460 câu trắc nghiệm ôn thi công chức chuyên ngành Tài chính - Kế Toán
Bộ 460 câu trắc nghiệm ôn thi công chức "chuyên ngành Tài chính - Kế Toán" do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với cơ quan nào sau đây?
A. Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
B. Cơ quan tài chính nơi giao dịch;
C. Uỷ ban nhân dân các cấp;
D. Ý a và b đúng.
-
Câu 2:
Theo quy định luật ngân sách nhà nước năm 2015, báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã:
A. Không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách;
B. Được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách;
C. Có thể quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách;
D. Cả 3 ý trên đều sai.
-
Câu 3:
Báo cáo quyết toán ngân sách của Ủy ban nhân dân và báo cáo thẩm tra của Ban của Hội đồng nhân dân được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp chậm nhất là mấy ngày làm việc trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm sau của Hội đồng nhân dân?
A. 05 ngày làm việc;
B. 10 ngày làm việc;
C. 15 ngày làm việc;
D. 20 ngày làm việc
-
Câu 4:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương trước ngày tháng nào năm sau?
A. Ngày 10 tháng 12;
B. Ngày 15 tháng 12;
C. Ngày 20 tháng 12;
D. Ngày 31 tháng 12;
-
Câu 5:
Trong trường hợp quyết toán các cấp ngân sách ở địa phương chưa được Hội đồng nhân dân phê chuẩn thì trình lại vào thời gian sau nhưng không được chậm hơn bao nhiêu ngày so với thời hạn quy định?
A. 15 ngày;
B. 20 ngày;
C. 30 ngày;
D. 45 ngày.
-
Câu 6:
Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về cơ quan nào sau đây?
A. Bộ Tài chính;
B. Kiểm toán nhà nước;
C. Kho Bạc Nhà nước;
D. Bộ Tài Chính, Kiểm toán nhà nước.
-
Câu 7:
Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài Chính, Kiểm toán nhà nước trước ngày tháng nào của năm sau?
A. Trước ngày 01 tháng 10 năm sau;
B. Trước ngày 10 tháng 10 năm sau;
C. Trước ngày 15 tháng 10 năm sau;
D. Trước ngày 30 tháng 10 năm sau.
-
Câu 8:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày tháng nào của năm sau?
A. Trước ngày 01 tháng 10 năm sau;
B. Trước ngày 10 tháng 10 năm sau;
C. Trước ngày 15 tháng 10 năm sau;
D. Trước ngày 30 tháng 10 năm sau.
-
Câu 9:
Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết toán ngân sách địa phương đến cơ quan nào sau đây?
A. Bộ Tài chính;
B. Kiểm toán nhà nước;
C. Kho Bạc Nhà nước;
D. Bộ Tài Chính, Kiểm toán nhà nước.
-
Câu 10:
Chậm nhất là mấy ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài Chính, Kiểm toán nhà nước?
A. 05 ngày làm việc;
B. 10 ngày làm việc;
C. 15 ngày làm việc;
D. 20 ngày làm việc.
-
Câu 11:
Cấp nào sau đây có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước?
A. Chính phủ;
B. Bộ Tài chính;
C. Quốc hội;
D. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
-
Câu 12:
Cấp nào sau đây có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương?
A. Sở tài chính;
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
C. Bộ Tài chính;
D. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
-
Câu 13:
Bộ Tài chính tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ và gửi Kiểm toán nhà nước chậm nhất là mấy tháng sau khi kết thúc năm ngân sách?
A. Chậm nhất là 10 tháng;
B. Chậm nhất là 12 tháng;
C. Chậm nhất là 14 tháng;
D. Chậm nhất là 16 tháng.
-
Câu 14:
Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là mấy tháng sau khi kết thúc năm ngân sách để cho ý kiến trước khi trình Quốc hội?
