700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
414 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Trong quan hệ mua bán hàng hoá, bên bán hàng có những nghĩa vụ gì?


    A. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, qui cách, bao bì, đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng


    B. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, qui cách, bao bì, đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng, có nghĩa vụ giao chứng từ có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng


    C. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, qui cách, bao bì, đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng, có nghĩa vụ thông tin đầy đủ về hàng hoá


    D. Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, qui cách, bao bì., đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng, có nghĩa vụ thông tin đầy đủ về cách sử dụng hàng hoá


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Theo luật thương mại, thế nào là chấp nhận chào hàng trong quan hệ mua bán hàng hoá?


    A. Là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng


    B. Là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận hay không chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng


    C. Là thông báo của bên được chào hàng hoặc người khác được uỷ nhiệm chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận một phần hay toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng


    D. Là thông báo của bên được chào hàng hoặc người khác được uỷ nhiệm chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng


  • Câu 3:

    Theo luật thương mại, thế nào là chào hàng trong quan hệ mua bán hàng hoá?


    A. Một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo điều 50 Luật thương mại


    B. Một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo điều 50 Luật thương mại, chào hàng gồm chào bán và chào mua hàng


    C. Một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một người hay nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo điều 50 luật thương mại


    D. Một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hoặc nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo điều 50 luật thương mại. Chào hàng gồm chào bán và chào mua hàng


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Trình bày các hình thức thanh toán được áp dụng trong quan hệ mua bán hàng hoá?


    A. Tiền mặt, séc, chuyển khoản


    B. Tiền mặt, séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng


    C. Séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng, L/C, UCP 500 và các hình thức khác thông qua hệ thống ngân hàng


    D. Tiền mặt, séc, chuyển khoản, hàng đổi hàng, và các hình thức thông qua hệ thống ngân hàng


  • Câu 5:

    Về vấn đề giá cả được ghi trong hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên cần chú ý điểm nào?


    A. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời điểm định giá, loại tiền tẹ để tính giá


    B. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, loại ngoại tệ để tính giá


    C. Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp định giá, thời điểm đánh giá loại ngoại tệ để tính giá, cơ sở của việc định giá


    D. Đồng tiền đánh giá, mức giá, phương pháp định giá, loại ngoại tệ để tính giá


  • Câu 6:

    Trong hợp đồng mua bán hàng hoá cần lưu ý những điểm gì về chất lượng hàng hoá?


    A. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm chất hoặc tiêu chuẩn, dựa vào kích thước, trọng lượng


    B. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm chất, hoặc tiêu chuẩn, dựa vào kích thước, trọng lượng, dựa vào việc mô tả hàng hoá


    C. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn, dựa vào kích thước, trọng lượng, dựa vào việc mô tả hàng hoá, dựa vào hàm lượng chủ yếu có trong hàng hoá


    D. Xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn hàng hoá, dựa vào qui cách của hàng hoá, dựa vào hàm lượng chủ yếu có trong hàng hoá…


  • Câu 7:

    Trong hợp đồng mua bán cây chú ý những điểm gì về số lượng, trọng lượng của hàng hoá?


    A. Đơn vị tính số lượng, đơn vị đo lường, phương pháp qui định số lượng


    B. Đơn vị tính số lượng, đơn vị đo lường, phương pháp qui định số lượng, phương pháp cân đo, đong đếm


    C. Đơn vị tính số lượng (trọng lượng), phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng của hàng hoá


    D. Đơn vị tính số lượng (trọng lượng), phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng của hàng hoá, cách xác định độ ẩm, bao bì của hàng hoá


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Trong hợp đồng mua bán hàng hoá cần chú ý những điểm gì về tên của mặt hàng?


    A. Tên gọi thông thường, tên thương mại, tên hàng kèm theo mã số, ghi tên hàng kèm theo địa phương


    B. Tên gọi thông thường, tên thương mại, kèm theo địa phương sản xuất, tên hàng kèm theo màu sắc bề ngoài


    C. Tên gọi thông thường, tên thương mại, tên khoa học của mặt hàng, tên hàng kèm theo địa phương, hãng sản xuất, kèm theo qui cách phẩm chất


    D. Tên gọi thông thường, tên thương mại, tên khoa học của mặt hàng, tên hàng kèm theo địa phương, hãng sản xuất


  • Câu 9:

    Trình bày nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá theo Luật Thương mại nước ta:


    A. Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng


    B. Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng, bảo hành


    C. Tên hàng: sóo lượng, qui cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng


    D. Tên hàng, số lượng, qui cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng, bảo hành


  • Câu 10:

    Chi nhánh của thương nhân nước ngoài đặt tại Việt Nam có những nhiệm vụ gì?


