Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa Học 12 năm 2020
Tuyển chọn 02
-
Câu 1:
Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOCH3.
D. C2H3COOC2H5.
-
Câu 2:
Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH
B. CH3COOH
C. HCOOH
D. CH3CHO
-
Câu 3:
Mệnh đề không đúng là:
A. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO2 (n > 1, nguyên).
B. Đốt cháy một este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1.
C. Đa số các este ở thể lỏng, nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước.
D. Thủy phân este no, mạch hở trong môi trường axit luôn thu được axit cacboxylic và ancol.
-
Câu 4:
Saccarozơ có công thức là
A. C12H22O12
B. C12H22O11
C. C6H12O6
D. (C6H10O5)n
-
Câu 5:
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có phản ứng nào sau đây?
A. Thủy phân trong môi trường axit
B. Tráng bạc
C. Tác dụng với Cu(OH)2/NaOH
D. Tác dụng với H2 (xúc tác Ni)
-
Câu 6:
Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit thu được glucozơ. Tên gọi của X là
A. saccarozơ
B. amilopectin
C. xenlulozơ
D. fructozơ
-
Câu 7:
Chất nào dưới đây là metyl axetat?
A. CH3COOCH2CH3
B. CH3COOH
C. CH3COOCH3
D. CH3CH2COOCH3
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột dễ tan trong nước
B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc
C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde
D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
-
Câu 9:
Anilin phản ứng với chất nào sau đây tạo kết tủa trắng?
A. nước brom
B. dung dịch HCl
C. O2, to
D. dung dịch NaOH
-
Câu 10:
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. CH3NH2
B. C6H5NH2 (anilin)
C. C2H5NH2
D. NH3
-
Câu 11:
Chất nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. CH3COOH
B. C6H5NH2 (anilin)
C. CH3OH
D. C2H5NH2
-
Câu 12:
Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
A. nước
B. cồn
C. giấm
D. nước muối
-
Câu 13:
Số amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol
B. C17H35COONa và glixerol
C. C17H35COONa và glixerol
D. C15H31COONa và glixerol
-
Câu 15:
Sự hidro hóa các axit béo có mục đích:
1- Từ chất béo không no biến thành chất béo no bền hơn (khó bị ô do phản ứng oxi hóa)
2- Biến chất béo lỏng (dầu) thành chất béo rắn (magarin).
3- Chất béo có mùi dễ chịu hơn
Trong 3 mục đích trên, chọn mục đích cơ bản nhất
A. Chỉ có 1
B. Chỉ có 2
C. Chỉ có 3
D. 1 và 2
-
Câu 16:
Triolein không tham gia phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng cộng H2
B. Thủy phân trong môi trường kiềm
C. Thủy phân trong môi trường axit
D. Phản ứng với kim loại Na
-
Câu 17:
Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn:
A. (C17H31COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C17H33COO)3C3H5
D. C2H5OH
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
B. Chất béo không tan trong nước.
C. Dầu ăn và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc
B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn
C. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic
D. Tripanmitin phản ứng được với nước brom
-
Câu 20:
Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 21:
Phát biêu nào sau đây sai?
A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn.
B. Trong công nghiệp có thê chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
-
Câu 22:
So sánh tính chất của glucozo, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi dốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ
(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 24:
Chất nào sau đây không có phản ứng với thủy phân?
A. fructozơ
B. triolein
C. saccarozơ
D. xenlulozơ
-
Câu 25:
Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,20
B. 2,16
C. 10,8
D. 21,6
-
Câu 26:
Để sản xuất 10 lít C2H5OH 46o (d = 0,8 g/mL) cần bao nhiêu kg tinh bột biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất đạt 80% ?
A. 16,200 kg
B. 12,150 kg
C. 5,184 kg
D. 8,100 kg
-
Câu 27:
Cho 3,54 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 5,73 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. CH5N
B. C2H7N
C. C4H11N
D. C3H9N
-
Câu 28:
Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo Y. Chất Y là
A. axit panmitic
B. axit oleic
C. axit linoleic
D. axit stearic
-
Câu 29:
Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là
A. V = 22,4(3x + y)
B. V = 44,8(9x + y)
C. V = 22,4(7x + 1,5y)
D. V = 22,4(9x + y)
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 0,6
B. 1,25
C. 1,30
D. 1,50