2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò:
A. 1/3 ngoài đường nối rốn - gai chậu trước trên phải
B. 1/3 ngoài đường nối rốn - gai chậu trước trên trái
C. Trên và dưới rốn trên đường trắng
D. Cạnh rốn trên đường trắng
-
Câu 2:
Trong xơ gan, dịch báng thành lập:
A. Do áp lưc keo huyết tương giảm
B. Do tăng áp tĩnh mạch cửa
C. Do tăng áp các tĩnh mạch tạng
D. Do tăng aldosterone
-
Câu 3:
Các đặc điểm nào sau đây là của báng dịch tiết: 5.1. Protein dịch báng > 30g/l. 5.2. Tỷ trọng dịch báng > 1,016. 5.3. Phản ứng Rivalta(-). 5.4. Tế bào < 250/mm3, đa số nội mô. 5.5. SAAG > 1,1g/dl.
A. 1, 2, 3 đúng
B. 1, 5 đúng
C. 1, 2, 4 đúng
D. 3, 4, 5 đúng
-
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây là của dịch báng trong bệnh xơ gan:
A. LDH > 250Ul
B. Tế bào > 250/mm3
C. Màu vàng trong, Rivalta(-)
D. Tỷ trọng dịch báng > 1,016
-
Câu 5:
Dịch báng thấm thường gặp trong bệnh lý nào sau đây:
A. Lao màng bụng
B. Ung thư dạ dày di căn
C. U Krukenberg
D. Suy tim nặng
-
Câu 6:
Báng tự do gặp trong trường hợp: 9.1. Lao màng bụng. 9.2. Ung thư màng bụng. 9.3. Xơ gan. 9.4. Hội chứng thận hư.
A. 2, 3 đúng
B. 3, 4 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 2, 3, 4 đúng
-
Câu 7:
Một bệnh nhân có dịch ổ bụng với tính chất dịch thấm, ta có thể:
A. Chẩn đoán ngay là xơ gan mất bù có cổ trướng
B. Chỉ chẩn đoán được là có tăng áp tĩnh mạch cửa
C. Có thể do giảm áp lực keo trong lòng mạch
D. Không thể khẳng định ngay nguyên nhân, cần tiến hành khám kỹ lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết nữa mới có thể xác định được nguyên nhân
-
Câu 8:
Có dịch ổ bụng lượng ít được phát hiện trên lâm sàng bằng cách khám bệnh nhân ở tư thế:
A. Nằm ngửa
B. Nghiêng phải
C. Nghiêng trái
D. Tư thế bò sấp (quỳ gối, chống hai tay)
-
Câu 9:
Dịch ổ bụng ở bệnh nhân phù toàn thân phản ảnh:
A. Tình trạng giảm áp lực keo trong lòng mạch
B. Một bệnh lý về thận
C. Suy tim toàn bộ
D. Xơ gan mất bù
-
Câu 10:
Dịch tiết trong ổ bụng gặp trong trường hợp:
A. Viêm phúc mạc
B. Thủng tạng rỗng làm các chất trong lòng tạng tiết ra ngoài
C. Nhồi máu mạc treo
D. Nhiễm trùng báng
-
Câu 11:
Khi dịch ổ bụng toàn máu, nguyên nhân thường gặp là:
A. Thủng tạng rỗng
B. Nhồi máu mạc treo
C. Vỡ tạng đặc như vỡ lách
D. Viêm phúc mạc xung huyết
-
Câu 12:
Dịch dưỡng trấp ổ bụng gặp trong trường hợp:
A. Bệnh giun chỉ
B. Ung thư hạch bạch huyết
C. Vỡ hệ bạch mạch mạc treo
D. Tắc ống ngực
-
Câu 13:
Vị trí chọc dò dịch báng toàn thể tốt nhất là:
A. Hố chậu phải
B. Hố hông phải
C. Hố hông trái
D. Hố chậu trái
-
Câu 14:
Dịch báng kèm với dấu chứng đầu sứa nói lên:
A. Tắc tĩnh mạch trên gan
B. Nhồi máu tĩnh mạch cửa
C. Có shunt cửa chủ do tuần hòan hệ cửa bị cản trở
D. Nhồi máu mạc treo
-
Câu 15:
Chẩn đoán nguyên nhân báng chỉ cần:
