Đề thi giữa HK2 môn GDCD 7 năm 2023-2024
Trường THCS Hoà Bình
-
Câu 1:
Trạng thái nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Luôn cảm thấy vui vẻ.
B. Thực hiện đúng lời hứa.
C. Mất tập trung, hay quên.
D. Lời nói đi đôi với việc làm.
-
Câu 2:
Trường hợp nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Đi chơi cùng với nhóm bạn thân.
B. Nhận giải thưởng vì thành tích cao.
C. Được bố mẹ đưa đi chơi công viên.
D. Kết quả học tập không như ý muốn.
-
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
A. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.
B. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.
C. Tác động tiêu cực từ môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm).
D. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
-
Câu 4:
Nhận định nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Trở nên dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
B. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
C. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.
D. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, tràn đầy năng lượng.
-
Câu 5:
Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
A. Áp lực học tập, thi cử.
B. Tự tạo áp lực cho bản thân.
C. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
D. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
-
Câu 6:
“Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của:
A. giữ chữ tín.
B. căng thẳng.
C. kiên trì học tập.
D. bạo lực học đường.
-
Câu 7:
Đâu không phải là biểu hiện của căng thẳng?
A. Tinh thần phấn chấn, vui tươi, tràn đầy năng lượng.
B. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
C. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
D. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…
-
Câu 8:
Trong những trường hợp dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?
A. Được bố mẹ đưa đi du lịch.
B. Gia đình không hạnh phúc.
C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
D. Xung đột, tranh cãi với bạn bè.
-
Câu 9:
"Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một số yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người". Đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Dũng cảm.
B. Căng thẳng.
C. Yêu thương con người.
D. Đoàn kết chống ngoại xâm.
-
Câu 10:
Một trong số những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do:
A. kì vọng của cha mẹ.
B. bạo lực gia đình.
C. tự tạo áp lực cho bản thân.
D. môi trường sống.
-
Câu 11:
Gia đình P vừa chuyển đến sinh sống tại một căn hộ chung cư. Cạnh nhà P có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. P sang nhà bạn hàng xóm và nói: “Bạn đừng làm ồn nữa”. Bạn hàng xóm đáp: “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn đâu?”. Cứ thế, tiếng trống làm cho P khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, P tức giận hét to: “Sao khó chịu thế này!”. Theo em, điều gì kiến cho P trở nên nóng tính và dễ tức giận?
A. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm.
B. P bị bạn bè xa lánh, kì thị.
C. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn.
D. Kết quả học tập của P không cao.
-
Câu 12:
Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?
A. Tác động xấu đến sức khỏe.
B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.
-
Câu 13:
A sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Một hôm, mẹ nói với A: “Bố bị tai nạn nên mẹ sẽ vào viện chăm sóc bố mỗi ngày, con nhé!”. A thương mẹ vất cả nên không dám xin tiền học. A luôn cảm thấy căng thẳng, mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp. Theo em, nguyên nhân nào khiến A cảm thấy căng thẳng?
A. Kết quả học tập của A không cao.
B. Gia đình A khó khăn, bố A mới bị tai nạn.
C. Mẹ bắt A phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
D. A bị bạn bè xa lánh, không muốn chơi chung.
-
Câu 14:
Mấy tuần nay, K luôn cảm thấy sợ hãi vì những thông tin nói xấu mình trên mạng xã hội; thậm chí, còn có người lạ mặt nhắn tin đe dọa sẽ chặn đánh K trên đường đi học. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Ở trong phòng một mình, không tâm sự với ai.
B. Kiên quyết không đi học để phòng tránh rủi ro.
C. Tâm sự, tìm sự giúp đỡ của người thân, thầy cô giáo.
D. Nhắn tin lại cho người lạ mặt kia với thái độ thách thức.
-
Câu 15:
Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách nào sau đây để ứng phó?
A. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
B. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.
C. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.
D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.
-
Câu 16:
Một trong những biện pháp ứng phó khi gặp căng thẳng là gì?
A. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.
B. thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
C. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
D. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
-
Câu 17:
Do P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy cẳng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Nói dối rằng đã bán chiếc vòng tay để lấy tiền ủng hộ các bạn khó khăn.
B. Kiên quyết dấu diếm, không nói chuyện bị mất vòng tay với bố mẹ.
C. Bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn.
D. Nói dối bố mẹ rằng: chiếc vòng tay đã bị kẻ xấu ăn cắp.
-
Câu 18:
Ngoài việc học ở trường, T thường xuyên phải đi học thêm ở các trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến T cảm thấy mệt mỏi. Mỗi kì kiểm tra tới, lượng kiến thức ôn tập càng nhiều khiến T càng thấy căng thẳng, lo sợ. Trong trường hợp này, nếu là T, em không nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Đăng kí học thêm nhiều hơn để củng cố kiến thức.