    A. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, đăng ký kê khai nộp thuế, thực hiện chế độ kế toán theo qui định của pháp luật Việt Nam


    B. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, đăng ký kê khai nộp thuế, thực hiện chế độ kế toán theo qui định của pháp luật Việt Nam, có nghĩa vụ bảo vệ môi trường ở Việt Nam


    C. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, đăng ký kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, báo cáo hoạt động của chi nhánh theo qui định của pháp luật Việt Nam


    D. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, đăng ký, kê khai, nộp thuế, nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam,, thực hiện chế độ kế toán, báo cáo hoạt động của chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam


  • Câu 11:

    Địa vị pháp lý của chi nhánh thương nhân nước ngoài đặt tại Việt Nam


    A. Chi nhánh là một đơn vị độc lập của thương nhân nước ngoài, tuy không có tư cách pháp nhân riêng biệt, nhưng được hạch toán độc lập về kinh tế


    B. Chi nhánh là một đơn vị độc lập của thương nhân nước ngoài, tuy không có tư cách pháp nhân riêng biệt, nhưng được hạch toán độc lập về kinh tế, được ký kết hợp đồng thương mại


    C. Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, không có tư cách pháp nhân riêng biệt, được thành lập để hoạt động thương mại


    D. Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, không có tư cách pháp nhân riêng biệt, được thành lập để hoạt động thương mại và làm chức năng quảng cáo thương mại


  • Câu 12:

    Chi nhánh thương nhân nước ngoài đặt tại Việt Nam có quyền gì?


    A. Hoạt động thương mại tại Việt Nam như bán hàng, làm dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời


    B. Hoạt động thương mại tại Việt Nam như bán hàng, làm dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời, có quyền thuê mướn lao động Việt Nam


    C. Hoạt động thương mại tại Việt Nam như bán hàng, làm dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời, có quyền thuê mướn lao động Việt Nam, có quyền mua sắm thiết bị cần thiết cho hoạt động thương mại


    D. Hoạt động thương mại tại Việt Nam, phù hợp với nội dung hoạt động, ngành hàng kinh doanh của thương nhân nước ngoài


  • Câu 13:

    Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đặt tại Việt Nam có nghĩa vụ gì?


    A. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, nộp thuế, lệ phí theo qui định của Việt Nam, nộp hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán


    B. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, nộp thuế, phí, lệ phí theo qui định của Việt Nam, nộp hoá đơn, chứng từ, sổ sách, kế toán, thực hiện chế độ báo cáo với nhà nước Việt Nam


    C. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, nộp thuế, phí, lệ phí theo qui định của Việt Nam, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền


    D. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, nộp thuế, phí, lệ phí theo qui định của Việt Nam, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lập sổ sách chứng từ cần thiết


  • Câu 14:

     Địa vị pháp lý của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đặt tại Việt Nam:


    A. Là đơn vị hoạt động độc lập với thương nhân nước ngoài có quyền hoạt động thương mại, mở tài khoản riêng tại Việt Nam


    B. Là đơn vị hoạt động độc lập với thương nhân nước ngoài có quyền hoạt động kinh tế, mở tài khoản riêng tại Việt Nam phải nộp thuế theo pháp luật Việt Nam


    C. Là một đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, hoạt động nhân danh thương nhân nước ngoài, hoạt động theo sự uỷ nhiệm, chỉ dẫn của thương nhân nước ngoài làm nhiệm vụ xúc tiến thương mại


    D. Là một đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, hoạt động nhân danh thương nhân nước ngoài, hoạt độgn theo sự uỷ nhiệm, chỉ dẫn của thương nhân nước ngoài làm nhiệm vụ xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng thương mại


  • Câu 15:

    Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới những hình thức nào?


    A. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm, hoặc thông qua đại lý để phân phối sản phẩm


    B. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm, hoặc thông qua đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện để phân phối sản phẩm


    C. Mở cửa hàng bán trực tiếp sản phẩm, hoặc thông qua đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện để mở phân phối sản phẩm hoặc bán hàng trực tiếp tại nơi sản xuất


    D. Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh


  • Câu 16:

    Khi được đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có nghĩa vụ gì?


    A. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá qui định


    B. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá qui định, không được lừa dối khách hàng


    C. Đăng báo để công bố nội dung đăng ký kinh doanh, phải mở sổ sách kế toán, phải khắc dấu, phải bán hàng đúng giá qui định, không được lừa dối khách hàng, phải quảng cáo trung thực, bán hàng đúng chất lượng theo mẫu, niêm yết giá


    D. Hoạt động đúng với nội dung đã đăng ký, công bố nội dung đăng ký trên báo, phải có tên thương mại, biển hiệu, mở sổ sách kế toán đăng ký thuế và nộp thuế, niêm yết giá, lập hoá đơn chứng từ hợp pháp


  • Câu 17:

    Khi đã được đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại, thương nhân có những quyền gì?


    A. Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, có quyền cho thuê, bán, chuyển đổi nghề thương mại, có quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại bất cứ lúc nào


    B. Trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý, có quyền cho thuê, bán, chuyển đổi nghề thương mại, có quyền đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động thương mại, giải thể doanh nghiệp bất cứ lúc nào.


