \begin{array}{l} {Q_1} = 200\\ {Q_2} = 150 \end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} {Q_1} = 150\\ {Q_2} = 100 \end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} {Q_1} = 100\\ {Q_2} = 150 \end{array} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l} {Q_1} = 150\\ {Q_2} = 200 \end{array} \right.\)
-
Câu 24:
Xét mô hình Input – Output mở Leontief có ma trận hệ số đầu vào \(A = \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {0,2}&{0,2}&{0,2}\\ {0,1}&{0,2}&{0,2}\\ {0,4}&{0,3}&{0,1} \end{array}} \right]\), cho biết sản lượng của ngành 3 là 200 (đơn vị tiền). Chọn mệnh đề đúng.
A. Ngành 1 phải cung cấp 500 (đơn vị tiền) cho ngành 3
B. Ngành 1 phải cung cấp 100 (đơn vị tiền) cho ngành 3
C. Ngành 1 phải cung cấp 40 (đơn vị tiền) cho ngành 3
D. Ngành 1 phải cung cấp 80 (đơn vị tiền) cho ngành 3
-
Câu 25:
Cho biết hàm cầu của một mặt hàng xác định bởi QD = (1200 – 2P)0,5, trong đó QD là lượng cầu và P là giá bán. Khi lượng cầu bằng 30 thì hệ số co giãn của nó bằng.
A. \(\frac{{ - 1}}{{570}}\sqrt {285} \)
B. \(\frac{{ - 1}}{6}\)
C. Một kết quả khác
D. \(\frac{{ - 1}}{10}\)
- 1
- 2
- 3
- Đề ngẫu nhiên
Phần