500 câu trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học
Chia sẻ hơn 500 câu trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, dự án nghiên cứu,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Loại sai số được ghi nhận bằng tên “kết quả từ những người khoẻ” là:
A. Sai số chọn
B. Sai số do lời khai của đối tượng
C. Sai số do đo lường
D. Sai số nhớ lại
-
Câu 2:
Kết quả điều tra về chỉ số lách (tỷ lệ lách to) của trẻ trai và gái trong một vùng có sốt rét lưu hành được trình bày như sau:
Giới Số có lách to Số có lách bình thường Tổng Tỷ lệ % lách to Nam a b a + b [a/(a+b)] x 100 Nữ c d c + d [c/(c+d)] x 100 Tổng a + c b + d T Để so sánh chỉ số lách giữa trẻ trai và trẻ gái, ta có thể đặt giả thuyết Ho như sau:
A. Tỷ lệ lách to ở trẻ trai là: [a/(a+b)] x 100
B. Tỷ lệ lách to ở trẻ gái là: [c/(c+d)] x 100
C. Có sự khác biệt về chỉ số lách giữa trẻ trai và trẻ gái
D. Không có sự khác biệt về chỉ số lách giữa trẻ trai và trẻ gái
-
Câu 3:
Test Z dùng để so sánh:
A. Tỷ lệ của các mẫu độc lập
B. Tỷ lệ của 2 quần thể
C. Trung bình của các mẫu độc lập
D. Trung bình của mẫu với trung bình của quần thể
-
Câu 4:
Trong biểu đồ hình cột liền nhau (histogram) và các cột có độ rộng bằng nhau thì cột có chiều cao lớn nhất biểu thị cho nhóm có giá trị quan sát lớn nhất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Một trong các phương pháp kiểm soát yếu tố nhiễm được gọi là:
A. Phân tích phương sai
B. Thu hẹp quần thể nghiên cứu
C. Mở rộng cỡ mẫu
D. Xác định chính xác quần thể đích
-
Câu 6:
Dùng test t để tìm mối tương quan giữa:
A. Biến định tính và biến định lượng
B. 2 biến định tính
C. 2 biến định lượng
D. Biến độc lập và biến phụ thuộc
-
Câu 7:
Một trong các loại báo cáo khoa học là:
A. Báo cáo ban đầu, báo cáo khoa học theo tiến độ đề tài
B. Báo cáo nội dung nghiên cứu
C. Báo cáo gửi cơ quan chủ quản
D. Báo cáo gửi cơ quan quan lý
-
Câu 8:
Để tìm mối tương quan giữa biến định tính và biến định lượng phải sử dụng test:
A. χ2
B. t
C. F
D. F hoặc t
-
Câu 9:
Mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi để phỏng vấn cá nhân sẽ cho biết:
A. Giá trị của một biến số
B. Một giá trị của biến số tương ứng
C. Giá trị của biến số định lượng
D. Giá trị của biến số định tính
-
Câu 10:
Một nghiên cứu bệnh chứng về sự kết hợp giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư gan đã tính được OR = 1,21 và χ2 = 0,57. Từ đó có thể nói:
A. Có sự kết hợp nhân quả giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư gan
B. Phải tính khoảng tin cậy 95% của OR mới có thể kết luận được
C. Phải trình bày kết quả bằng bảng 2 x 2 mới có thể kết luận được
D. Không có mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư gan
-
Câu 11:
Thiết kế nghiên cứu thuần tập sẽ thích hợp trong:
A. Nghiên cứu bệnh hiếm
B. Khảo sát bệnh có ít dấu hiệu lâm sàng
C. Xác lập mối liên quan về thời gian
D. Nghiên cứu bệnh khó điều trị
-
Câu 12:
Từ công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu thuần tập thấy:
A. RR (nguy cơ tương đối) có thể bộc lộ càng nhỏ thì (cỡ mẫu) n phải càng lớn
B. RR có thể bộc lộ càng lớn thì n phải càng lớn
C. n không tùy thuộc RR
D. RR có thể bộc lộ càng nhỏ thì n phải càng nhỏ
-
Câu 13:
Khi sử dụng các công thức tính cỡ mẫu phải dựa vào một trong thông số dưới đây:
A. Mức ý nghĩa thống kê cần thiết để đạt được một kết quả dự đoán
B. Kích thước của quần thể nghiên cứu
