1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tập hợp acid amin nào sau đây với gốc R có nhóm –OH:
A. Serin, Threonin, Tyrosin
B. Serin, Leucin, Threonin
C. Threonin, Isoleucin, Tyrosin
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 2:
Phản ứng Ninhydrin dùng để:
A. Định tính acid amin \(\alpha\)
B. Định tính và định lượng acid amin \(\alpha\)
C. Định lượng acid amin \(\alpha\)
D. Xác định acid imin
-
Câu 3:
Khi phân tích hỗn hợp acid amin bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion, người ta thường dùng:
A. Nhựa Anionit
B. Nhựa Cationit gắn Na+
C. Hỗn hợp Anionit và Cationit
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 4:
Liên kết disulfur là:
A. Liên kết đồng hóa trị
B. Liên kết ion
C. Lực hút tĩnh điện
D. Liên kết muối
-
Câu 5:
Phản ứng màu Biuret dùng để:
A. Định tính các acid amin
B. Định tính và định lượng các peptid và protein
C. Định tính các peptid
D. Xác định các peptid và protein có Tyrosin trong phân tử
-
Câu 6:
Chọn đáp án đúng khi nói về Peptid:
A. Là những protid gồm từ 2 đến vài chục acid amin nối với nhau bởi các liên kết peptid
B. Có các pHi riêng biệt cho từng chất
C. Cho phản ứng với thuốc thử Milon
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Glutathion là một peptid gồm 3 acid amin:
A. Glutamin – Cystein – Glycin
B. Acid glutamic – Cystein – Glycin
C. Glutamin – Cystein – Alanin
D. Acid glutamic – Glycin – Cystein
-
Câu 8:
Chọn đáp án đúng khi nói về Glucagon:
A. Là một peptid hormon cấu tạo bởi 39 acid amin
B. Có tác dụng làm hạ đường huyết
C. Có tác dụng làm tăng đường huyết
D. Cả A và C đúng
-
Câu 9:
Chọn đáp án đúng khi nói về Insulin:
A. Là một peptid hormon cấu tạo bởi 51 acid amin
B. Có tác dụng làm hạ đường huyết
C. Có tác dụng làm tăng đường huyết
D. Cả A và B đúng
-
Câu 10:
Liên kết đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc bậc II của phân tử protein là:
A. Liên kết peptid
B. Liên kết hydro
C. Liên kết disulfur
D. Liên kết muối
-
Câu 11:
Một protein được gọi là biến tính khi:
A. Mất đi một số tính chất sinh học đặc hiệu
B. Thay đổi về tính chất lý hóa như độ hòa tan bị giảm
C. Cấu trúc phân tử bị thay đổi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Tại sao khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 42oC mà không có biện pháp hạ nhiệt thì bệnh nhân sẽ tử vong?
A. Protein ở người chỉ thực hiện chức năng tốt nhất ở 37oC
B. Khi nhiệt độ tăng cao trên 42oC thì cấu trúc không gian sẽ bị phá vỡ
C. Protein bị mất chức năng sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của các cơ quan khác
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Chọn câu đúng khi nói về hemoglobin:
A. Là một protein phức tạp, có nhóm ngoại là hem
B. Vận chuyển khí
C. Một trong các hệ đệm quan trọng của cơ thể
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Phân tử 2,3-DPG được tạo ra trong:
A. Sự thăng hoa của hemoglobin
B. Sự kết tinh của tinh thể muối
C. Sự thoái hóa của glucose
D. Sự chuyển hóa của tế bào
-
Câu 15:
Công thức cấu tạo này là:
A. Protoporphyrin IX
B. Hem
C. 2,3-DPG
D. Globin
-
Câu 16:
Phân tử Hb có cấu tạo:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 17:
Một phân tử Hb kết hợp và vận chuyển được:
A. 2 phân tử O2
B. 3 phân tử O2
C. 4 phân tử O2
D. 5 phân tử O2
-
Câu 18:
Chọn câu đúng khi nói về myoglobin:
A. Là protein của cơ
B. Chiếm khoảng 2% tổng lượng protein của cơ
C. Gồm 1 chuỗi polypeptid kết hợp với 1 hem
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Chuỗi polypeptid của myoglobin có:
A. 141 acid amin
B. 146 acid amin
C. 153 acid amin
D. 170 acid amin
-
Câu 20:
So sánh trật tự các acid amin trong myoglobin của cá nhà táng và các chuỗi α, β của hemoglobin ở người trong đoạn xoắn F các gốc từ F1 đến F9, ta thấy các gốc acid amin giống nhau ở:
A. F1 và F9
B. F4 và F8
C. F5 và F7
D. F2 và F3
-
Câu 21:
Cromoprotein được chia thành:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
-
Câu 22:
Cromoprotein với nhóm ngoại không chứa nhân Porphyrin gồm:
A. Feritin
B. Hemocyamin
C. Flavoprotein
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Nhóm ngoại chứa Fe:
A. Feritin
B. Hemocyamin
C. Flavoprotein
D. Clorophyl
-
Câu 24:
Nhóm ngoại chứa Cu:
A. Catalase
B. Cytocrom
C. Hemocyamin
D. Myoglobin
-
Câu 25:
Sắc tố hô hấp chứa trong tế bào cơ động vật:
A. Hemoglobin
B. Myoglobin
C. Catalase
D. Feritin
-
Câu 26:
Diệp lục tố thực vật và đóng vai trò quan trọng trong quang hợp:
A. Hemocyamin
B. Cytocrom
C. Clorophyl
D. Flavoprotein
-
Câu 27:
Enzyme tham gia các phản ứng oxy hóa khử sinh học:
A. Catalase
B. Cytocrom
C. Hemocyamin
D. Myoglobin
-
Câu 28:
Enzyme vận chuyển điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử của chuỗi hô hấp tế bào:
A. Clorophyl
B. Amylase
C. Cytocrom
D. Catalase
-
Câu 29:
Porphyrin có nhân cơ bản là:
A. Pyrol
B. Porrin
C. Phyrin
D. Porphin
-
Câu 30:
Porphyrin có cấu tạo bởi:
A. 4 vòng porrin
B. 4 vòng pyrol
C. 5 vòng phyrin
D. 5 vòng porphin