Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Câu 1:
Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?
A. Glixerol và axit amin
B. Glixerol và axit béo
C. Glixerol và axit nucleic
D. Axit amin và glucozo
-
Câu 2:
Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucozo thành dạng sản phẩm nào dưới đây?
A. khí CO2
B. axit lactic
C. axit axetic
D. etanol
-
Câu 3:
Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành các dạng nào?
A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,...
B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...
C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,...
D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...
-
Câu 4:
Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Phân giải polisaccarit
B. Phân giải protein
C. Phân giải xenlulozo
D. Lên men lactic
-
Câu 5:
Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein
D. Cả A, B
-
Câu 6:
Quá trình lên men lactic có sự tham gia của loài vi khuẩn nào?
A. Vi khuẩn lactic đồng hình
B. Vi khuẩn lactic dị hình
C. Nấm men rượu
D. A hoặc B
-
Câu 7:
Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulozo, lên men lactic
B. Phân giải protein, xenlulozo
C. Lên men lactic và lên men etilic
D. Lên men lactic
-
Câu 8:
Trong quá trình muối dưa có những hiện tượng xảy ra là gì?
A. Hiện tượng co nguyên sinh
B. Chất dinh dưỡng từ trong rau quả khuếch tán ra ngoài
C. Độ pH giảm
D. Cả A, B và C
-
Câu 9:
Lấy một chiếc ống nghiệm sạch, đổ vào đó một chút dung dịch đường saccarozo, thêm vào đó một ít bột nấm men rồi để vào trong tủ có nhiệt độ 30 – 32°C. Một thời gian sau thấy
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Có bọt khí CO2 nổi lên
C. Có bọt khí O2 nổi lên
D. Có mùi chua của axit lactic bay ra
-
Câu 10:
Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải ở vi sinh vật?
A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza
B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa thiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là xenlulozo)
D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic
-
Câu 11:
Có bao nhiêu phát biểu sai đối với quá trình lên men?
1. Nguyên liệu sử dụng là chất hữu cơ.
2. Trải qua giai đoạn đầu gọi là đường phân.
3. Xảy ra trong điều kiện thiếu oxi.
4. Cho điện tử là chất vô cơ, nhận điện tử là chất vô cơ
5. Hiệu suất năng lượng rất cao.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 12:
Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị dưỡng là gì?
A. Nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ hoặc chất vô cơ.
B. Đều có nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
C. Nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất vô cơ.
D. Đều có nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
-
Câu 13:
Trong các vi sinh vật sau đây, có bao nhiêu vi sinh vật nào không theo phương thức quang dị dưỡng?
1. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
2. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.
3. Tảo.
4. Vi khuẩn lam.
5. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.
6. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật hóa tự dưỡng?
1. Vi khuẩn sắt 2. Vi khuẩn tía
3. Vi khuẩn lam 4. Vi khuẩn nitrat hóa
5. Vi khuẩn hoại sinh
6. Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 1, 4, 5
C. 2, 3, 6
D. 1, 4, 6
-
Câu 15:
Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu nào dưới đây?
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng.
D. hoá dị dưỡng.
-
Câu 16:
Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu nào dưới đây?
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng.
D. hoá dị dưỡng.
-
Câu 17:
Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu gì?
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng.
D. hoá dị dưỡng.
-
Câu 18:
Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường gì?
A. tự nhiên
B. tổng hợp
C. bán tổng hợp
D. không phải A, B,C
-
Câu 19:
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (1,0); MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5).
Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường
A. tự nhiên
B. nhân tạo
C. tổng hợp.
D. bán tổng hợp.
-
Câu 20:
Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt. Đây là loại môi trường:
A. tự nhiên
B. tổng hợp
C. bán tổng hợp
D. không phải A, B,C
-
Câu 21:
Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc:
(1). Loại VSV.
(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó.
(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.
(4). Tùy kiểu nuôi cấy.
Phương án đúng:
A. 1, 2
B. 1, 3, 4
C. 1, 2, 3
D. 1, 4
-
Câu 22:
Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục là gì?
