900 câu trắc nghiệm Quản trị dự án
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 900 câu hỏi trắc nghiệm Quản trị dự án có đáp án, bao gồm các kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư và quản lý thời gian thực hiện dự án... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong một dự án thì thông thường chất lượng nên là của:
A. Ưu tiên lịch trình bằng nhau nhưng ưu tiên cao hơn chi phí.
B. Ưu tiên cao hơn chi phí và lịch trình.
C. Ưu tiên chi phí bằng nhau nhưng ưu tiên cao hơn lịch trình.
D. Ưu tiên chi phí và lịch trình bằng nhau.
-
Câu 2:
Trong quá trình triển khai nghiệp vụ điện tử, giám đốc dự án thông báo rằng các đội ngũ thành viên khác nhau không làm việc cùng nhau tốt. Vì thế nên dự án phải chịu sự trì hoãn rất lâu. Giám đốc dự án nên làm gì?
A. Xác định lại vai trò và trách nhiệm của đội ngũ thành viên.
B. Ngồi với các đội ngũ thành viên liên quan để thảo luận sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa họ.
C. Thúc đẩy các đội ngũ thành viên hợp tác.
D. Thưởng cho các đội ngũ thành viên làm việc cùng nhau tốt.
-
Câu 3:
Trong số tất cả các xung đột có thể xẩy ra trong dự án thì xung đột nào là bất lợi nhất đối với kết quả và hiệu suất của đội?
A. Các xung đột trong hội đồng.
B. Những mâu thuẫn cá nhân.
C. Các thoả hiệp về kỹ thuật.
D. Xung đột lịch trình.
-
Câu 4:
Trong suốt cuộc họp của đội dự án hàng tuần theo lịch trình, vấn đề nổi lên không thể giải quyết được trong khung thời gian của cuộc họp theo lịch trình. Nếu vấn đề này không được giải quyết thì nó có thể làm cho dự án bị tạm ngừng. Hoạt động nào tốt nhất mà giám đốc dự án nên tuân theo để giải quyết vấn đề này?
A. Tiếp tục cuộc họp muộn hơn thời gian theo lịch trình cho tới khi vấn đề được giải quyết.
B. Tiếp tục cuộc họp theo chính sách giải quyết xung đột của công ty.
C. Kết thúc cuộc họp đúng giờ, điều tra vấn đề một cách kỹ lưỡng và chú trọng vào vấn đề trong cuộc họp dự án hàng tuần tiếp theo.
D. Kết thúc cuộc họp đúng giờ và sắp xếp cuộc họp khác để giải quyết vấn đề.
-
Câu 5:
Trong suốt giai đoạn xây dựng dự án, đội dự án đã xác định số lượng rủi ro có thể ảnh hưởng tới chất lượng của kết quả. Trước khi xây dựng kế hoạch phản ứng rủi ro, đội dự án nên:
A. Không để ý đến các rủi ro bất kỳ không nằm trên đường tới hạn.
B. Liệt kê tất cả các ràng buộc của dự án.
C. Phân tích khả năng mỗi rủi ro có thể xẩy ra và ảnh hưởng tiềm ẩn của từng rủi ro.
D. Sử dụng phương pháp luận kỹ thuật duyệt và đánh giá chương trình để ưu tiên rủi ro.
-
Câu 6:
Trong suốt quá trình xây dựng dự án đã được phê duyệt, giám đốc dự án nhận thấy rằng phạm vi dự án không được xác định hợp lý, làm tăng lượng kinh phí đáng kể và trễ hạn các phần có thể chuyển giao. Giám đốc dự án yêu cầu một cuộc họp với các đối tượng liên quan dự án để thông báo cho họ về sự chênh lệch phạm vi theo yêu cầu. Giám đốc dự án nên tiếp cận tốt nhất biến động phạm vi cho dự án này như thế nào?
A. Chuẩn bị cấu trúc chi tiết công việc mới chỉ ra thời gian yêu cầu cho việc hoàn tất dự án và kinh phí theo yêu cầu mới.
B. Thông báo cho các đối tượng liên quan dự án về sự thay đổi kinh phí và lịch trình theo yêu cầu, giảm bớt các chi phí phụ với một kế hoạch dự phòng đúng chỗ và nhận được sự phê duyệt bằng văn bản cho những thay đổi yêu cầu.
C. Thông báo cho các đối tượng liên quan dự án về thời gian và kinh phí theo yêu cầu cần để hoàn tất dự án cùng với các minh chứng về mặt tài chính như Phân tích giá trị thu được, ROI (Hoàn trả đầu tư) và biến động lịch trình.
D. Xác định biến động chi phí và lịch trình và đề nghị phê chuẩn những thay đổi theo yêu cầu.
-
Câu 7:
Trong tình huống nào giám đốc dự án được yêu cầu phải gửi một yêu cầu thay đổi tới nhà tài trợ và các đối tượng liên quan dự án.
A. Thời điểm nào đó yêu cầu thay đổi được xét duyệt.
B. Khi chi phí vượt quá độ biến động cho phép theo kinh phí.
C. Khi không có sự lựa chọn khả thi.
D. Khi khách hàng đồng ý thay đổi.
-
Câu 8:
Vai trò của giám đốc dự án trong dự án là gì?
A. Cung cấp nguồn lực cho dự án.
B. Quản lý mối quan hệ giữa các thành viên trong đội.
C. Hoàn tất nhiệm vụ được giao.
D. Xác định toàn bộ ưu tiên của dự án trong tổ chức.
-
Câu 9:
Vai trò của giám đốc đường lối trong kế hoạch dự án là gì?
A. Cung cấp nguồn lực cho dự án.
B. Đề nghị những thay đổi yêu cầu.
C. Giải quyết các xung đột trong đội.
D. Kiểm soát kinh phí dự án.
-
Câu 10:
Việc giải quyết khuyết điểm diễn ra khi nào trong vòng đời dự án?
A. Trước mỗi mốc quan trọng.
B. Sau cuộc kiểm thử chấp thuận sản phẩm diễn ra.
C. Ngay khi khuyết điểm được tìm ra.
D. Bất kỳ thời điểm nào trong suốt vòng đời dự án trước khi chuyển giao như đã được xác định trong kế hoạch dự án.
-
Câu 11:
Xác định và quản lý đường tới hạn là yếu tố sống còn đối với sự thành công của dự án bởi vì:
A. Bố trí nhân viên lãnh đạo và giá trị sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của dự án công việc.
B. Tối ưu hoá chi phí hay đẩy nhanh chi phí trong đường tới hạn cao hơn so với chi phí cho bất kỳ hoạt động dự án khác nào.
C. Các hoạt động trên đường tới hạn không có bất kỳ thời gian khoảng trễ nào.
D. Ngày tháng bắt đầu phải được tính toán bằng cách thực hiện công việc ngược từ kết thúc rồi tới bắt đầu.
-
Câu 12:
Bạn là một chuyên viên dự án đang làm việc cho một công ty dịch vụ công ích tại TP.HCM. Bạn được ban giám đốc của công ty phân công thực hiện đánh giá mức độ ô nhiễm hàng tháng của sông Sài Gòn. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Công tác đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn hàng tháng về cơ bản không đóng góp cho tổ chức của bạn một sản phẩm cụ thể nào và nó không đủ quan trọng để được xem như là một dự án.
B. Bản chất của công việc đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn hàng tháng mang tính chất định kỳ lặp đi lặp lại và không có ngày kết thúc cụ thể nên nó không phải là một dự án.
C. Công tác đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn hàng tháng không thể được coi như là một dự án vì nó không có ngày bắt đầu được xác định một cách cụ thể.
D. Vì công tác đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn hàng tháng không tạo ra một sản phẩm cụ thể nên nó không phải là một dự án.
-
Câu 13:
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống phần mềm kế toán mới tại công ty, bạn nhận thấy rằng việc đào tạo không tiến triển một cách nhanh chóng theo như kế hoạch yêu cầu và những người sử dụng phần mềm cũng không được huấn luyện tốt sau khi khóa học đã kết thúc. Sau khi điều tra nguyên nhân, bạn nhận ra rằng các giảng viên mà bạn đã mời đã không có đủ số năm kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để đào tạo người sử dụng phần mềm một cách hiệu quả. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng nhất về hiệu quả của dự án và hiệu quả của các hành động cần thiết để khắc phục vấn đề này?
A. Tiến độ dự án đã bị trễ. Để khắc phục tình trạng này, bạn sẽ phải mời thêm giảng viên giàu kinh nghiệm và kéo dài tiến độ của đợt đào tạo này. Khi đó chất lượng công việc của bạn sẽ trở lại đúng với dự kiến, trong khi chi phí sẽ bị gia tăng.
