270 câu trắc nghiệm Răng - Hàm- Mặt
Với hơn 270 câu trắc nghiệm ôn thi Răng - Hàm- Mặt (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm nhiễm ở vùng miệng-hàm mặt là:
A. Chấn thương vùng hàm mặt
B. Viêm nha chu
C. Sai lầm trong điều trị
D. Do răng
-
Câu 2:
Nguyên nhân nào gây nên viêm mô tế bào do răng?
A. Chấn thương hàm mặt
B. Gãy hở xương hàm
C. Viêm tuyến nước bọt cấp
D. Viêm quanh răng
-
Câu 3:
Viêm mô tế bào thanh dịch về phương diện giải phẫu bệnh thấy:
A. Không co tiểu động mạch
B. Co tiểu động mạch thoáng qua
C. Co tiểu động mạch kéo dài
D. Co tiểu động mạch sau giãn mạch
-
Câu 4:
Sưng trong viêm mô tế bào tụ mủ có các đặc điểm sau đây:
A. Màu sắc da bình thường
B. Lan tỏa ra xung quanh
C. Ấn vào thấy cứng chắc
D. Ấn vào để lại dấu lõm
-
Câu 5:
Áp xe quanh cuống răng thường:
A. Gây biến dạng khuôn mặt
B. Bắt đầu từ vùng quanh chóp răng
C. Bắt đầu từ vùng trên màng xương
D. Bắt đầu từ phần mềm
-
Câu 6:
Áp xe vùng mang tai có thể do:
A. Răng tiền hàm (tiền cối), răng hàm (cối) lớn hàm trên
B. Răng tiền hàm (tiền cối), răng hàm (cối) lớn hàm dưới
C. Răng hàm (cối) lớn hàm dưới
D. Do răng hàm (cối) lớn dưới, có khi do răng hàm (cối) lớn trên
-
Câu 7:
Viêm tấy sàn miệng (Ludwig) có dấu hiệu lâm sàng sau đây:
A. Chỉ sưng một bên sàn miệng
B. Há miệng bình thường
C. Ăn, nuốt, thở bình thường
D. Sưng lan tràn cả hai bên sàn miệng
-
Câu 8:
Trong điều trị viêm nhiễm vùng miệng-hàm mặt do răng, việc bảo tồn răng chỉ đặt ra đối với:
A. Răng nhiều chân gây ra biến chứng nghiêm trọng
B. Răng một chân, tổn thương chưa nặng lắm có thể chữa được ở cơ sở
C. Răng nhiều chân, tổn thương chưa nặng lắm có thể chữa được ở cơ sở
D. Răng nhiều chân chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng
-
Câu 9:
Điều trị viêm mô tế bào thanh dịch cần làm gì trước:
A. Không làm gì
B. Cho kháng sinh, chống viêm, giảm đau
C. Xẻ dẫn lưu
D. Nhổ ngay răng nguyên nhân
-
Câu 10:
Các phương pháp dự phòng viêm mô tế bào ở cộng đồng phương pháp nào dễ làm và hiệu quả nhất:
A. Khám định kỳ để phát hiện viêm mô tế bào
B. Điều trị răng sâu
C. Nhổ các răng có thể gây biến chứng
D. Tuyên truyền vệ sinh răng miệng
-
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu của chấn thương hàm mặt hiện nay:
A. Đánh nhau
B. Tai nạn sinh hoạt
C. Tai nạn giao thông
D. Thể thao
-
Câu 12:
Sơ cứu toàn thân trong chấn thương hàm mặt là:
A. Loại bỏ nguy cơ ảnh hưởng tính mạng
B. Chải rửa vết thương thật sạch
C. Khâu vết thương đúng phương pháp
D. Tạo hình thẩm mỹ
-
Câu 13:
Gãy xương hàm trên là một cấp cứu vì:
A. Chảy máu nhiều
B. Thường gãy răng và xương ổ răng
C. Thường gãy kèm xương chính mũi
D. Thường gãy kèm xương gò má
-
Câu 14:
Gãy Le Fort II là:
A. Tách rời sọ mặt thấp, dưới xương gò má
B. Tách rời sọ mặt giữa, dưới xương gò má
C. Tách rời sọ mặt cao, dưới xương gò má
D. Tách rời sọ mặt giữa, trên xương gò má
-
Câu 15:
Dấu Guérin có trong gãy xương hàm trên loại:
A. Le Fort I
B. Le Fort II
C. Le Fort III
D. Lannelogue
-
Câu 16:
Sơ cứu tại chỗ gãy xương hàm trên (XHT) là:
A. Treo XHT vào xương gò má
B. Treo XHT vào mấu mắt ngoài
C. Nắn chỉnh bằng tay, cố định băng cằm-đỉnh
D. Cố định cung Tiguerstedt
-
Câu 17:
Xương hàm dưới dễ gãy vì:
A. Là xương di động
B. Có nhiều điểm nhô nổi lên giữa cổ và mặt
C. Có hệ cơ nhai bám tận với lực đối kháng
D. Có răng cắm vào xương ổ răng
-
Câu 18:
Vị trí gãy đường giữa xương hàm dưới:
A. Giữa mặt xa hai răng nanh
B. Giữa mặt hai răng cửa giữa
C. Giữa mặt gần hai răng cửa bên
D. Giữa mặt gần hai răng nanh
-
Câu 19:
Phim thường được chỉ định trong gãy vùng bên xương hàm dưới:
A. Hàm chếch
B. Schuller
C. Mặt nghiêng
D. Mặt thẳng
-
Câu 20:
Gãy xương hàm dưới là cấp cứu trì hoãn vì:
A. Có di lệch thứ phát
B. Không kèm chấn thương sọ não
C. Ít chảy máu, liền can chậm
D. Không liên quan với cơ quan giác quan
-
Câu 21:
Tỷ lệ DTBS hàm mặt trung bình trên thế giới là:
A. 1%
B. 15 ‰
C. 1‰
D. 20 ‰
-
Câu 22:
Trong các bệnh virus, bệnh nào có khả năng gây dị tật bẩm sinh cao nhất:
A. Sởi
B. Thuỷ đậu
C. Cúm
D. Sốt xuất huyết
-
Câu 23:
Khe hở DTBS hàm mặt thường gặp nhất là:
A. Khe hở môi bên hàm trên
B. Khe hở môi dưới
C. Khe hở môi giữa
D. Khe hở chéo mặt
-
Câu 24:
Khe hở vùng mặt nào sau đây hiếm gặp:
A. Khe hở môi trên
B. Khe hở hàm ếch mềm
C. Khe hở môi dưới
D. Khe hở hàm ếch cứng
-
Câu 25:
Theo Rosenthal, tỷ lệ DTBS hàm mặt giữa Nữ và nam (nữ/nam) là:
A. 1/3
B. 2/3
C. 3/3
D. 4/3