Đề thi giữa HK2 môn Toán 7 năm 2021
Trường THCS Huyền Sơn
-
Câu 1:
Thời gian làm một bài tập toán (tính bằng phút) của 30 học sinh được ghi lại như sau:
Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là bao nhiêu?
A. 5 và 14
B. 14 và 7
C. 14 và 5
D. 8 và 10
-
Câu 2:
Điểm bài thi môn Toán của lớp 7 được cho bởi bảng sau:
Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là bao nhiêu?
A. 10 và 3
B. 12 và 40
C. 7 và 10
D. 1 và 10
-
Câu 3:
Điềm kiềm tra một tiết môn toán của một lớp 7 được thông kê lại ở bảng dưới đây:
Tính số trung bình cộng của dấu hiệu (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
A. 8,1
B. 8,2
C. 8,3
D. 8,4
-
Câu 4:
Điểm kiểm tra một tiết môn toán của một lớp 7 được thông kê lại ở bảng dưới đây
Mốt của dấu hiệu là?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
-
Câu 5:
Ở thành phố Đà Lạt, buổi sáng nhiệt độ là x, buổi trưa nhiệt độ tăng y độ so với buổi sáng, đến chiều tối nhiệt độ lại giảm z độ so với buổi trưa. Hãy biểu thị nhiệt độ của thành phố Đà Lạt vào buổi tối theo các giá trị x, y, z.
A. x+y+z độ.
B. x+y–z độ.
C. x–y+z độ.
D. x–y–z độ.
-
Câu 6:
Hãy viết biểu thức biểu thị: Diện tích của hình chữ nhật có chiều dài là x (m), chiều dài hơn chiều rộng 3m.
A. x(x + 3) (m2).
B. x(x – 3) (m2).
C. 3x (m2).
D. 3x(x – 3) (m2).
-
Câu 7:
Hãy viết biểu thức biểu thị: Chu vi hình chữ nhật có chiều rộng là 5m và chiều dài hơn chiều rộng 2m.
A. 2(2 + 5) (m).
B. 2(7 + 5) (m).
C. (7 + 5) (m).
D. (2 + 5) (m).
-
Câu 8:
Hãy viết lại biểu thức sau cho gọn hơn: \(( - 1)a.b + 1.{a^2}.{b^3}\)
A. (-1)ab + a2b3
B. (-1)ab + 1.a2b3
C. -ab + 1.a2b3
D. -ab + a2b3
-
Câu 9:
Hãy viết lại biểu thức sau cho gọn hơn: x.3.y + 5.y.z
A. 3xy + yz.5
B. xy.3 + 5yz
C. 3xy + 5yz
D. x.3.y + 5yz
-
Câu 10:
Sân chơi trường của Nam có chiều dài 50m, chiều rộng 30m. Hãy viết biểu thức số biểu thị chu vi sân chơi trường của Nam.
A. (50 + 30).2
B. 50 + 30
C. (50 + 30).3
D. (50 + 30).4
-
Câu 11:
Tính giá trị của biểu thức: -x2 + x(y2 + xy) +1 tại x = -2 và y = 1.
A. 0
B. -1
C. -2
D. -3
-
Câu 12:
Cho biểu thức B = -x2 + 2xy + y2 – 1. Hãy tính giá trị của biểu thức B tại x = 0,5 và y=2.
A. 4,55
B. 4,65
C. 4,75
D. 4,85
-
Câu 13:
Tính giá trị của biểu thức –m2 + 3 tại m = 3.
A. -5
B. -6
C. -7
D. -8
-
Câu 14:
Tính giá trị của biểu thức –m2 + 3 tại m = -2.
A. -1
B. -2
C. -3
D. -4
-
Câu 15:
Tính giá trị của biểu thức 3m3 – m2 +1 tại m = 3.
A. 37
B. 38
C. 73
D. 78
-
Câu 16:
Tính giá trị của biểu thức 3m3 – m2 +1 tại m = -2
A. -26
B. -27
C. -28
D. -29
-
Câu 17:
Tích của hai đơn thức \(2 x^{2} y z \text { và }-4 x y^{2} z\) là?
A. \(-8 x^{3} y^{3} z^{2} \)
B. \(-6 x^{2} y^{2} z\)
C. \(-8 x^{3} y^{3} z\)
D. \(8 x^{3} y^{2} z^{2}\)
-
Câu 18:
Kết quả của \(-4 x^{2} y^{3}\left(-\frac{3}{4} x\right) 3 y^{2} x\) là?
A. \(9 x^{4} y^{5}\)
B. \(-9 x^{4} y^{5}\)
C. \(9 x^{4} y^{6}\)
D. Kết quả khác.
-
Câu 19:
Bậc của đơn thức \(\left(-2 x^{3}\right) 3 x^{4} y\) là?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 20:
Tích của các đơn thức \(7 x^{2} y^{7},(-3) x^{3} y \text { và }-2\) là
A. \(42 x^{5} y^{7}\)
B. \(42 x^{6} y^{8}\)
C. \(-42 x^{5} y^{7}\)
D. \(42 x^{5} y^{8}\)
-
Câu 21:
Đơn thức đồng dạng với đơn thức \(4 x^{2} y^{2} x\) là
A. \(a^{3} b^{2}\)
B. \(-x^{2} y^{3}\)
C. \(\frac{1}{3} x(-x y)^{2}\)
D. \( x^{3} y\)
-
Câu 22:
Bậc của đơn thức \(3^{5} x(y z)^{2}\) là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 23:
Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức \(5 x^{2} y\) là
A. \(x^{2} y^2\)
B. \(7 x^{2} y\)
C. \(-5 x^{2} y^3\)
D. Kết quả khác.
-
Câu 24:
Đơn thức nào đồng dạng với đơn thức \(-3 x y^{2}\)
A. \((-3 x y) y\)
B. \(-3 x y\)
C. \(-3 x^{2} y\)
D. \(-3(x y)^{2}\)
-
Câu 25:
Điền đơn thức thích hợp vào chỗ trống \(-7 x^{2} y z^{3}-\cdots=-11 x^{2} y z^{3}\)
A. \(18 x^{2} y z^{3}\)
B. \(-4 x^{2} y z^{3}\)
C. \(4x^{2} y z^{3}\)
D. \(-18 x^{2} y z^{3}\)
-
Câu 26:
Đơn thức nào không đồng dạng với đơn thức \(\left(-5 x^{2} y^{2}\right)(-2 x y)\)
A. \(7 x^{2} y\left(-2 x y^{2}\right)\)
B. \(4 x^{3} 6 y^{3} .\)
C. \(8 x\left(-2 y^{2}\right) x^{2} y\)
D. \(2 x\left(-5 x^{2} y^{2}\right)\)
-
Câu 27:
Tổng của các đơn thức \(3 x^{2} y^{3},-5 x^{2} y^{3}, x^{2} y^{3}\) là
A. \(-2 x^{2} y^{3}\)
B. \(-x^{2} y^{3}\)
C. \(x^{2} y^{3}\)
D. \(x^{2} y^{3}\)
-
Câu 28:
Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức \(-3 x^{2} y^{3}\)
A. \(-3 x^{3} y^{2}\)
B. \(\frac{1}{3}(x y)^{5}\)
C. \(\frac{1}{2} x\left(-2 y^{2}\right) x y\)
D. \(3 x^{2} y^{2}\)
-
Câu 29:
Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?
A. AM bằng nửa chu vi của tam giác ABC
B. AM nhỏ hơn nửa chu vi của tam giác ABC
C. AM lớn hơn chu vi của tam giác ABC.
D. AM lớn hơn nửa chu vi của tam giác ABC
-
Câu 30:
Cho tam giác ABC có hai đường vuông góc BE,CF. So sánh EF và BC.
A. BC>EF
B. BC<EF
C. BC≥EF
D. BC≤EF
-
Câu 31:
Cho tam giác ABC có AB > AC. Điểm M là trung điểm của BC. Chọn câu đúng.
A. \( \frac{{AB - AC}}{2} < AM \le \frac{{AB + AC}}{2}\)
B. \( \frac{{AB - AC}}{2} > AM > \frac{{AB + AC}}{2}\)
C. \( \frac{{AB - AC}}{2} < AM < \frac{{AB + AC}}{2}\)
D. \( \frac{{AB - AC}}{2} \le AM \le \frac{{AB + AC}}{2}\)
-
Câu 32:
Cho tam giác ABC, trên BC lấy điểm M bất kì nằm giữa B và C. So sánh (AB + AC - BC ) và (2.AM )
A. AB+AC−BC>2.AM.
B. AB+AC−BC≥2.AM
C. AB+AC−BC=2.AM
D. AB+AC−BC<2.AM
-
Câu 33:
Cho tam giác ABC điểm M nằm trong tam giác. So sánh tổng khoảng cách từ M đến ba đỉnh A,B,C với chu vi tam giác ABC.
A. Tổng khoảng cách từ M đến ba đỉnh A,B,C luôn lớn hơn chu vi tam giác ABC.
B. Tổng khoảng cách từ M đến ba đỉnh A,B,C luôn bằng nửa chu vi tam giác ABC.
C. Tổng khoảng cách từ M đến ba đỉnh A,B,C luôn nhỏ hơn nửa chu vi tam giác ABC
D. Tổng khoảng cách từ M đến ba đỉnh A,B,C luôn lớn hơn nửa chu vi tam giác ABC
-
Câu 34:
Chọn câu đúng. Trong một tam giác
A. Độ dài một cạnh luôn lớn hơn nửa chu vi
B. Độ dài một cạnh luôn nhỏ hơn nửa chu vi
C. Độ dài một cạnh luôn lớn hơn chu vi
D. Độ dài một cạnh luôn bằng nửa chu vi
-
Câu 35:
Cho tam giác ABC vuông ở A có đường cao AD. Lấy H thuộc AD và E thuộc CD sao cho HE // AC Khi đó
A. BH ⊥ AE
B. BH // AE
C. AE ⊥ AD
D. BH ⊥ AD
-
Câu 36:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy H thuộc AB, vẽ HE ⊥ BC ở E. Tia EH cắt tia CA tại D. Khi đó
A. H là trọng tâm của tam giác BDC
B. H là trực tâm của tam giác BDC
C. H là giao ba đường trung trực của tam giác BDC
D. H là giao ba đường phân giác của tam giác BDC
-
Câu 37:
Cho tam giác ABC không cân. Khi đó trực tâm của tam giác ABC là giao điểm của:
A. Ba đường trung tuyến
B. Ba đường phân giác
C. Ba đường trung trực
D. Ba đường cao
-
Câu 38:
Cho ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó
A. AM ⊥ BC
B. AM là đường trung trực của BC
C. AM là đường phân giác của góc BAC
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 39:
Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em hãy chọn phát biểu đúng:
A. H là trọng tâm của ΔABC
B. H là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC
C. CH là đường cao của ΔABC
D. CH là đường trung trực của ΔABC
-
Câu 40:
Cho tam giác ABC cân (không đều) ABC có AB = AC. Hai đường trung trực của hai cạnh AB, AC cắt nhau tại O. Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng?
A. OA > OB
B. \(\widehat {AOB} > \widehat {AOC}\)
C. OA ⊥ BC
D. O cách đều ba cạnh của tam giác ABC