A. Luôn lấy ra các sản phẩm nuôi cấy
B. Luôn đổi mới môi trường và lấy ra sản phẩm nuôi cấy
C. Không lấy ra các sản phẩm nuôi cấy
D. Luôn đổi mới môi trường nhưng không cần lấy ra sản phẩm nuôi cấy
-
Câu 23:
Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể vi khuẩn đạt cực đại và không đổi ở pha nào?
A. Cân bằng và luỹ thừa.
B. Tiềm phát và suy vong.
C. Tiềm phát và luỹ thừa
D. Luỹ thừa
-
Câu 24:
Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi gọi là gì?
A. Thời gian nuôi cấy
B. Thời gian thế hệ (g)
C. Thời gian phân chia
D. Thời gian sinh trưởng
-
Câu 25:
Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ
B. 60 phút
C. 40 phút
D. 20 phút
-
Câu 26:
Có một tế bào vi sinh vật, thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?
A. 8
B. 16
C. 32
D. 64
-
Câu 27:
Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường dinh dưỡng thích hợp, mỗi môi trường 4 ml. Chủng thứ nhất với 2.108 tế bào, chủng thứ hai với 2.102 tế bào. Sau 1 giờ nuôi cấy số lượng chủng một: 16.108 tế bào/ml, chủng thứ hai: 8.102 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ mỗi chủng 1 và 2 lần lượt là:
A. 12 và 15 phút
B. 15 và 12 phút
C. 20 và 30 phút
D. 30 và 20 phút
-
Câu 28:
Trong một quần thể nuôi cấy vi sinh vật, số lượng tế bào ban đầu là 100. Sau 120 phút số lượng tế bào trong quần thể là 800. Thời gian thế hệ của quần thể đó là:
A. 30 phút.
B. 40 phút.
C. 50 phút.
D. 60 phút.
-
Câu 29:
Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400 C là 20 phút.
A. 1giờ 30 phút
B. 1giờ 45 phút
C. 1giờ 20 phút
D. 1giờ 40 phút
-
Câu 30:
Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là:
A. 104.23
B. 104.25
C. 104.24
D. 104.26
-
Câu 31:
Hình thức sinh sản hầu hết ở các sinh vật nhân sơ là gì?
A. Phân đôi.
B. Nảy chồi.
C. Tiếp hợp.
D. Tạo bào tử.
-
Câu 32:
Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính?
A. Nấm mốc.
B. Xạ khuẩn.
C. Vi khuẩn.
D. Động vật nguyên sinh.
-
Câu 33:
Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?
A. Nấm men.
B. Nấm rơm.
C. Vi khuẩn.
D. Động vật nguyên sinh.
-
Câu 34:
Ưu điểm của sinh sản bằng bào tử so với các hình thức sinh sản khác là gì?
A. Giúp cho vi sinh vật có khả năng phát tán rộng, hạn chế tác động có hại của môi trường
B. Tiết kiệm thời gian
C. Tiết kiệm vật chất
D. Tạo ra số lượng lớn tế bào trong thời gian ngắn
-
Câu 35:
Vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Nhóm ưa nóng
B. Nhóm ưa lạnh
C. Nhóm ưa ấm
D. Nhóm chịu nhiệt
-
Câu 36:
Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật?
A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa.
B. Muối ăn và các hợp chất phenol.
C. Đường và chất kháng sinh.
D. Đường và muối ăn.
-
Câu 37:
VSV ưa thẩm thấu có thể sinh trưởng bình thường ở môi trường nào sau đây?
A. Axit
B. Dầu, mỡ
C. Các loại mứt quả
D. Nghèo dinh dưỡng
-
Câu 38:
Cơ chế tác động của hợp chất phênol là gì?
A. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.
B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.
C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.
D. Ôxi hoá các thành phần của tế bào.
-
Câu 39:
Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phenol vì sao?
A. gây biến tính các protein.
B. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C. làm bất hoạt các protein.
D. oxi hóa các thành phần TB.
-
Câu 40:
Trong những chất hữu cơ sau, chất nào là yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn E. Coli?
A. Triptophan
B. Các axít amin
C. Các Enzim.
D. Các vitamin.