Thang đo Richter được Charles Francis Richter đề xuất và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1935 để sắp xếp các số đo độ chấn động của các cơn động đất với đơn vị là độ Richter. Công thức tính độ chấn động như sau: \({{M}_{L}}=\log A-\log {{A}_{o}}\), với \({{M}_{L}}\) là độ chấn động, A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và \({{A}_{o}}\) là một biên độ chuẩn. (nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn). Hỏi theo thang độ Richter, với cùng một biên độ chuẩn thì biên độ tối đa của một trận động đất 7 độ Richter sẽ lớn gấp mấy lần biên độ tối đa của một trận động đất 5 độ Richter ?
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiTrận động đất 7 độ Richte : Áp dụng công thức trên ta có:
\({M_1} = \log {A_1} - \log {A_0} \Rightarrow 7 = \log {A_1} - \log {A_0} \Rightarrow {{\mathop{\rm logA}\nolimits} _1} = 7 + \log {A_0} \Rightarrow {A_1} = {10^{7 + \log {A_0}}}\)
Trận động đất 5 độ Richte : Áp dụng công thức trên ta có:
\({M_2} = \log {A_2} - \log {A_0} \Rightarrow 5 = \log {A_2} - \log {A_0} \Rightarrow {{\mathop{\rm logA}\nolimits} _2} = 5 + \log {A_0} \Rightarrow {A_2} = {10^{5 + \log {A_0}}}\)
Khi đó ta có: \(\frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} = \frac{{{{10}^{7 + \log {A_0}}}}}{{{{10}^{5 + \log {A_0}}}}} = {10^2} = 100 \Rightarrow {A_1} = 100{A_2}\).