190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biểu hiện cơ bản nhất của năng lực khéo léo ứng xử sư phạm là:
A. Nhanh chóng phát hiện vấn đề
B. Biết biến cái bị động thành cái chủ động
C. Nhạy bén về mức độ sử dụng các tác động sư phạm
D. Cả a, b, c
-
Câu 2:
Biết lường trước phản ứng của học sinh khi tác động đến các em là biểu hiện của:
A. Năng lực chế biến tài liệu
B. Năng lực hiểu học sinh
C. Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học
D. Năng lực cảm hoá học sinh
-
Câu 3:
Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực chế biến tài liệu:
A. Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận riêng của mình
B. Dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, mức độ căng thẳng cần thiết của học sinh khi tiếp nhận tài liệu
C. Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh
D. Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm xúc sáng tạo sư phạm
-
Câu 4:
Biết vạch kế hoạch hoạt động một cách cụ thể, khoa học và kế hoạch kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động là biểu hiện của:
A. Năng lực dạy học
B. Năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm
C. Năng lực giao tiếp sư phạm
D. Năng lực giáo dục
-
Câu 5:
Đặc điểm đặc trưng của nghề thầy giáo là:
A. Nghề có đối tượng là con người đang phát triển
B. Nghề mà công cụ lao động là nhân cách của chính người thầy
C. Nghề hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, tái sản xuất sức lao động
D. Cả a, b, c
-
Câu 6:
Người ta đã làm một thực nghiệm: Đề nghị 10 giáo viên dạy giỏi, 10 giáo viên dạy khá và 10 giáo viên dạy trung bình, mỗi người phân tích một bảng câu hỏi môn học của học sinh lớp 10 và cho biết số câu hỏi mà học sinh sẽ trả lời được, số câu hỏi khó, không trả lời được. Đồng thời cho 100 học sinh lớp 10 làm các câu hỏi đó. So sánh các kết quả dự đoán của các giáo viên dạy giỏi, khá và trung bình với kết quả làm bài của học sinh.
Thực nghiệm trên nhằm phát hiện năng lực gì trong hệ thống năng lực dạy học của giáo viên?
A. Năng lực hiểu học sinh
B. Năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học
C. Năng lực chế biến tài liệu
D. Năng lực ngôn ngữ
-
Câu 7:
Giờ tập làm văn. Cô giáo ra đề: " Hãy viết cảm xúc về mẹ của em".
An cầm bút suy nghĩ, rồi nó hãnh diện. Nó nhủ thầm đây là dịp để bày tỏ cảm xúc của mình. Nó viết:"... chưa một lần được nhìn thấy mẹ, nhưng em đã sống trong vòng tay thương yêu của dì. Dì thương yêu như một người mẹ thực thụ, không như gièm pha của người đời: mấy đời bánh đúc có xương...". Giờ trả bài nó hồi hộp trong tâm trạng hạnh phúc. Nhưng thật bàng hoàng, trước mắt nó, bài văn chỉ được điểm 1 đỏ chót với lời phê của cô giáo: "Lạc đề". Nó chua xót: Mẹ ơi!
Tình huống trên thể hiện hạn chế trong năng lực nào của giáo viên?
A. Năng lực kiểm tra đánh giá học sinh
B. Năng lực hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục
C. Năng lực cảm hoá học sinh trong dạy học
D. Năng lực giao tiếp
-
Câu 8:
Yếu tố nào không đặc trưng của năng lực nắm vững kĩ thuật dạy học?
A. Nắm vững các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tạo ra cho học sinh vị trí của người "phát minh", "sáng tạo" trong quá trình học tập
B. Gây hứng thú và kích thích tính độc lập sáng tạo trong tư duy và trong hành động học tập.
C. Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận riêng của mình
D. Tạo tâm thế có lợi cho việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh
-
Câu 9:
Năng lực ngôn ngữ của người thầy giáo thể hiện ở chỗ:
A. Nội dung ngôn ngữ chứa đựng mật độ thông tin cao, chính xác và lôgíc chặt chẽ
B. Có cách diễn đạt giản dị, sinh động, giàu hình ảnh, có ngữ điệu, mạch lạc và đúng ngữ pháp v.v..
C. Có sự kết hợp hài hoà ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ khác
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Trong lớp có một học sinh nói tục. Thầy giáo nghe thấy, nhưng không hề quát nạt, thầy bảo một học sinh khác mang đến một cốc nước sạch. Thầy cầm lấy, đưa cho học sinh nói tục và nói: “Em hãy ra ngoài kia súc miệng cho sạch rồi vào lớp học tiếp”. Cậu học trò cúi đầu ngượng với lỗi lầm của mình. Cả lớp im lặng. Từ đó không ai còn nghe thấy lời nói tục nữa.
Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên?
A. Năng lực giao tiếp
B. Năng lực hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục
C. Năng lực cảm hoá học sinh trong dạy học
D. Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm
-
Câu 11:
Cuối tiết toán, thầy đi xuống lớp và nói: “Ca dao Việt Nam rất phong phú. Em nào có thể đọc cho cả lớp nghe một bài hợp cảnh bây giờ”. Cả lớp không đọc được. Thầy nói tiếp: “Không ai đọc được thì thầy đọc giùm nhé”:
Năng mưa thì giếng năng đầy.
Sao không có nước cho thầy.... rửa tay
Cả lớp ...ồ lên, cười ...rồi im lặng.
Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên?
A. Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm
B. Năng lực giao tiếp
C. Năng lực hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục
D. Năng lực cảm hoá học sinh trong dạy học
-
Câu 12:
Khi trả bài kiểm tra, Đạt ngồi ở cuối lớp đập tay lên bàn nói to: "Thầy không công bằng". Tôi bình tĩnh gọi em lên: "Sao không công bằng, em nói cho thầy nghe". Đạt trả lời: "Bài của em và của bạn Hiệp làm đúng như nhau nhưng bài của Hiệp được 7 điểm còn của em chỉ có 6 điểm". Tôi bảo: "Hai em đưa bài cho thầy xem". Tôi đọc kĩ hai bài và chỉ ra chỗ thiếu trong bài của Đạt cho em xem. Lúc này, em bắt đầu tái mặt rồi xin lỗi thầy. Tôi nói:" Khi muốn nói điều gì, em phải suy nghĩ cho kĩ. Lần này thầy tha lỗi cho em."
Tình huống trên thể hiện năng lực nào là chủ yếu của giáo viên?
A. Năng lực giao tiếp
B. Năng lực hiểu học sinh trong dạy học và giáo dục
C. Năng lực cảm hoá học sinh trong dạy học
D. Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm