700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế

tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

699 câu
414 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Các bên tranh chấp lao động (người lao động, người sử dụng lao động) có những quyền gì?


    A. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đỏi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp. 


    B. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp. 


    C. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp. 


    D. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. 


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Các bên tranh chấp lao động có những nhiệm vụ gì?


    A. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. 


    B. Nghiêm chỉ chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. 


    C. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết chanh chấp. 


    D. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. Chịu án phí cho bên kia.


  • Câu 3:

    Các cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?


    A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân. 


    B. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân. 


    C. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân. 


    D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án:


    A. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. 


    B. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. 


    C. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. 


    D. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Các tranh chấp về kinh doanh bảo hiểm. 


  • Câu 5:

    Những cá nhân, tổ chức nào có quyền khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án?


    A. Người lao động. Tập thể lao động. Người sử dụng lao động. 


    B. Tập thể lao động. Người sử dụng lao động. 


    C. Người lao động, Người sử dụng lao động. 


    D. Người lao động. Tập thể lao động. 


  • Câu 6:

    Thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án được quy định như thế nào?


    A. Thời hiệu yêu cầu khởi kiện là: Một năm đối với tranh chấp cá nhân về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, 6 tháng đối với tranh chấp lao động cá nhân khác kể từ một trong những bên bất kỳ bị vi phạm. Thời hiệu khởi kiện tuỳ theo từng việc: 1 năm, 6 tháng, 3 tháng. 


    B. Thời hiệu khởi kiện là: 2 năm, 6 tháng, 9 tháng. Kể từ ngày hoà giải không thành.


    C. Thời hiệu khởi kiện 1 năm, 9 tháng, 1 tháng. 


    D. Thời hiệu khởi kiện 2 năm, 1 tháng, 6 tháng.


  • Câu 7:

    Trong việc chuẩn bị xét xử 1 vụ án tranh chấp lao động. Toà án phải tiến hành những công việc gì?


    A. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành. 


    B. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành. 


    C. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành. 


    D. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. 


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Sau khi chuẩn bị xong việc xét xử tranh chấp lao động. Toà án phải ra những quyết định gì?


    A. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


    B. Đưa vụ án ra xét xử. Đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


    C. Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


    D. Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. 


  • Câu 9:

    Phiên toà sơ thẩm xét xử các tranh chấp lao động có thể bị hoãn trong trường hợp nào?


    A. Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay. 


    B. Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. 


    C. Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay. 


    D. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay. 


  • Câu 10:

    Trình bày thủ tục xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp lao động?


    A. Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà.


    B. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. 


    C. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. 


    D. Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. 


  • Câu 11:

    Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.


    A. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân tối cao. 


    B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ một số tranh chấp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. 


    C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. 


    D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. 


  • Câu 12:

    Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp lao động.


    A. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động. 


    B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.


    C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động. 


    D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tạp thể. 


  • Câu 13:

    Thẩm quyền toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giải quyết tranh chấp lao động.


    A. Giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự ở Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. 


    B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Tát cả những tranh chấp lao động tập thể, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lên để giải quyết. 


    C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân. 


    D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, tát cả những tranh chấp lao động tập thể, những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. 


  • Câu 14:

    Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mai, lao động được quy định như thế nào?


    A. 1 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. 


    B. 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 1 tháng. 


    C. 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày. 


    D. 2 tháng rưỡi kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. 


  • Câu 15:

    Các tranh chấp về kinh doanh giữa 2 công ty được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?


    A. Tố tụng dân sự. 


    B. Tố tụng kinh doanh và thương mại. 


    C. Tố tụng thương mại. 


    D. Tố tụng kinh doanh. 


  • Câu 16:

    Các tranh chấp về mua bán tài sản giữa 1 bên là công ty, 1 bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?


