Đề thi giữa HK2 môn Toán 8 năm 2021
Trường THCS Phương Sơn
-
Câu 1:
Số \(\dfrac{{ - 1}}{2}\) là nghiệm của phương trình
A. 2x=4
B. 2x-1=0
C. 5=2-6x
D. 5=6x+2
-
Câu 2:
Cho hai phương trình tương đương với nhau, kí hiệu là (1) và (2). Biết rằng một nghiệm của phương trình (1) là \(x=5,\) một nghiệm của phương trình (2) là \(x=-2\). Khi đó, nếu \(S\) là tập nghiệm của phương trình (2) thì:
A. S = {5}
B. S = {-2}
C. S = {5; -2}
D. \(S \supset {\rm{\{ }}5; - 2\}\)
-
Câu 3:
Một phương trình có tập nghiệm là \(S\). Nếu một số bất kì đều là nghiệm của phương trình đó thì:
A. \(S\) là một tập số bất kì
B. \(S=\mathbb R\)
C. \(S=\emptyset \)
D. Không có kết luận gì về tập \(S\)
-
Câu 4:
Số \(\dfrac{1}{2}\) là nghiệm của phương trình
A. 4 - 2x = 0
B. 2x + 1 = 0
C. 6x + 5 = 2
D. 6x + 2 = 5
-
Câu 5:
Giải phương trình: 12 + 7x = 0 và viết số gần đúng của nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.
A. 1,70
B. 1,71
C. 1,72
D. 1,73
-
Câu 6:
Giải phương trình 3x - 11 = 0 (viết số gần đúng của nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm):
A. \(\dfrac{11}{3}\)
B. 3,66
C. 3,67
D. \(\dfrac{11}{4}\)
-
Câu 7:
Giải phương trình: 7 - 3x = 9 - x
A. S = {1}.
B. S = {-1}.
C. S = {-2}.
D. S = {2}.
-
Câu 8:
Giải phương trình: x - 5 = 3 - x
A. S = {4}
B. S = {3}
C. S = {2}
D. S = {1}
-
Câu 9:
Giải phương trình: \(\dfrac{{x + 1}}{9} + \dfrac{{x + 2}}{8} = \dfrac{{x + 3}}{7} + \dfrac{{x + 4}}{6}\)
A. x= - 6
B. x= - 8
C. x= - 10
D. x= - 12
-
Câu 10:
Giải phương trình: \(\dfrac{{2 + x}}{5} - 0,5x = \dfrac{{1 - 2x}}{4} + 0,25\)
A. \(x = \dfrac{7 }{ 2}\).
B. \(x = \dfrac{5 }{ 2}\).
C. \(x = \dfrac{3 }{ 2}\).
D. \(x = \dfrac{1 }{ 2}\).
-
Câu 11:
Giải phương trình: \(\dfrac{x}{3} - \dfrac{{2x + 1}}{2} = \dfrac{x}{6} - x\)
A. x = 3
B. x = 2
C. x = 1
D. x = 0
-
Câu 12:
Giải phương trình: \(\left( {x - 1} \right) - \left( {2x - 1} \right) = 9 - x\)
A. Phương trình vô số nghiệm
B. x = 3
C. x = 2
D. Phương trình vô nghiệm
-
Câu 13:
Giải phương trình: \(\dfrac{{{x^2} - 1}}{3} = 2\left( {x + 1} \right)\)
A. x = -1
B. x = 7
C. A, B đều đúng
D. A, B sai
-
Câu 14:
Tập nghiệm của phương trình \(x(x+5)=3(x+5)\) là
A. \(S = {\rm{\{ 3;}} - {\rm{5}}\}\)
B. \(S = {\rm{\{ 3;5}}\}\)
C. \(S = {\rm{\{ }} - {\rm{3}}; - 5\}\)
D. \(S = {\rm{\{ }} - 3;5\} \)
-
Câu 15:
Tập nghiệm của phương trình \(x\left( {x + 15} \right) = 5\left( {x + 15} \right)\) là
A. \(S=\{5;15\}\)
B. \(S=\{5;-15\}\)
C. \(S=\{-5;-15\}\)
D. \(S=\{-5;15\}\)
-
Câu 16:
Giải phương trình: \({x^2} - 5x + 6 = 0\)
A. S = {-2;3}
B. S = {2;-3}
C. S = {2;3}
D. S = {-2;-3}
-
Câu 17:
Tập nghiệm của phương trình \(x\left( {1 - \dfrac{1}{{x + 1}}} \right) = \dfrac{1}{{x + 1}} - 1\) là
A. \(S = {\rm{\{ }} - {\rm{1;0}}\} \)
B. \(S = {\rm{\{ }} - {\rm{1;0}}\} \)
C. \(S = {\rm{\{ 0}}\}\)
D. \(S = {\rm{\{ }} - 1\}\)
-
Câu 18:
Điều kiện xác định của phương trình \(\dfrac{2}{{{x^2} - x + 1}} - \dfrac{{x - 1}}{{{x^3} + 1}} \)\(\,= \dfrac{1}{{3{x^2} + 3x}}\) là