B. Cả chất lượng và tiến độ của dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, bạn sẽ phải mời thêm giảng viên giàu kinh nghiệm với một mức giá cao hơn và và kéo dài tiến độ của đợt đào tạo này. Khi đó chất lượng sẽ được đảm bảo theo mục tiêu đặt ra, trong khi chi phí sẽ bị gia tăng.
C. Đây là trách nhiệm của tổ chức cung cấp các giảng viên đào tạo. Họ sẽ thay thế các giảng viên cũ bằng những người mới đủ điều kiện với cùng một mức giá để tiếp tục công tác đào tạo theo yêu cầu của dự án.
D. Tất cả các phát biểu điều sai.
-
Câu 14:
Câu nào sau đây miêu tả đúng nhất mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn và rủi ro?
A. Không có mối quan hệ nào
B. Độ lệch chuẩn cho chúng ta biết ước lượng có đúng không
C. Độ lệch chuẩn cho chúng ta biết mức độ không chắc chắn của ước lượng
D. Độ lệch chuấn cho chúng ta biết liệu ước lượng có bao gồm nhữm khoản dư thừa hay không
-
Câu 15:
Ai sẽ là người giải quyết vấn đề khi: thành viên dự án không biết ai là người chịu trách nhiệm chính đối với dự án?
A. Thành viên dự án
B. Giám đốc dự án
C. Chủ đầu tư/ lãnh đạo cấp cao
D. Giám đốc chức năng
-
Câu 16:
Bạn là 1 giám đốc cho 1 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản mới rất đặt biệt và chưa có dự án tương tự nào được thực hiện trước đây. Chi phí của dự án được ước tính là 30 tỷ đồng và được thực hiện bởi 3 nhà thầu chính. 1 khi dự án đã khởi công, nó không thể ngưng hoặc hủy vì sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên. Là người đứng đầu của dự án, ban nên cẩn thận chú ý vấn đề gì nhất sau đây?
A. Xem lại tất cả các khoản mục chi phí do nhà thầu cung cấp
B. Kiểm tra các dự trữ ngân sách
C. Hoàn tất văn kiện dự án
D. Thực hiện các biện pháp xác định rủi ro
-
Câu 17:
Những giám đốc dự án thường kiểm soát sự không ăn khớp trong dự án nhằm xác định xem họ sẽ tập trung giải quyết khả năng nào trong dự án. Vậy sự mâu thuẫn về tiến độ là gì?
A. Sự khác biệt giữa việc dự tính dự án sẽ hao phí hết bao nhiêu và chi phí thực tế của nó.
B. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng vì các kế hoạch tiến độ thường khác nhau.
C. Sự khác biệt giữa lượng thời gian dự tính thực hiện công việc và thời gian thực tế thực hiện công việc đó.
D. Nó được xem là vấn đề nghiêm trọng trong quản lý dự án.
-
Câu 18:
Nhằm hoàn tất dự án sớm hơn, giám đốc dự án tập trung vào xem xét chi phí liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ. Cách tiếp cận tốt nhất trong việc đẩy nhanh tiến độ bao gồm việc quan tâm đến:
A. Tác động rủi ro của việc đẩy nhanh tiến độ ở mỗi công việc
B. Ý kiến của khách hàng về công việc nào cần đẩy nhanh
C. Ý kiến của cấp trên về công việc nào phải được đẩy nhanh và thứ tự ra sao
D. Giai đoạn dự án công việc đến hạn
-
Câu 19:
Đơn vị của bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian đối với tất cả các dự án. bạn được yêu cầu trợ giúp lãnh đạo hiều rõ hơn vấn đề này. Loại báo cáo nào bạn sẽ soạn nhằm tóm tắt các thông tin cần cho lãnh đạo?
