270 câu trắc nghiệm Răng - Hàm- Mặt
Với hơn 270 câu trắc nghiệm ôn thi Răng - Hàm- Mặt (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chẩn đoán khe hở môi toàn bộ hai bên, có nghĩa là cả 2 bên đều bị tổn thương:
A. Môi đỏ
B. Môi đỏ và một phần da
C. Môi đỏ và cả phần da đến hốc mũi
D. Môi da đến hốc mũi và cả xương ổ răng
-
Câu 2:
Các phương pháp điều trị các khe hở môi - hàm ếch bao gồm:
A. Chỉnh hình xương hàm, răng
B. Dạy phát âm
C. Chăm sóc và nuôi dưỡng
D. Phẫu thuật
-
Câu 3:
Theo thuyết "Nụ mầm", khe hở môi bên hàm trên là do thiếu sự ráp nối giữa hai nụ mũi trong?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Trong thực tế lâm sàng, nếu có khe hở cung răng thì luôn kèm theo khe hở môi?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Phẫu thuật khe hở hàm ếch là một phẫu thuật phức tạp, chảy nhiều máu, hậu phẫu khó khăn. Vì vậy, tốt nhất nên phẫu thuật lúc 15 tuổi trở lên?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
U máu phẳng là:
A. Những u màu đỏ nổi trên mặt da
B. Ấn vào không đổi thành màu trắng
C. Đa số xuất hiện khi lớn tuổi
D. Là những bớt đỏ trên mặt da
-
Câu 7:
U máu gồ:
A. Là những bớt đỏ trên mặt da
B. Ấn vào không xẹp
C. Sờ không có mạch đập
D. Gồ trên da từng chùm như chùm dâu
-
Câu 8:
U máu dưới da:
A. Chủ yếu do tĩnh mạch trở thành xơ, hang
B. Không có sự ứ đọnh máu
C. Không tạo thành sỏi
D. U rắn chắc
-
Câu 9:
U bạch mạch:
A. Gặp nhiều hơn u máu
B. Thường gặp ở da
C. Thường gặp ở da và niêm mạc
D. Thường gặp ở vùng má
-
Câu 10:
U lợi răng thường có các biểu hiện sau:
A. U lợi xơ
B. U lợi huỷ cốt bào
C. Không liên quan đến sự thay đổi kích tố nữ
D. X quang không thấy dấu hiệu tiêu xương
-
Câu 11:
U men đặc tạo răng thường xãy ra ở lứa tuổi sau:
A. Mọc răng sữa
B. Mọc răng vĩnh viễn
C. Bẩm sinh
D. Sau 20 tuổi
-
Câu 12:
U men thể nang tiến triển có đặc tính nào sau đây:
A. Phát triển có giới hạn
B. Phát triển không giới hạn
C. Không tự thoái hóa ác tính
D. Khó tái phát nếu cắt bỏ không hết
-
Câu 13:
U men đặc là một khối u cứng trong đó:
A. Toàn là các răng dị dạng
B. Toàn là tổ chức men răng
C. Toàn là tổ chức men và ngà
D. Toàn là tổ chức men, ngà và các răng dị dạng
-
Câu 14:
Điều trị u men thể nang phải:
A. Nhổ răng và nạo vét tổ chức nang
B. Phẫu thuật nạo vét tổ chức nang và men
C. Phẫu thuật cắt bỏ rộng ra xung quanh khối u
D. Phẫu thuật cắt bỏ rộng và nạo các hạch nghi ngờ
-
Câu 15:
U hỗn hợp tuyến nước bọt có tính chất sau:
A. Rất ít gặp
B. Chiếm 50% trong số các u tuyến mang tai
C. Chiếm 70% trong số các u tuyến mang tai
D. Chiếm 90% trong số các u tuyến mang tai
-
Câu 16:
K niêm mạc là một tổn thương:
A. Lộ ra bên ngoài nên dễ nhận thấy
B. Chìm trong tổ chức khó nhận thấy
C. Không liên quan đến cơ quan tiêu hóa
D. Không liên quan đến cơ quan lân cận
-
Câu 17:
Xét nghiệm dùng để phát hiện sớm ung thư niêm mạc miệng là:
A. Chụp X quang
B. Phẫu thuật sinh thiết
C. Nghiệm pháp xanh Toluidin
D. Xét nghiệm tế bào bề mặt
-
Câu 18:
K niêm mạc thường di căn vào hạch nào nhất:
A. Hạch thượng đòn
B. Hạch cổ
C. Hạch dưới hàm
D. Hạch bờ trước cơ ức đòn chủm
-
Câu 19:
Triệu chứng chức năng của K niêm mạc:
A. Đau vùng tổn thương, đau giảm dần
B. Đau vùng tổn thương, đau tăng dần
C. Không đau
D. Không ảnh hưởng đến ăn, nói
-
Câu 20:
Triệu chứng thực thể của K niêm mạc giai đoạn sớm thể loét:
A. Vết loét cứng ở niêm mạc
B. Vết loét không ăn sâu xuống dưới
C. Vết loét phát triển rộng và ăn sâu xuống dưới hàm dễ chảy máu
D. Vết loét không có đáy
-
Câu 21:
Tính chất của thể sùi trong bệnh ung thư niêm mạc miệng là một:
A. Tổ chức sùi như hoa súp lơ, không kèm loét
B. Tổ chức sùi như hoa súp lơ, không dễ chảy máu
C. Tổ chức sùi như hoa súp lơ, dính chặt đáy
D. Tổ chức sùi như hoa súp lơ, dính chặt đáy, dễ chảy máu
-
Câu 22:
Thể loét sùi thường gặp ở các vị trí sau:
A. Ở môi, niêm mạc môi trên
B. Ở niêm mạc má: trước răng số 8
C. Ở sàng miệng, sau rãnh lưỡi
D. Ở lưỡi, bờ bên 2/3 trước và 1/3 sau
-
Câu 23:
Điều trị K niêm mạc phương pháp tốt nhất là:
A. Kháng sinh, chống viêm
B. Tia xạ
C. Hóa trị liệu
D. Phẫu thuật
-
Câu 24:
Xét nghiệm tế bào bề mặt để chẩn đoán sớm K niêm mạc là:
A. Lấy ở lớp sâu của tổn thương
B. Lấy ở ranh giới tổn thương
C. Lấy ở lớp dưới của tổn thương
D. Lấy ở bề mặt của tổn thương
-
Câu 25:
Phẫu thuật để làm sinh thiết K niêm mạc, bệnh phẩm lấy được phải:
A. Nhỏ hơn 0.5 cm
B. Rộng 1cm x 0.5 cm
C. Lấy ở chính giữa tổn thương
D. Lấy ở bề mặt tổn thương