A. \(x\ne 1\) và \(x\ne -1\)
B. \(x\ne0\) và \(x\ne -1\)
C. \(x\ne -1\)
D. \(x\ne1\) và \(x\ne0\).
-
Câu 19:
Cho hai biểu thức: \(A = \dfrac{{x + 2}}{{y - 1}}\) và \(B = \dfrac{{4x\left( {x + 5} \right)}}{{y + 2}}\). Giả sử đã biết \(y=2\), hãy giải phương trình (ẩn \(x\)): \(A+3=B\).
A. \(\left[ \begin{array}{l} x = 5\\ x = 1 \end{array} \right.\)
B. \( \left[ \begin{array}{l} x = - 5\\ x = 1 \end{array} \right.\)
C. \(\left[ \begin{array}{l} x = - 5\\ x =- 1 \end{array} \right.\)
D. \( \left[ \begin{array}{l} x = 5\\ x = -1 \end{array} \right.\)
-
Câu 20:
Tập nghiệm của phương trình \(x\left( {1 - \dfrac{1}{{x - 1}}} \right) = 1 - \dfrac{1}{{x - 1}}\) là
A. \(S=\{1;2\}\)
B. \(S=\{-1;2\}\)
C. \(S=\{2\}\)
D. \(S=\{1\}\)
-
Câu 21:
Hai người khởi hành từ A lúc \(6\) giờ sáng để đến B. Người thứ nhất đến B lúc \(8\) giờ sáng cùng ngày. Người thứ hai đi với vận tốc chậm hơn so với người kia \(10km/h\) nên đến B chậm hơn \(40\) phút. Tính độ dài quãng đường AB.
A. 70km
B. 80km
C. 90km
D. 100km
-
Câu 22:
Tìm một số tự nhiên có ba chữ số, biết rằng chữ số hàng đơn vị của nó bằng \(5\) và nếu bỏ đi chữ số hàng đơn vị ấy đi thì ta được một số (có hai chữ số) nhỏ hơn số ban đầu \(167\) đơn vị.
A. 155
B. 165
C. 175
D. 185
-
Câu 23:
Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng càng dùng nhiều điện thì giá mỗi số điện \((1kWh)\) càng tăng lên theo các mức như sau:
Mức thứ nhất: Tính cho \(100\) số điện đầu tiên;
Mức thứ hai: Tính cho số điện thứ \(101\) đến \(150\), mỗi số đắt hơn \(150\) đồng so với mức thứ nhất;
Mức thứ ba: Tính cho số điện thứ \(151\) đến \(200\), mỗi số đắt hơn \(200\) đồng so với mức thứ hai;
v.v…
Ngoài ra, người sử dụng còn phải trả thêm \(10\%\) thuê giá trị gia tăng (thuế VAT).
Tháng vừa qua, nhà Cường dùng hết \(165\) số điện và phải trả \(95700\) đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất giá là bao nhiêu?
A. 750 đồng
B. 650 đồng
C. 450 đồng
D. 550 đồng
-
Câu 24:
Biết rằng \(200\)g một dung dịch chứa \(50\)g muối. Hỏi phải pha thêm bao nhiêu gam nước vào dung dịch đó để được một dung dịch chứa \(20\%\) muối?
A. 40g
B. 50g
C. 60g
D. 70g
-
Câu 25:
Cho tam giác ABC, điểm I nằm trong tam giác. Các tia AI, BI, CI cắt các cạnh BC,AC,AB theo thứ tự ở D, E, F. Tổng \(\frac{{AF}}{{FB}} + \frac{{AE}}{{EC}}\) bằng tỉ số nào dưới đây?
A. \(\frac{{AI}}{{AD}}\)
B. \(\frac{{AI}}{{ID}}\)
C. \(\frac{{DC}}{{DB}}\)
D. \(\frac{{BD}}{{DC}}\)
-
Câu 26:
Cho tứ giác ABCD có O là giao điểm hai đường chéo. Đường thẳng qua A và song song với BC cắt BD ở E. Đường thẳng qua B và song song với AD cắt AC ở G. Chọn kết luận sai?
A. \(\frac{{EG}}{{AB}} = \frac{{OE}}{{OB}}\)
B. \(\frac{{OE}}{{OB}} = \frac{{OA}}{{OC}}\)
C. \(\frac{{OB}}{{OD}} = \frac{{OG}}{{OA}}\)
D. EG // CD
-
Câu 27:
Cho tứ giác ABCD, lấy bất kỳ E ∈ BD. Qua E vẽ EF song song với AD (F thuộc AB ), vẽ EG song song với DC (GG thuộc BC). Chọn khẳng định sai.