A. Ước lượng chi tiết chi phí
B. Các kế hoạch của các dự án
C. Những sơ đồ Gantt
D. Báo cáo các sự kiện quan trọng của dự án
-
Câu 20:
Chi phí để chọn 1 dự án này mà không chọn dự án khác được gọi là:
A. Chi phí cố định
B. Chi phí lưu động
C. NPV
D. Chi phí cơ hội
-
Câu 21:
Một trở ngại của xây dựng đội ngũ trong phương pháp tổ chức theo ma trận là:
A. Tổ chức nhóm thường dựa trên kỹ thuật
B. Thành viên dự án thực chất là tài nguyên đi mượn và có thể bị tác động
C. Đội ngũ thường quá tập trung
D. Các nhóm thường quá lớn và vì thế rất khó quản lý
-
Câu 22:
Trong quá trình xác định hoạt động, một thành viên dự án xác định 1 hoạt động cần phải thực hiện. Tuy nhiên, một thành viên khác tin rằng hoạt động này không phải là 1 phần của dự án theo cách hiểu ở văn kiện dự án. Giám đốc dự án có thể làm tốt nhất việc gì trong trường hợp này?
A. Cố gắng xây dựng sự nhất trí ở nhóm
B. Ra quyết định theo ý riêng của mình
C. Hỏi ý kiến ban quản trị
D. Trao đổi với chủ đầu tư
-
Câu 23:
Sức chịu đựng đối với rủi ro của các bên liên quan (ví dụ như chủ đầu tư) được xác định nhằm giúp:
A. Nhóm thực hiện đánh giá xếp hạng các rủi ro của dự án
B. Giám đốc dự án ước lượng và lên kế hoạch dự án
C. Nhóm thực hiện dự án lên tiến trình thực hiện dự án
D. Ban quản lý biết cách các giám đốc dự án hành động đối phó rủi ro
-
Câu 24:
Thời gian dự trữ là khoảng thời gian mà bạn có thể trì hoãn việc bắt đầu 1 công việc mà không ảnh hưởng đến ngày kết thúc dự án. thời gian dự trữ được xem là rất quan trọng trong:
A. Việc xác định xem liệu các mâu thuẫn về tiến độ có thể được giải quyết hay không
B. Lập kế hoạch tiến độ công việc phụ thuộc vào công việc khác
C. Báo cáo kết thúc dự án
D. Việc kiểm soát thời gian thực hiện 1 công việc
-
Câu 25:
Ai sẽ chịu rủi ro về chi phí trong hợp đồng giá cả cố định?
A. Nhóm thực hiện dự án
B. Người mua
C. Người bán
D. Nhà quản lý
-
Câu 26:
Khi 1 người chịu trách nhiệm điều khiển giai đoạn lên kế hoạch của dự án, có nghĩa người đó là:
A. Giám đốc dự án
B. Thành viên dự án
C. Giám đốc chức năng
D. Nhà tài trợ/ chủ đầu tư
-
Câu 27:
Một giám đốc dự án đang cố gắng hoàn thành 1 dự án về xây dựng nhà mẫu cho người có thu nhập cao, tuy nhiên ông ta không thể tập trung toàn bộ sự quan tâm cho dự án. Nguồn lực của dự án được tập trung cho các công việc liên quan đến những quy trình mà giám đốc dự án có rất ít quyền để tác động phân phối tài nguyên này. Ông giám đốc dự án này đang làm việc trong môi trường tổ chức theo dạng nào?
A. Chức năng
B. Ma trận
C. Thực hành
D. Trực tuyến
-
Câu 28:
Nếu dự án A có NPV là 30 tỷ đồng, dự án B có NPV là 50 tỷ đồng, vậy chi phí cơ hội khi dự án B được chọn là bao nhiêu?
A. 23 tỷ đồng
B. 30 tỷ đồng
C. 20 tỷ đồng
D. 50 tỷ đồng
-
Câu 29:
Một sếp của giám đốc dự án và trưởng bộ phận kĩ thuật thảo luận với nhau về việc thay đổi 1 hoạt động chính của dự án. Sau cuộc gặp, người sếp này liên hệ với giám đốc dự án và yêu cầu ông ta thay đổi. Đây là 1 ví dụ của:
A. Quản trị phạm vi
B. Quản trị lập kế hoạch
C. Vị trí điều phối viên dự án
D. Hệ thống quản lý thay đổi
-
Câu 30:
Một giám đốc dự án được bổ nhiệm đứng đầu 1 dự án mới và đã được giao 1 bản phạm vi dự án hoàn chỉnh. Việc đầu tiên ông ta cần làm là gì?
A. Tạo 1 kế hoạch dự án sử dụng WBS
B. Xác định rằng tất cả các bên liên quan đã đóng góp vào việc xác định phạm vi công việc
C. Lập 1 nhóm để tạo ra kế hoạch làm việc
D. Tạo 1 lược đồ mạng