500 câu trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học
Chia sẻ hơn 500 câu trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, dự án nghiên cứu,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đồ thị (biểu đồ) hình cột được dùng để quan sát sự biến động của một biến nghiên cứu không liên tục.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Đồ thị (biểu đồ) hình cột liên tục phải có độ rộng bằng nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Trong biểu đồ hình cột liền nhau (histogram) và các cột có độ rộng bằng nhau thì cột có chiều cao lớn nhất biểu thị cho nhóm có giá trị quan sát lớn nhất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Trong biểu đồ hình cột liền nhau (histogram) với các cột có độ rộng không bằng nhau thì tần số của nhóm được biểu diễn qua diện tích của hình chữ nhật tạo bởi các cột.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Đồ thị hình tròn dùng để biểu diễn sự biến động của một hiện tượng nghiên cứu theo thời gian.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Trong biểu đồ hình cột liền nhau (histogram) với các cột có độ rộng không bằng nhau thì chiều cao của cột được vẽ chính là tích số của tần số của nhóm với độ rộng của nhóm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Đồ thị đường gấp khúc dùng để biểu thị tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Sau khi biểu diễn kết quả nghiên cứu bằng đồ thị hình chấm, ta có thể khẳng định giả thuyết về sự tương quan giữa hai biến nghiên cứu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trong nghiên cứu định tính (qualitative research), giá trị và độ tin cậy liên quan đến:
A. Tính trong sạch của phương pháp được sử dụng
B. Giá trị lý thuyết và tính mô tả, diễn dịch (descriptive, interpretive) của kết quả
C. Báo cáo trong một tạp chí học thuật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Những người tham gia thí nghiệm thường không được thông tin về các điều kiện thí nghiệm được phân công cho họ vì các lý do sau đây:
A. Ngăn ngừa người tham gia thông tin bừa bãi
B. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi ý tưởng chủ quan
C. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi sự tưởng tượng của người đó
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Quá trình tiến hành nghiên cứu theo thứ tự bao gồm:
A. Tìm tư liệu xác định mục tiêu nghiên cứu, đạt được sự hỗ trợ của cơ quan chủ quản, thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả
B. Xác định đề tài nghiên cứu, nghiên cứu tư liệu liên quan đến đề tài, xác định hướng tiếp cận và phương pháp tiếp cận, xác định khuôn khổ lý thuyết và dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá, thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả
C. Xác định đề tài nghiên cứu, nghiên cứu thành quả cá nhân của các nhà khoa học liên quan đến đề tài, phỏng vấn, thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả
D. Xác định được vấn đề, tìm được người hướng dẫn, thu thập dữ liệu, tiến hành nghiên cứu và phân tích các dữ liệu, báo cáo kết quả
-
Câu 12:
Sự khác biệt chính giữa một nghiên cứu tương quan và thí nghiệm là:
A. Trong thí nghiệm, những người tham gia đều nhận thức được về giả thuyết đang được thử nghiệm
B. Trong thí nghiệm, all các cá nhân đều được đối xử đồng đều như nhau
C. Trong thí nghiệm, ta có thể thiết lập quan sát tự nhiên
D. Trong thí nghiệm, ta có thể thay đổi các trị số của các biến độc lập
-
Câu 13:
Ưu điểm chính của một nghiên cứu thử nghiệm, trái ngược với một nghiên cứu tương quan là:
A. Nghiên cứu thử nghiệm ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các biến độc lập như nghiên cứu tương quan
B. Nghiên cứu thử nghiệm có thể dễ thực hiện hơn
C. Nghiên cứu thử nghiệm có thể thực hiện nhanh hơn
D. Nghiên cứu thử nghiệm có thể chứng minh được các liên hệ nguyên nhân và hệquả rõ ràng hơn
-
Câu 14:
Kỹ thuật thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính bao gồm:
A. Quan sát
B. Phỏng vấn, có cấu trúc và không cấu trúc
C. Bảng khảo sát
D. All correct
-
Câu 15:
Một lý thuyết được gọi là falsifiable (có thể phủ định) khi:
A. Lý thuyết đó được dựa trên những kết quả không thể nhân rộng
B. Lý thuyết đó có thể được thay thế bằng một nguyên lý đơn giản hay chính xác hơn
C. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mâu thuẫn với nó
D. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mơ hồ rằng nó phù hợp với bất kỳ và tất cả kết quả có thể đạt được
-
Câu 16:
Khi nhóm nghiên cứu A tái lập một thí nghiệm của nhóm nghiên cứu B, nhưng không tái lập được kết quả (kết quả đạt được không giống với kết quả công bố), kết quả của nhóm nghiên cứu B được kết luận là không:
A. Có tính tương quan
B. Có tính trung thực
C. Có ý nghĩa thống kê
D. Có thể nhân rộng
-
Câu 17:
Một lý thuyết loại suy là một lý thuyết có thể:
A. Dùng để dự đoán được kết quả thử nghiệm qua các giả thuyết đối lập
B. Làm ra các giả định không cần thiết
C. Quá mơ hồ để có thể sử dụng được
D. Nhân rộng các kết quả dựa trên lý thuyết đó
-
Câu 18:
Phương pháp nghiên cứu nào cho phép thiết lập quan hệ nguyên nhân và hệ quả một cách đáng tin cậy nhất:
A. Tương quan
B. Loại suy
C. Thử nghiệm
D. Quan sát thực địa
-
Câu 19:
Điều nào sau đây là một tính năng cần thiết nhất trong một nghiên cứu khoa học?
A. Sự chọn lọc trên các dữ kiện
B. Nhu cầu đặc trưng của đề tài khoa học
C. Khả năng nhân rộng cho các trường hợp khác
D. Sự tương quan giữa các lĩnh vực khoa học tự nhiên
-
Câu 20:
Trong quá trình quan sát tiến hành nghiên cứu, các ghi nhận tại hiện trường quan sát cần phải có đầy đủ các thông tin sau đây:
A. Thông tin mô tả các sự kiện
B. Thông tin quy nạp và suy diễn
C. Thông tin phản hồi từ phỏng vấn
D. Thông tin mô tả liên quan đến các lý thuyết sử dụng trong đề tài