A. Chậm nhất là 10 tháng;
B. Chậm nhất là 12 tháng;
C. Chậm nhất là 14 tháng;
D. Chậm nhất là 16 tháng.
-
Câu 15:
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của Chính phủ được gửi đến các đại biểu Quốc hội chậm nhất là mấy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của Quốc hội?
A. Chậm nhất là 15 ngày;
B. Chậm nhất là 20 ngày;
C. Chậm nhất là 25 ngày;
D. Chậm nhất là 30 ngày;
-
Câu 16:
Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là bao nhiêu tháng sau khi kết thúc năm ngân sách?
A. Chậm nhất là 12 tháng;
B. Chậm nhất là 18 tháng;
C. Chậm nhất là 24 tháng;
D. Chậm nhất là 30 tháng;
-
Câu 17:
Trình tự, thủ tục thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước do cơ quan nào sau đây quy định?
A. Các Uỷ ban của Quốc Hội;
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội;
C. Quốc hội;
D. Ý a và b sai.
-
Câu 18:
Trong trường hợp quyết toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội phê chuẩn thì Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cơ quan Kiểm toán nhà nước phải tiếp tục làm rõ những nội dung Quốc hội yêu cầu để trình Quốc hội vào thời gian nào sau đây?
A. Chậm nhất là 30 ngày;
B. Chậm nhất là 45 ngày;
C. Chậm nhất là 60 ngày;
D. Do Quốc hội quyết định.
-
Câu 19:
Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Trường hợp còn kết dư ngân sách thì trích bao nhiêu % vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp?
A. 20%;
B. 30%;
C. 40%;
D. 50%
-
Câu 20:
Đối với quyết toán ngân sách các năm 2015, 2016, áp dụng theo các quy định của luật nào sau đây?
A. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;
B. Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;
C. Các luật liên quan;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 21:
Thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo được tính từ năm nào sau đây?
A. Năm 2017 đến năm 2020;
B. Năm 2018 đến năm 2021;
C. Năm 2019 đến năm 2022;
D. Năm 2020 đến năm 2023.
-
Câu 22:
Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ khi nào?
A. Từ 1/1/2017;
B. Từ năm ngân sách 2016;
C. Từ năm ngân sách 2017;
D. Sau 30 ngày kể từ ngày ký.
-
Câu 23:
Theo quy định tại luật kế toán 2015 thì kế toán là:
A. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động;
B. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán;
C. Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 24:
Theo quy định tại luật kế toán 2015 thì kế toán tài chính là:
A. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động;
B. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán;
C. Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 25:
Theo quy định tại luật kế toán 2015 thì kế toán tài chính quản trị là:
A. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động;
B. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán;
C. Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 26:
Theo quy định tại luật kế toán 2015, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là:
A. Đồng Việt Nam;
B. Đồng Đô la Mỹ;
C. Đồng ngoại tệ;
D. Vàng 99%.
-
Câu 27:
Theo quy định tại luật kế toán 2015, trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi như thế nào sau đây?
A. Ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế;
B. Ghi theo đồng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế;
C. Ghi theo nguyên tệ và vàng theo tỷ giá hối đoái thực tế;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 28:
Theo quy định tại luật kế toán 2015, kỳ kế toán gồm:
A. kỳ kế toán năm;
B. kỳ kế toán quý;
C. kỳ kế toán tháng;
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 29:
Theo quy định tại luật kế toán 2015, Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày nào đến ngày nào sau đây?
A. Từ 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
B. Từ 01 tháng 01 đến hết ngày 01 tháng 01 năm sau;
C. Từ 01 tháng 01 đến đầu ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
D. Từ 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 12 năm dương lịch.
-
Câu 30:
Theo quy định tại luật kế toán 2015, Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày nào đến ngày nào sau đây?
A. Từ ngày 01 tháng đầu quý đến đầu ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
B. Từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
C. Từ ngày 01 tháng đầu quý đến đầu ngày 01 của tháng đầu quý sau;
D. Từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày 01 của tháng đầu quý sau;