385 câu trắc nghiệm Vật liệu kỹ thuật
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 380+ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu kỹ thuật có đáp án,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ủ kết tinh lại áp dụng cho loại thép nào?
A. Thép hợp kim
B. Thép trước cùng tích
C. Thép sau cng tích
D. Thép kỹ thuật điện
-
Câu 2:
Kích thước hạt Xe trong tổ chức nào sau đây là nhỏ nhất?
A. Peclit
B. Trôxtit
C. Bainit
D. Xoocbit
-
Câu 3:
Cr20Ni80 dùng làm:
A. Xupap xả trong động cơ xăng, công suất nhỏ
B. Dây điện trở
C. Làm nồi hơi
D. Xupap xả trong động cơ diezen, công suất lớn
-
Câu 4:
Sau thấm các bon, kích thước hạt thép thay đổi như thế nào so với ban đầu?
A. Tùy từng trường hợp
B. Nhỏ hơn
C. Lớn hơn
D. Không đổi
-
Câu 5:
Sau khi đúc, tổ chức của thép 130Mn13Đ là:
A. Mactenxit và Austenit dư
B. Ferit
C. Austenit
D. Mactenxit
-
Câu 6:
Kiểu mạng của pha Cu(Zn) là:
A. Lập phương tâm mặt
B. Lập phương tâm khối
C. Chính phương thể tâm
D. Lục giác xếp chặt
-
Câu 7:
Để làm trục phải nhiệt luyện thép thành tổ chức gì?
A. Mactenxit
B. Bainit
C. Xoocbit
D. Trôxtit
-
Câu 8:
Hàm lượng Cr trong thép không gỉ hai pha là:
A. 18%
B. 13%
C. 25%
D. 17%
-
Câu 9:
Trong các phát biểu sau về độ thấm tôi, phát biểu nào là sai?
A. Nếu tốc độ nguội trong lõi chi tiết lớn hơn VTH thì chi tiết được tôi thấu
B. Tốc độ tôi tới hạn càng nhỏ thì độ thấm tôi càng lớn
C. Độ thấm tôi là chiều dầy lớp được tôi cứng
D. Tốc độ làm nguội càng lớn thì độ thấm tôi càng lớn
-
Câu 10:
Chọn vật liệu làm khuôn ép chảy?
A. 160Cr12Mo
B. 100CrWMn
C. 30Cr2W8V
D. 50CrNiMo
-
Câu 11:
Khi làm nguội liên tục thép cùng tích, ở lớp bề mặt có đường nguội cắt đường cong chữ ''C'' ở 600oC và 450oC. Hỏi tổ chức nhận được là gì?
A. Hỗn hợp T và B
B. Trôxtit
C. Hỗn hợp X và T
D. Xoocbit
-
Câu 12:
Hóa nhiệt luyện bao gồm mấy giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Mật độ khối của Zn và của Cr lần lượt là:
A. 0,64 và 0,68
B. 0,64 và 0,78
C. 0,74 và 0,68
D. 0,78 và 0,64
-
Câu 14:
Tính cứng nóng của thép gió là do nguyên tố nào quyết định:
A. V và W
B. W và Mo
C. Mo
D. W
-
Câu 15:
Trong các ảnh hưởng của nguyên tố hợp kim đến quá trình nhiệt luyện, ảnh hưởng nào sau đây là sai?
A. Sự hòa tan các bít hợp kim khó hơn, đòi hỏi nhiệt độ tôi cao hơn và thời gian giữ nhiệt lâu hơn
B. Các nguyên tố hợp kim không hòa tan vào austenit mà ở dạng các bít sẽ làm giảm VTH
C. Nhiệt độ xảy ra các quá trình khi ram cao hơn so với thép các bon
D. Các nguyên tố tạo các bít mạnh giữ cho hạt nhỏ khi nung
-
Câu 16:
Nhiệt độ tôi cảm ứng cao hơn cách tôi thông thường vì:\(100 \div {200^o}C\)
A. Tốc độ nung nhanh
B. Thời gian nung nhanh
C. Chỉ nung nóng bề mặt nên phải trừ hao nhiệt truyền vào lõi
D. Phải trừ hao nhiệt truyền sang vòng cảm ứng
-
Câu 17:
Trên giản đồ trạng thai Fe - C ở trạng thái rắn có mấy pha?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Hạt Mactenxit có dạng:
A. Kim, cầu hoặc trụ
B. Hình cầu
C. Hình trụ
D. Hình kim
-
Câu 19:
Để đảm bảo cơ tính của lõi, trước khi tôi cảm ứng, cần phải áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Tôi và ram cao
B. Ủ
C. Thường hóa rồi tôi
D. Tôi và ram trung bình
-
Câu 20:
Fe3C là loại pha gì?
A. Pha xen kẽ
B. Dung dịch rắn thay thế
C. Pha điện tử
D. Dung dịch rắn xen kẽ
-
Câu 21:
Trên giản đồ trạng thái hai nguyên loại 2 có mấy loại dung dịch rắn:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Để làm lò xo cần nhiệt luyện ra tổ chức gì?
A. Trôxtit
B. Bainit
C. Xoocbit
D. Mactenxit
-
Câu 23:
LCuZn30:
A. Là đồng thau
B. Là đồng thanh
C. Là thép hợp kim
D. Là hợp kim kẽm
-
Câu 24:
Pha nào có độ dẻo cao nhất?
A. CuZn
B. Cu(Zn)
C. TiC
D. Zn(Cu)
-
Câu 25:
Giòn ram loại I xảy ra với loại thép nào?
A. Mọi thép các bon
B. Thép không được hợp kim hóa bằng W hay Mo
C. Mọi thép hợp kim
D. Mọi loại thép
-
Câu 26:
Biện pháp nào sau đây không làm tăng cơ tính của gang?
A. Nâng cao độ bền của nền kim loại
B. Làm tăng hàm lượng Xe
C. Làm giảm lượng Graphit
D. Làm nhỏ mịn Graphit
-
Câu 27:
Tại sao đa tinh thể có độ bền cao hơn đơn tinh thể?
A. Vì đa tinh thể có kích thước lớn hơn đơn tinh thể
B. Vì đa tinh thể có các nguyên tố hợp kim khác lẫn vào
C. Vì trong đa tinh thể có vùng biên giới hạt (không có cấu tạo tinh thể, cứng) cản trở sự chuyển động của lệch khi biến dạng
D. Vì đa tinh thể gồm nhiều đơn tinh thể nhỏ nên độ bền là tổng hợp của các đơn tinh thể
-
Câu 28:
Độ cứng cao hơn yêu cầu thường xẩy ra khi:
A. Ủ
B. Ram
C. Thường hóa
D. Tôi
-
Câu 29:
Với vật đúc, dạng khuyết tật nào không khắc phục được?
A. Lõm co
B. Rỗ co
C. Thiên tích
D. Rỗ khí
-
Câu 30:
Xác định độ thắt tiết diện tương đối khi thử kéo? Biết: đường kính ban đầu của mẫu thử là 10mm, đường kính tại chỗ phá hủy là 6mm:
A. 68%
B. 64%
C. 74%
D. 40%