C. Liên quan giữa các biến số
D. Sự chính xác của kỹ thuật đo lường
-
Câu 14:
Một trong các thông số cần phải dựa vào khi tính cỡ mẫu bằng các công thức gọi là:
A. Tầm quan trọng của kết quả nghiên cứu
B. Sai số hệ thống
C. Độ nhậy của test phát hiện bệnh
D. Độ đặc hiệu của test phát hiện bệnh
-
Câu 15:
Trong quá trình tra cứu tài liệu tham khảo, xử lý thông tin, người làm nghiên cứu cần trả lời những vấn đề thiết yếu sau: (tìm ý kiến sai)
A. Phương pháp nghiên cứu của họ như thế nào
B. Những gì họ chưa quan tâm giải quyết
C. Những mục tiêu nghiên cứu cần đạt được
D. Họ nghiên cứu trong điều kiện như thế nào
-
Câu 16:
Số lần khảo sát trên mỗi cohorte trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu nửa dọc là:
A. Một lần
B. Nhiều lần
C. Hai lần
D. Một lần hoặc nhiều lần
-
Câu 17:
So với các nghiên cứu quan sát khác thì "Sai số nhớ lại" trong nghiên cứu thuần tập là:
A. Không có
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
-
Câu 18:
Một trong các thông số cần phải dựa vào khi tính cỡ mẫu bằng các công thức sẽ là:
A. Độ nhậy của test phát hiện bệnh
B. Cỡ của quần thể nghiên cứu
C. Cỡ của quần thể đích
D. Xác suất chấp nhận để kết quả thật chưa biết xảy ra
-
Câu 19:
Tiêu chuẩn của một biểu đồ hoặc đồ thị tốt gồm:
A. Có màu sắc rõ
B. Có tên các đơn vị
C. Có đầy đủ tên biểu đồ, sơ đồ, tên và đơn vị đo lường trên các trục số, các chú thích cần thiết
D. Có đủ các số liệu trong bảng
-
Câu 20:
Một trong các thông số cần phải dựa vào khi tính cỡ mẫu bằng các công thức là:
A. Mức ý nghĩa thống kê cần thiết để đạt được một kết quả dự đoán
B. Độ đặc hiệu của test phát hiện bệnh
C. Cỡ của quần thể đích
D. Sai số hệ thống
-
Câu 21:
Số liệu được trình bày bằng bảng 2 × 2; sẽ phù hợp trong thiết kế nghiên cứu được gọi là:
A. Nhiều trường hợp
B. Chùm bệnh
C. Quan sát
D. Thuần tập bệnh chứng
-
Câu 22:
Nghiên cứu theo dõi đồng nghĩa với:
A. Nghiên cứu sinh thái
B. Nghiên cứu ngang
C. Nghiên cứu bệnh chứng
D. Nghiên cứu thuần tập
-
Câu 23:
Một trong các phương tiện dùng để chọn ngẫu nhiên được gọi là:
A. Bảng các giá trị t
B. Bảng tần số dồn
C. Bảng chữ cái ABC...
D. Chương trình Epi Info/máy vi tính
-
Câu 24:
Một quần thể có kích thước N = 5 , mẫu chọn ra có kích thước n = 2 . Tổng số T các mẫu có kích thước n = 2 là:
A. T = 20
B. T = 15
C. T = 10
D. T = 6
-
Câu 25:
Một trong các phần của báo cáo tổng kết đề tài sẽ bao gồm:
A. Nội dung nghiên cứu
B. Nhà xuất bản
C. Tên đề tài
D. Kết luận
-
Câu 26:
Kết quả điều tra trên mẫu về tỷ lệ lách to của các làng A, B, C, D, E trong một vùng có sốt rét lưu hành được trình bày ở bảng sau:
Làng A B C D E Số trẻ được khám 751 849 307 289 401 Số trẻ có lách to 310 237 90 67 72 Chỉ số lách to % 41 28 29 23 18 Dùng toán đồ (kèm theo) để so sánh tỷ lệ lách to giữa 2 làng B và D, và lết luận:
A. Tỷ lệ lách to của làng B và làng D khác nhau không có ý nghĩa thống kê;
B. Tỷ lệ lách to của làng B và làng D khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05
C. Tỷ lệ lách to của làng B và làng D khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05
D. Tỷ lệ lách to của làng B và làng D khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01
-
Câu 27:
Biểu đồ hình cột chồng thường được dùng để biểu diễn:
A. Số liệu của biến liên tục khi đã phân nhóm
B. Số liệu của biến rời rạc
C. Chỉ ra các tỷ lệ khác nhau giữa các loại trong một nhóm của một biến về chất
