190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Uy quyền của cha mẹ có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức cho con cái là uy quyền được xây dựng trên cơ sở:
A. Tình yêu thương mãnh liệt
B. Thái độ, hành vi mẫu mực của cha mẹ trong cuộc sống
C. Thoả mãn mọi nhu cầu của con
D. Những lời khuyên răn về đạo đức, những câu chuyện kể về người tốt, việc tốt (giáo dục đạo đức)
-
Câu 2:
Điểm nào dưới đây không thuộc về các khâu của việc hình thành khái niệm khoa học cho học sinh?
A. Làm xuất hiện nhu cầu nhận thức ở học sinh
B. Tổ chức học hành động trên đối tượng để phát hiện ra các dấu hiệu bản chất của đối tượng và mô hình hoá các dấu hiệu đó (phát biểu định nghĩa)
C. Vận dụng định nghĩa (triển khai mô hình)
D. Tổ chức cho học sinh hành động với các đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm
-
Câu 3:
Việc nắm được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua thực hiện một hoạt động nào đó trong cuộc sống hàng ngày, được gọi là:
A. Hoạt động học
B. Hoạt động tự học
C. Học kĩ năng
D. Học ngẫu nhiên
-
Câu 4:
Khái niệm về một đối tượng nào đó của hiện thực khách quan là:
A. Hình ảnh tâm lí về đối tượng
B. Hệ thống những dấu hiệu khái quát và bản chất của đối tượng
C. Bản thân đối tượng
D. Năng lực thực tiễn của con người được kết tinh lại và được “gửi vào” đối tượng
-
Câu 5:
Trong xã hội ngày nay, hiện tượng ²gia tốc phát triển² đã khiến cho tuổi thanh niên:
A. Bắt đầu và kết thúc sớm hơn trước đây
B. Bắt đầu sớm, nhưng kết thúc muộn hơn
C. Bắt đầu muộn, nhưng kết thúc sớm hơn
D. Bắt đầu và kết thúc muộn hơn trước đây
-
Câu 6:
Khái niệm có nguồn gốc:
A. Trong đầu của con người
B. Trong các thuật ngữ, các định nghĩa
C. Trong các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Trong hoạt động học, việc tiếp thu những tri thức về bản thân hoạt động học được tiến hành:
A. Độc lập với việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
B. Đồng thời với việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
C. Trước khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
D. Sau khi tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
-
Câu 8:
Cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học của người thầy giáo là:
A. Có tình cảm nghề nghiệp
B. Có tư tưởng đúng
C. Có hiểu biết sâu rộng
D. Thực tiễn cuộc sống
-
Câu 9:
Không khí đạo đức của tập thể là:
A. Tâm trạng chung bao trùm lên các hoạt động của tập thể
B. Dư luận của tập thể về hành vi đạo đức của mỗi thành viên
C. Nội quy của tập thể
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Thiện chí được hiểu là:
A. Việc làm hữu ích
B. Ý chí hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức
C. Khả năng bắt con người phải thực hiện các giá trị đạo đức
D. Cả a, b, c
-
Câu 11:
Hoạt động và giao tiếp của trẻ em trong quá trình phát triển được diễn ra:
A. Độc lập
B. Dưới sự định hướng, hướng dẫn và kiểm soát của người lớn
C. Quy định bởi sự trưởng thành của các yếu tố thể chất
D. Quy định bởi người lớn và xã hội
-
Câu 12:
Trong tự tu dưỡng của cá nhân thì:
A. Phải tự cá nhân lên kế hoạch và thực hiện, không cần sự tác động của bên ngoài
B. Ý chí là quan trọng hơn mục đích
C. Không phụ thuộc sự phát triển của cá nhân mà phụ thuộc ý chí của cá nhân đó
D. Cá nhân lên kế hoạch và quyết tâm thực hiện với sự hỗ trợ của bên ngoài
-
Câu 13:
Đặc điểm trí nhớ của học sinh THCS là:
A. Có tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu từ ngữ trừu tượng
B. Có tiến bộ trong khả năng ghi nhớ ý nghĩa
C. Coi thường ghi nhớ máy móc, nhưng khi ghi nhớ ý nghĩa gặp khó khăn sẽ sử dụng ghi nhớ máy móc
D. Cả a, b, c
-
Câu 14:
Để tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần:
A. Biết cách cụ thể hoá, đơn giản hoá các nội dung học tập
B. Làm cho học sinh vừa có ý thức được đối tượng cần chiếm lĩnh, vừa biết cách chiếm lĩnh đối tượng
C. Thực hiện chặt chẽ các quy định, nội quy dạy học trong nhà trường
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển được thể hiện ở:
A. Sự phát triển tâm lí con người
B. Sự phát triển cơ thể con người
C. Sự phát triển về mặt xã hội của con người
D. Cả a, b và c
-
Câu 16:
Yếu tố nào có ý nghĩa nhất trong mối quan hệ bạn bè của thiếu niên?
A. Hình thức diện mạo của bạn
B. Bằng tuổi và học cùng lớp
C. Các phẩm chất tình bạn: tôn trọng, giúp đỡ nhau, trung thành...
D. Gần nhà nhau và gia đình có quan hệ thân thiện
-
Câu 17:
Điểm nào dưới đây không đặc trưng cho sự phát triển tâm lí của tuổi thiếu niên?