B. Cân đối thời gian học tập với vui chơi, giải trí.
C. Thiết lập kế hoạch học tập hợp lí, khoa học.
D. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
-
Câu 19:
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm những gì sau đây?
A. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.
B. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.
C. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.
D. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.
-
Câu 20:
Dạo gần đây, T nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt xuất hiện mụn. Vì thế, T cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Làm ngơ, vì không liên quan đến bản thân.
B. Trò chuyện, chia sẻ và động viên T.
C. Rủ các bạn trong lớp tẩy chay T.
D. Kì thị, xa lánh T.
-
Câu 21:
Ứng phó với tâm lí căng thẳng là phương pháp con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách như thế nào?
A. bị động.
B. tiêu cực.
C. thụ động.
D. tích cực.
-
Câu 22:
A là một học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, A đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy A cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Mách bố mẹ A rằng bạn ngày càng học kém.
C. Trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn.
D. Tỏ thái độ chê bai bạn vì bị điểm kém.
-
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với căng thẳng?
A. Trạng thái căng thẳng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
B. Căng thẳng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
C. Khi căng thẳng, chúng ta nên tự vượt qua, không nên nhờ sự trợ giúp từ người khác.
D. Bạo lực học đường là nguyên nhân khách quan có thể gây ra trạng thái căng thẳng.
-
Câu 24:
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta nên:
A. tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.
B. sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.
C. âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
D. xa lánh bạn bè, người thân.
-
Câu 25:
Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Lớp trưởng nhắc nhở bạn B vì nói chuyện riêng trong giờ học.
B. Bạn A hẹn gặp và đánh bạn H khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.
C. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
D. Bạn P tát bạn T vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.
-
Câu 26:
Khi xảy ra tình trạng bạo lực học đường, chúng ta nên:
A. âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với người khác.
B. nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm.
C. đánh lại các bạn để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.
D. tỏ thái độ thách thức với đối tượng gây bạo lực.
-
Câu 27:
Trường hợp nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.
D. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
-
Câu 28:
Trên đường đi học về, em bắt gặp nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đánh lại nhóm bạn kia để bảo vệ nạn nhân.
B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
C. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.
-
Câu 29:
Nguyên nhân khách quan xảy ra bạo lực học đường là do:
A. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
C. mong muốn thể hiện bản thân.
D. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
-
Câu 30:
Trong giờ ra chơi, bạn T gặp bạn Q và có hành vi đe dọa, hẹn gặp bạn Q cuối giờ ở ngoài trường để giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là Q em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Báo với cô giáo để có biện pháp kịp thời.
B. Mặc kệ, không quan tâm đến lời nói của bạn.
C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để hỗ trợ khi gặp T.
D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.
-
Câu 31:
Tình huống nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Bạn Q nhắc nhở bạn A không nên nói chuyện trong giờ học.
B. Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
C. Cô giáo phê bình A vì thường xuyên đi học muộn.
D. Ông T đánh con vì trốn học để đi chơi game.
-
Câu 32:
Để phòng chống bạo lực học đường, mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
B. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
D. đua đòi tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.
-
Câu 33:
Trên đường đi học về, có 1 nhóm bạn cùng trường bao quay xung quanh em để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng.
B. Thách thức lại nhóm bạn kia vì mình không làm gì sai.
C. Tìm xung quanh xem có vũ khí nào để chống trả.
D. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
-
Câu 34:
“Các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục”. Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bạo lực gia đình.
B. Tệ nạn xã hội.
C. Bạo hành trẻ em.
D. Bạo lực học đường.
-
Câu 35:
Trong giờ học, em vô tình nghe thấy bạn H và bạn K bàn nhau sau giờ học sẽ đón đánh A khi tan học. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Bảo vệ A bằng cách đánh lại các bạn H và K.
C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
D. Báo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
-
Câu 36:
Bạo lực học đường là vấn đề thuộc lĩnh vực nào?
A. chính trị.
B. quốc phòng.
C. giáo dục.
D. y tế.
-
Câu 37:
Nguyên nhân chủ quan quan dẫn đến bạo lực học đường là do:
A. thiếu sự giáo dục của gia đình.
B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
C. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
A. Thiếu hụt kĩ năng sống là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.
C. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
D. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
-
Câu 39:
Việc làm nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
B. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
C. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
D. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
-
Câu 40:
Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của những ai?
A. nhà trường.
B. gia đình và nhà trường.
C. nhà trường và xã hội.
D. mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.