D. Khi muốn so sánh biến đó giữa 2 hoặc 3 quần thể khác nhau
-
Câu 28:
Thiết kế nghiên cứu ngang sẽ thích hợp cho:
A. Khảo sát bệnh có ít dấu hiệu lâm sàng
B. Nghiên cứu phát hiện bệnh sớm
C. Nghiên cứu bệnh khó điều trị
D. Nghiên cứu nhiều hậu quả của cùng một nguyên nhân
-
Câu 29:
Một nghiên cứu bệnh chứng về sự kết hợp giữa thói quen nhai trầu và u lympho không Hodgkin đã tính được OR = 0,30 và có thể kết luận rằng:
A. Không có mối liên quan giữa thói quen nhai trầu và u lympho không Hodgkin
B. Có mối liên quan giữa thói quen nhai trầu và u lympho không Hodgkin
C. Thói quen nhai trầu là yếu tố bảo vệ đối với u lympho không Hodgkin
D. Cần phải tính χ2 mới có thể đưa ra kết luận chính xác
-
Câu 30:
Thử nghiệm lâm sàng đồng nghĩa với:
A. Nghiên cứu sinh thái
B. Nghiên cứu ngang
C. Nghiên cứu bệnh chứng
D. Thử nghiệm ngẫu nhiên
-
Câu 31:
Ưu điểm của nghiên cứu định lượng là:
A. Thực hiện nhanh
B. Độ chính xác cao
C. Xử lý số liệu dễ dàng hơn
D. Thuận lợi trong cách tính mẫu nghiên cứu
-
Câu 32:
Tuổi của bệnh nhân ở bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế là loại biến số:
A. Định lượng rời rạc
B. Định lượng liên tục
C. Định lượng
D. Định tính
-
Câu 33:
Những tiêu chuẩn ưu tiên để chọn đề tài: (chọn ý kiến sai)
A. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
B. Tính phổ biến của đề tài
C. Tính trùng lặp
D. Tính khả thi
-
Câu 34:
Một trong các cách phân loại nghiên cứu là:
A. Theo thời gian
B. Theo không gian
C. Theo đặc trưng về con người
D. Theo loại mẫu sử dụng
-
Câu 35:
Kết quả điều tra trên mẫu về tỷ lệ lách to của các làng A, B, C, D, E trong một vùng có sốt rét lưu hành được trình bày ở bảng sau:
Làng A B C D E Số trẻ được khám 751 849 307 289 401 Số trẻ có lách to 310 237 90 67 72 Chỉ số lách to % 41 28 29 23 18 Dùng toán đồ (kèm theo) để so sánh tỷ lệ lách to giữa 2 làng A và D, và lết luận:
A. Tỷ lệ lách to của làng A và làng D khác nhau không có ý nghĩa thống kê
B. Tỷ lệ lách to của làng A và làng D khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05
C. Tỷ lệ lách to của làng A và làng D khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05
D. Tỷ lệ lách to của làng A và làng D khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01
-
Câu 36:
Có 3 thiết kế nghiên cứu: a.Thực nghiệm; b.Thuần tập tương lai; c. thuần tập hồi cứu; "Giá trị suy luận căn nguyên" phụ thuộc tùy vào thiết kế nghiên cứu sẽ tăng dần theo trình tự:
A. a, b, c
B. c, b, a
C. b, c, a
D. b, a, c
-
Câu 37:
Một trong những công cụ cần thiết để thiết kế mẫu hệ thống là:
A. Tổng số các đối tượng nghiên cứu
B. Danh sách các đối tượng nghiên cứu
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích
D. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích
-
Câu 38:
Trong bài báo khoa học, nội dung chủ yếu của Đặt vấn đề nhằm trả lời câu hỏi:
A. Mỗi kết quả trong nghiên cứu này nói lên điều gì?
B. Bài báo này gửi tới ai?
C. Tại sao phải tiến hành nghiên cứu này?
D. Kết quả của nghiên cứu này phục vụ ai?
-
Câu 39:
Kết quả điều tra mức thu nhập của các hộ gia đình ở 3 làng như sau:
Làng A Làng B Làng C Nghèo 130 140 90 Trung bình 280 300 290 Khá 90 60 120 Biến số được trình bày trong bảng là:
A. Địa điểm
B. Mức sống
C. Làng
D. Hộ gia đình
-
Câu 40:
Biểu đồ Gannt dùng để:
A. Sử dụng cho việc lập kế hoạch nghiên cứu
B. Xác định loại thiết kế nghiên cứu
C. Lập dự trù kinh phí
D. Trình bày kết quả của nghiên cứu