A. Sự phát triển mạnh mẽ, cân đối các yếu tố thể chất và tâm lí
B. Sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về mặt trí tuệ, cảm xúc và xu hướng, đạo đức
C. Sự phát triển mạnh mẽ tính tích cực xã hội hướng đến các chuẩn mực văn hoá - xã hội
D. Sự phát triển diễn ra không đều, tạo ra tính hai mặt: "vừa là trẻ con vừa là người lớn"
-
Câu 18:
Nguyên nhân chủ yếu khiến thiếu niên thường nói "nhát gừng", “cộc lốc” là:
A. Muốn khẳng định tính người lớn của mình trong quan hệ với người xung quanh
B. Muốn che đậy sự lóng ngóng, vụng về của mình do sự phát triển thiếu cân đối của cơ thể gây ra
C. Do phản xạ với tín hiệu trực tiếp hình thành nhanh hơn phản xạ với tín hiệu từ ngữ
D. Sự phát triển không cân đối của cơ thể làm các em thấy mệt mỏi, ngại giao tiếp
-
Câu 19:
Đặc điểm cơ bản trong hoạt động tư duy của thiếu niên là:
A. Tư duy trừu tượng phát triển mạnh chiếm ưu thế
B. Sự phát triển tư duy hình tượng dừng lại, tư duy trừu tượng phát triển mạnh
C. Tư duy trừu tượng và tư duy hình tượng đều phát triển, nhưng chất lượng của tư duy trừu tượng là không đồng đều ở mỗi học sinh
D. Tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh
-
Câu 20:
Nguồn gốc của sự tự tu dưỡng ở cá nhân là do yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Hoàn cảnh bên ngoài
B. Giáo dục
C. Kinh nghiệm sống
D. Cả a, b, c
-
Câu 21:
Điểm nào không phù hợp trong việc giáo dục của người lớn đối với tuổi học sinh THPT?
A. Thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng và tin cậy các em
B. Quan tâm chỉ dẫn và giám sát thường xuyên, trực tiếp các hoạt động và quan hệ của các em trong mọi lĩnh vực
C. Trợ giúp các em theo hướng tăng dần tính tự quyết định của các em trong họat động và quan hệ của mình
D. Thường xuyên chú ý đến tính hai mặt của sự phát triển ở lứa tuổi này khi ra các quyết định giáo dục
-
Câu 22:
Người thầy giáo có năng lực chế biến tài liệu là người:
A. Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh
B. Biết chế biến tài liệu theo lôgíc khoa học và lôgíc sư phạm
C. Dự kiến các hành động học tập của học sinh và những tình huống sư phạm sẽ xảy ra khi học sinh tiếp nhận tài liệu học tập
D. Cả a, b, c
-
Câu 23:
Nội dung tự ý thức của thiếu niên được xuất hiện dần theo thứ tự nào?
A. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến tình bạn à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến học tập à phẩm chất thể hiện nhiều mặt của nhân cách
B. Tự ý thức hành vi à đồng thời tự ý thức những phẩm chất liên quan đến tình bạn, đến học tập, đến bản thân à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách
C. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến học tập à phẩm chất liên quan đến người khác à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách
D. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến người khác à phẩm chất liên quan đến công việc à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách
-
Câu 24:
Lòng yêu trẻ của người thầy giáo được thể hiện qua:
A. Thái độ hài lòng, sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ em
B. Sự quan tâm đầy thiện chí đối với trẻ em
C. Sẵn sàng giúp đỡ trẻ em trong mọi điều kiện
D. Cả a, b, c
-
Câu 25:
Kĩ năng là gì?
A. Khả năng vận dụng tri thức và phương pháp giải quyết các nhiệm vụ học tập
B. Hành động được luyện tập nhiều lần
C. Hành động trí tuệ giải quyết các nhiệm vụ học tập
D. Khả năng giải quyết các nhiệm vụ khác nhau của học tập
-
Câu 26:
Hoàn cảnh sống của đứa trẻ, trước hết là hoàn cảnh gia đình là:
A. Là nguyên nhân của sự phát triển tâm lí
B. Quyết định gián tiếp sự phát triển tâm lí
C. Là tiền đề của sự phát triển tâm lí
D. Là điều kiện cần thiết của sự phát triển tâm lí
-
Câu 27:
Phạm vi giao tiếp của thiếu niên với bạn bè là:
A. Rộng rãi và bền vững
B. Hẹp hơn học sinh nhỏ nhưng bền vững
C. Từ phạm vi rộng nhưng chưa bền vững đến hẹp nhưng bền vững, sâu sắc
D. Ban đầu phạm vi giao tiếp hẹp sau mở rộng dần
-
Câu 28:
Nhu cầu tự ý thức xuất hiện là do:
A. Sự phát triển của cơ thể
B. Sự phát triển của trí tuệ
C. Sự phát triển của các quan hệ xã hội
D. Cả a, b, c
-
Câu 29:
Biết lường trước phản ứng của học sinh khi tác động đến các em là biểu hiện của:
A. Năng lực chế biến tài liệu
B. Năng lực hiểu học sinh
C. Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học
D. Năng lực cảm hoá học sinh
-
Câu 30:
Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực chế biến tài liệu:
A. Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận riêng của mình
B. Dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, mức độ căng thẳng cần thiết của học sinh khi tiếp nhận tài liệu
C. Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh
D. Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm xúc sáng tạo sư phạm