Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là:
-
Câu 2:
Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là
-
Câu 3:
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch chứa AlCl3 0,75M và HCl 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
-
Câu 4:
Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Giá trị của a là
-
Câu 5:
Cho 1 đinh Fe vào 1lit dd chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M.sau khi pư kết thúc thu đc dd A với màu xanh đã nhạt 1 phần và 1 chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4g.tính khối lượng của đinh Fe ban đầu.
-
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm Fe và Al , khối lượng 11 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,2M và dung dịch Cu(NO3)2 0,3M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không tác dụng với dung dịch HCl ) và dung dịch C (hoàn toàn không có màu xanh của Cu2+) . Khối lượng của chất rắn B và % Al có trong hỗn hợp X lần lượt là:
-
Câu 7:
Hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe, Ag, Cu. Cho X vào dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thấy Fe và Cu tan hết và còn lại Ag không tan đúng bằng lượng Ag vốn có trong hỗn hợp X. Chất tan trong dung dịch Y là
-
Câu 8:
Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 0,4M và CuCl2 0,5M ở điện cực trơ. Khi ở anot thoát ra 8,96 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) thì khối lượng kim loại thu được ở catot là
-
Câu 9:
Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và 0,4 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây thu được 4,48 lit khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t thì tổng thể tích khí thu được ở cả 2 điện cực là 10,08 lit (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của a là:
-
Câu 10:
Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):
-
Câu 11:
Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuSO4 0,5M bằng điện cực trơ,có màng ngăn, hiệu suất điện phân 100% trong thời gian 2702 giây, cường độ dòng điện 5A. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là:
-
Câu 12:
Đốt cháy hợp chất muối Clorua của kim loại M trên ngọn lửa vô sắc thấy ngọn lửa có màu tím hồng. Xác định muối Clorua của kim loại M.
-
Câu 13:
Cho chất X (CrO3 ) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được hợp chất Y. Đem chất Y cho vào dung dịch loãng, dư, thu được hợp chất Z. Đem chất Z tác dụng dung dịch HCl dư, thu được khí T. Biết Y, Z là hợp chất của crom. Phát biểu nào sau đây sai?
-
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 10,65 gam hỗn hợp X gồm một oxit của kim loại kiềm và một oxit của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B rồi điện phân nóng chảy hỗn hợp muối thì ở anot thu được 6,72 lít khí Cl2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại D. Giá trị của m là:
-
Câu 15:
Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối và oxit của hai kim loại. Tỉ lệ về thể tích giữa khí clo và oxi trong X tương ứng là:
-
Câu 16:
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 ( điện cực trơ , màng ngăn xốp)
-
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nhà máy, dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch dầu mỡ bám trên các chi tiết máy trước khi sơn, mạ điện….
(2) Corindon, rubi, saphia, … là những loại đá quý có thành phần chính là Al2O3.
(3) Nhiệt phân hoàn toàn các muối Fe(NO3)2, FeCO3, Fe(NO3)3 trong không khí thu được cùng một loại chất rắn.
(4) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, cực dương của bình điện phân được làm bằng thép, còn cực âm làm bằng than chì.
(5) Gang là loại hợp kim của Fe trong đó hàm lượng nguyên tố C khoảng 2-5%.
Số phát biểu đúng là
-
Câu 18:
Sau quá trình điện phân nóng chảy Al2O3, ngoài sản phẩm Al và O2, còn thu được sản phẩm khí chứa CO và CO2. Giải thích ?
-
Câu 19:
Có các khí lẫn hơi nước sau: CO2, H2S, NH3, SO3, SO2, Cl2. Số chất khí có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc 98% là
-
Câu 20:
Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại M. Khi ở catot thu được 5,85 gam kim loại thì ở anot có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra. Kim loại M là
-
Câu 21:
Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với dung dịch HCl, không tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc nguội, không tác dụng với dung dịch NaOH.