A. \(\frac{{BE}}{{ED}} = \frac{{BG}}{{GC}}\)
B. \(\frac{{BF}}{{FA}} = \frac{{BG}}{{GC}}\)
C. \(FG // AC\)
D. \(FG//AD\)
-
Câu 28:
Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến, N là điểm trên đoạn thẳng AM. Gọi D là giao điểm của CN và AB, E là giao điểm của BN và AC. Chọn khẳng định đúng nhất.
A. DE // BC
B. \(\frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{AE}}{{CE}}\)
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
-
Câu 29:
Cho tam giác ABC có: AB = 12cm, BC = 15cm, AC = 18cm. Gọi I là giao điểm của các đường phân giác và G là trọng tâm tam giác. Chọn khẳng định sai:
A. IG // BC
B. \(\frac{{AI}}{{ID}} = \frac{{AG}}{{GM}}\)
C. \(\widehat {ABG} = \widehat {CBG}\)
D. \(\frac{{ID}}{{AD}} = \frac{{MG}}{{MA}}\)
-
Câu 30:
Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM. Tia phân giác của góc AMB cắt AB ở D, tia phân giác của góc AMC cắt AC ở E. Gọi I là giao điểm của AM và DE.
A. DE // BC
B. DI = IE
C. DI > IE
D. Cả A, B đều đúng.
-
Câu 31:
Cho tam giác ABC có: AB = 4cm, AC = 5cm, BC = 6cm. Các đường phân giác BD và CE cắt nhau ở I. Tỉ số diện tích các tam giác DIE và ABC là:
A. \({4 \over55}\)
B. \({1 \over 8}\)
C. \( {1 \over 10}\)
D. \( {2 \over 45}\)
-
Câu 32:
Cho tam giác ABC có chu vi 18cm, các đường phân giác BD và CE. Tính các cạnh của tam giác ABC, biết \(\frac{{AD}}{{DC}} = \frac{1}{2},\frac{{AE}}{{EB}} = \frac{3}{4}\)
A. AC = 4cm, BC = 8cm, AB = 6cm
B. AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 8cm
C. AB = 4cm, BC = 8cm, AC = 6cm
D. AB = 8cm, BC = 4cm, AC = 6cm
-
Câu 33:
Cho tứ giác ABCD có đường chéo BD chia tứ giác đó thành hai tam giác đồng dạng ΔABD và ΔBDC. Chọn câu đúng nhất.
A. AB // DC
B. ABCD là hình thang
C. ABCD là hình bình hành
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 34:
Cho tam giác ABC và hai điểm M,N lần lượt thuộc các cạnh BC, AC sao cho MN//AB. Chọn kết luận đúng.
A. ΔAMN đồng dạng với ΔABC
B. ΔABC đồng dạng với ΔMNC
C. ΔNMC đồng dạng với ΔABC
D. ΔCAB đồng dạng với ΔCMN
-
Câu 35:
Nếu tam giác ABC có MN // BCB (với M∈AB, N∈AC) thì:
A. ΔAMN đồng dạng với ΔABC
B. ΔABC đồng dạng với ΔMNA.
C. ΔAMN đồng dạng với ΔACB.
D. ΔABC đồng dạng với ΔANM
-
Câu 36:
Hãy chọn câu đúng.
A. Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng.
B. Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau.
C. Hai tam giác bằng nhau thì không đồng dạng.
D. Hai tam giác vuông luôn đồng dạng với nhau.
-
Câu 37:
Cho 2 tam giác RSK và PQM có \(\frac{{RS}}{{MP}} = \frac{{RK}}{{PQ}} = \frac{{KS}}{{MQ}}\) , khi đó ta có:
A. ΔRSK ∽ ΔPQM
B. ΔRSK ∽ ΔPMQ
C. ΔRSK ∽ ΔQPM
D. ΔRSK ∽ ΔQMP
-
Câu 38:
Cho ΔABC đồng dạng với ΔMNP. Biết AB = 5cm, BC = 6cm, MN = 10cm, MP = 5cm. Hãy chọn câu đúng:
A. NP = 12cm, AC = 2,5cm
B. NP = 2,5cm, AC = 12cm
C. NP = 5cm, AC = 10cm
D. NP = 10cm, AC = 5cm
-
Câu 39:
Cho ΔABC đồng dạng với ΔMNP. Biết AB = 2cm, BC = 3cm, MN = 6cm, MP = 6cm. Hãy chọn khẳng định sai:
A. AC = 2cm
B. NP = 9cm
C. ΔMNP cân tại M
D. ΔABC cân tại C
-
Câu 40:
Cho tam giác ΔABC ∽ ΔEDC như hình vẽ, tỉ số độ dài của x và y là:
A. \(\frac{3}{4}\)
B. \(\frac{2}{3}\)
C. \(\frac{3}{2}\)
D. \(\frac{4}{3}\)