    A. Tố tụng dân sự 


    B. Tố tụng kinh tế 


    C. Tố tụng thương mại 


    D. Tố tụng lao động. 


  • Câu 17:

    Các tranh chấp về nợ giữa ngân hàng với 1 doanh nghiệp được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?


    A. Tố tụng kinh tế. 


    B. Tố tụng hành chính. 


    C. Tố tụng trọng tài. 


    D. Tố tụng dân sự. 


  • Câu 18:

    Các tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa 1 bên là doanh nghiệp liên doanh, 1 bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?


    A. Tố tụng hành chính.


    B. Tố tụng dân sự. 


    C. Tố tụng kinh tế. 


    D. Tố tụng thương mại. 


  • Câu 19:

    Khi toà án thụ lý vụ án về 1 doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?


    A. Pháp lệnh trọng tài thương mại. 


    B. Bộ luật tố tụng hình sự. 


    C. Bộ luật tố tụng dân sự. 


    D. Luật phá sản.


  • Câu 20:

    Cơ quan công an tham gia vào quá trình xét xử các vụ kiện đòi nợ giữa công dân với công dân như thế nào?


    A. Được tham gia. 


    B. Tham gia một phần. 


    C. Nếu được mời sẽ tham gia. 


    D. Không có tư cách tham gia tố tụng.


  • Câu 21:

    Các tranh chấp về quyền thương hiệu do toà án cấp nào xét xử?


    A. Toà án nhân dân tối cao. 


    B. Cấp thành phố thuộc tỉnh. 


    C. Cấp tỉnh.


    D. Cấp huyện.


  • Câu 22:

    Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp được tiến hành theo thủ tục nào?


    A. Tố tụng hành chính. 


    B. Tố tụng thương mại. 


    C. Tố tụng kinh tế. 


    D. Tố tụng dân sự. 


  • Câu 23:

    Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là vụ án dân sự?


    A. Vụ án dân sự là việc đương sự yêu cầu. Toà án công nhận cho mình một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình \, kinh doanh, thương mại, lao động.


    B. Vụ án dân sự là những tranh chấp trước toà án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động giữa các bên đương sự. 


    C. Vụ án dân sự là những vụ việc mà cá nhân, tổ chức khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ quyền dân sự của mình. 


    D. Vụ án dân sự là những tranh chấp được toà án thụ lý giải quyết. 


  • Câu 24:

    Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là việc dân sự?


    A. Việc dân sự là việc tranh chấp giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại.


    B. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 


    C. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ quân sự của mình.


    D. Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 


  • Câu 25:

    Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm:


    A. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ  chức công ty, đến việc sử dụng vốn, chia lãi. 


    B. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty. 


    C. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao công nghệ. 


    D. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau, tranh chấp về phá sản doanh nghiệp. 


  • Câu 26:

    Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về dân sự bao gồm:


    A. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam, về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tanh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí. 


    B. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, vừa thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 


    C. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 


    D. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, về thừa kế tài sản.


  • Câu 27:

    Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về lao động bao gồm chủ thể nào?


    A. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động đã được hoà giải nhưng không thành


    B. Tranh chấp liên quan đến việc hiện hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động. 


    C. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa công đoàn với người sử dụng lao động. 


    D. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 


  • Câu 28:

    Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường không, đường biển do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?


    A. Toà án nhân dân cấp tỉnh 


    B. Toà án nhân dân cấp huyện. 


    C. Toà án nhân dân tối cao. 


    D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện. 


  • Câu 29:

    Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp giữa các thành viên trong một công ty về tổ chức lại công ty do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?


    A. Toà án nhân dân tối cao. 


    B. Toà án nhân dân cấp tỉnh. 


    C. Toà án nhân dân cấp huyện. 


    D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.


  • Câu 30:

    Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp về đầu tư, thăm dò khai thác do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?


    A. Toà án nhân dân tối cao. 


    B. Toà án nhân dân cấp tỉnh. 


    C. Toà án nhân dân cấp huyện. 


    D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.


ZUNIA9