    C. Trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, hoạt động thương mại, cho thuê, thuê bán sản phẩm thương mại, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động thương mại với nước ngoài, tạm ngừng, hoặc chấm dứt hoạt động thương mại


    D. Trực tiếp quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, hoạt động thương mại, bán sản phẩm thương mại, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước, tham gia hoạt động thương mại với nước ngoài, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động thương mại hoặc giải thể doanh nghiệp thương mại bất cứ lúc nào


  • Câu 18:

    Cơ quan Nhà nước về đăng ký kinh doanh hành nghề thương mại có quyền hạn gì?


    A. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng nội dung theo mẫu và phải nộp lệ phí trước khi đăng ký kinh doanh


    B. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng theo mẫu và phải cxhịu trách nhiệm về những nội dung ghi trong giấy kinh doanh


    C. Quyền yêu cầu người đăng ký kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân


    D. Quyền yêu cầu đăng ký kinh doanh khai đúng sự thật về bản thân và gia đình thương nhân, cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin về bản thân


  • Câu 19:

    Pháp nhân thuộc quốc tịch Việt Nam được hành nghề thương mại gồm những tổ chức nào?


    A. Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, tổ hợp tác, hộ gia đình


    B. Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị


    C. Doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị – xã hội


    D. Doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ hợp tác, hộ gia đình


  • Câu 20:

    Cá nhân thuộc quốc tịch Việt Nam có những điều kiện gì để hành nghề thương mại?


    A. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân dự đầy đủ, có chứng chỉ hành nghề thương mại


    B. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại thương mại


    C. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không tâm thần, không bị hạn chế về trí tuệ như nghiện ma tuý, có chứng chỉ hành nghề thương mại


    D. Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, không phải là công chức, viên chức Nhà nước, có chứng chỉ hành nghề thương mại


  • Câu 21:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động thương mại được hiểu là gì?


    A. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác


    B. Là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận


    C. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư và các hoạt động khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận


    D. Là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, gồm mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác trong lĩnh vực thương mại


  • Câu 22:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa được hiểu là gì?


    A. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, những vật gắn liền với đất đai và bất kỳ sản phẩm nào có thể mua bán được trên thị trường


    B. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai


    C. Hàng hóa gồm tất cả các loại tài sản, các loại hiện vật mà con người dùng để mua bán, giao dịch trong quan hệ dân sự


    D. v


  • Câu 23:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Luật Thương mại được hiểu là gì?


    A. Là toàn bộ quy định của cơ quan nhà nước về mua bán hàng hóa và tổ chức doanh nghiệp thương mại


    B. Là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thị trường


    C. Là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, là bộ phận của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động thương mại


    D. Là toàn bộ các quy định của nhà nước, là bộ phận của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại


  • Câu 24:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tập quán thương mại được hiểu là gì?


    A. Là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại, có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại


    B. Là thói quen trong hoạt động thương mại, dùng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại


    C. Là thói quen được thừa nhận trong hoạt động thương mại, có thể được sử dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại


    D. Là thói quen trong hoạt động thương mại, có nội dung rõ ràng có thể được sử dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại


  • Câu 25:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mua bán hàng hoá được hiểu là gì?


    A. Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển hàng hóa cho bên mua; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng theo thỏa thuận


    B. Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng theo thỏa thuận


    C. Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán giao hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng hoá theo thỏa thuận


    D. Là việc bên bán giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận


  • Câu 26:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, cung ứng dịch vụ được hiểu là gì?


    A. Là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận


    B. Là hoạt động, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận


    C. Là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận


    D. Là hoạt động, theo đó một bên thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận


  • Câu 27:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, xúc tiến thương mại được hiểu là gì?


    A. Là hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại


    B. Là hoạt động tìm kiếm cơ hội bán hàng hóa, quảng cáo, giới thiệu dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại


    C. Là hoạt động tìm kiếm cơ hội cung ứng dịch vụ, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ thương mại


    D. Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ


  • Câu 28:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các hoạt động trung gian thương mại được hiểu là gì?


    A. Là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định


    B. Là hoạt động của thương nhân gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại và đại lý thương mại


    C. Là hoạt động của thương nhân để thực hiện môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại


    D. Là hoạt động của thương nhân làm đại diện thương nhân, môi giới thương mại và đại lý thương mại


  • Câu 29:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, xuất xứ hàng hoá được hiểu là gì?


    A. Là nước nơi sản xuất ra hàng hoá hoặc nơi chế biến hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó


    B. Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia sản xuất hàng hoá đó


    C. Là vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó


    D. Là nước sản xuất ra hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng trong trường hợp có nhiều nước tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó


  • Câu 30:

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thương nhân nước ngoài được hiểu là gì?


    A. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận


    B. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và được nước ngoài công nhận


    C. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài và được Việt Nam công nhận


    D. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài và được pháp luật Việt Nam công nhận


ZUNIA9