- Z tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH, không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội. X, Y, Z lần lượt có thể là:
-
Câu 22:
Cho các phản ứng sau:
\(\begin{array}{l} (1)S + {O_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} S{O_2}\\ (2)S + {H_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} {H_2}S\\ (3)S + {F_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} S{F_6}\\ (4)S + {K_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} {K}S \end{array}\)
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
-
Câu 23:
Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
-
Câu 24:
Cho m (g) hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lit Cl2 ở đktc, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch Y và 0,672 lit H2 đktc. Làm khô dung dịch Y thu được 4,98g chất rắn khan. m có giá trị là:
-
Câu 25:
Hoà tan 7,83 (g) một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước được 1lit dung dịch C và 2,8 lit khí bay ra (đktc). Lấy 2000 ml dung dịch C cho tác dụng với 200 ml dung dịch D chứa H2SO4 xM thu được dung dịch E. Tìm x, A và B biết dung dịch E trung tính
-
Câu 26:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp a mol AgNO3 và b mol KNO3 trong bình kín, thu được hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau (giả sử khí NO2 sinh ra không tham phản ứng nào khác). Tỉ lệ a : b là
-
Câu 27:
Cho 10,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí (ở đtc). Giá trị của V là
-
Câu 28:
Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Zn tác dụng với dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2 thoát ra (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
-
Câu 29:
Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Zn tác dụng với dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2 thoát ra (đktc). Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
-
Câu 30:
Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Zn tác dụng với dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2 thoát ra (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
-
Câu 31:
Một hỗn hợp nặng 9,9 gam gồm K và Al tan hết trong nước dư cho ra dung dịch chỉ chứa 1 chất tan duy nhất là 1 muối. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích khí H2 thoát ra (đktc) lần lượt là:
-
Câu 32:
Một hỗn hợp nặng 14,3 gam gồm K và Zn tan hết trong nước dư cho ra dung dịch chỉ chứa 1 chất tan duy nhất là 1 muối. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và thể tích khí H2 thoát ra (đktc) lần lượt là:
-
Câu 33:
Có 4 dung dịch trong 4 lọ mất nhãn: amoni sunfat, amoni clorua, natri sunfat, natri hiđroxit. Nếu chỉ được phép dùng một thuốc thử để nhận biết 4 chất lỏng trên ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
-
Câu 34:
Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết các kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al trong các bình mất nhãn?
-
Câu 35:
Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc và đun nóng, người ta thu được một hỗn hợp khí X. Hỗn hợp X gồm
-
Câu 36:
Hoà tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
-
Câu 37:
Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
-
Câu 38:
Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nhau. Cho 12g hỗn hợp này tác dụng với nước dư thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Hai kim loại đó là:
-
Câu 39:
Một hỗn hợp kim loại gồm Al, Cu, Fe . Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít khí (đktc) và 9 gam chất rắn. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 2M. % khối lượng của Fe trong hỗn hợp là
-
Câu 40:
Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxi cacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng với nước dư thu được khí là
-
Câu 41:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO vào dd HCl dư thu được dd A. Cho NaOH dư vào dd A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn, m có giá trị là
-
Câu 42:
Cho các phát biểu về độ cứng của nước:
(1) Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.
(2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.
(4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.
Số phát biểu đúng là:
-
Câu 43:
Trong các phát biểu sau đây về độ cứng của nước
(1) Độ cứng vĩnh cửu của nước cứng do các muối clorua, sunfat của Ca và Mg gây ra.
(2) Độ cứng tạm thời của nước cứng do Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra.
(3) Có thể loại độ cứng của nước bằng dung dịch NaOH.
(4) Có thể loại hết độ cứng của nước bằng dung dịch H2SO4.
Các phát biểu đúng là
-
Câu 44:
Có thể loại trừ độ cứng vĩnh cửu của nước bằng cách
-
Câu 45:
Nếu quy định rằng hai ion gây ra phản ứng trao đổi hay trung hòa là một cặp ion đối kháng thì tập hợp các ion nào sau đây có chứa ion đối kháng với ion OH- ?
-
Câu 46:
Để nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất dd HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2 ta dùng một thuốc thử nào sau đây?
-
Câu 47:
Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Các loại ion trong cả 4 dung dịch gồm \(B{a^{2 + }},{\rm{ }}M{g^{2 + }},{\rm{ }}P{b^{2 + }},{\rm{ }}N{a^ + },\;S{O_4}^{2 - },\;C{l^ - },{\rm{ }}C{O_3}^{2 - }\;,\;N{O_3}^ - \;\).Đó là 4 dung dịch nào ?
-
Câu 48:
Cho 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng 4 dung dịch trong suốt, không màu chứa một trong các hóa chất riêng biệt: NaOH, H2SO4, HCl và NaCl. Để nhận biết từng chất có trong từng lọ dung dịch cần ít nhất số hóa chất là
-
Câu 49:
Canxi có trong thành phần của các khoáng vật: đá vôi, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là:
-
Câu 50:
Hãy xác định biểu thức liên hệ giữa V với a, b biết cho a mol HCl vào b mol Na2CO3 thu được V lít khí và X. Khi cho dư nước vôi trong vào X thấy có xuất hiện kết tủa?