A. Phân tích thành phần dịch báng
B. Khám lâm sàng tỷ mỷ
C. Kết hợp cả hai: lâm sàng và phân tích dịch báng
D. Phải kết hợp rất nhiều lãnh vực: lâm sàng, sinh hoá, vi sinh, giải phẫu bệnh, hình ảnh học... mới xác định được nguyên nhân
-
Câu 16:
Trường hợp dịch ổ bụng ít, có thể phát hiện nhờ vào:
A. Chụp phim ổ bụng
B. Khám lâm sàng ở tư thế gối ngực
C. Chọc dò ổ bụng
D. Chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm
-
Câu 17:
Cơ chế phù chính trong hội chứng thận hư:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Câu A và câu B đúng
-
Câu 18:
Cơ chế gây phù chủ yếu trong suy tim:
A. Giảm áp lực keo
B. Tăng tính thấm thành mạch
C. Tăng áp lực thủy tĩnh
D. Giảm lọc cầu thận
-
Câu 19:
Cơ chế gây phù chính trong phù do dị ứng:
A. Giảm áp lực keo máu
B. Tăng áp lực thủy tĩnh máu
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Câu A và C đúng
-
Câu 20:
Hai cơ chế gây phù chính trong hội chứng thận hư:
A. Giảm áp lực thủy tĩnh và giảm áp lực keo
B. Tăng Aldosterone và tăng áp lực thẩm thấu
C. Giảm áp lực keo và tăng Aldosterone
D. Giảm áp lực keo và giảm áp lực thẩm thấu
-
Câu 21:
Các cơ chế gây phù trong xơ gan:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Cả 3 cơ chế trên
-
Câu 22:
Phù do hội chứng thận hư thường xuất hiện đầu tiên ở vị trí:
A. Mắt cá chân
B. Mặt trước xương chày
C. Ổ bụng (báng)
D. Mặt
-
Câu 23:
Phù trong suy tim giai đoạn đầu thường xuất hiện ở vị trí:
A. Mặt
B. Màng bụng
C. Màng phổi, màng tim
D. Chân
-
Câu 24:
Phù áo khoác thường do nguyên nhân chèn ép ở vị trí:
A. Động mạch chủ ngực
B. Động mạch chủ bụng
C. Tĩnh mạch chủ dưới
D. Tĩnh mạch chủ trên
-
Câu 25:
Nguyên nhân phù do hệ bạch huyết ở nước ta thường gặp nhất là:
A. Ung thư
B. Nhiễm trùng
C. Nhiễm virus
D. Nhiễm ký sinh trùng
-
Câu 26:
Theo dõi diễn biến của phù trên lâm sàng tốt nhất nên dựa vào:
A. Dấu ấn lõm Godet
B. Khám báng
C. Dấu hiệu phù ở mi mắt
D. Cân nặng
-
Câu 27:
Phù chi dưới trong thai kỳ do cơ chế:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Tăng Aldosterone
-
Câu 28:
Khám phù bằng dấu ấn lõm nên thực hiện ở vị trí:
A. Mắt
B. Đùi
C. Trán
D. Tất cả đều sai
-
Câu 29:
Trường hợp phù không làm giảm lượng nước tiểu:
A. Suy tim
B. Viêm bạch mạch
C. Suy thận
D. Hội chứng thận hư
-
Câu 30:
Phù kèm với dấu hiệu tuần hoàn bàng hệ ở hạ sườn và thượng vị thường do nguyên nhân:
A. Chèn ép tĩnh mạch chủ trên
B. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
C. Suy tim
D. Xơ gan
-
Câu 31:
Phù kèm với tuần hoàn bàng hệ ở ngực thường do nguyên nhân:
A. Suy tim
B. Hội chứng trung thất
C. Tắc tĩnh mạch trên gan
D. Hẹp động mạch chủ
-
Câu 32:
Nguyên nhân thường gặp nhất của phù toàn thân:
A. Bệnh tim
B. Bệnh gan
C. Bệnh thận
D. Suy dinh dưỡng
-
Câu 33:
Đặc điểm của phù nội tiết:
A. Thường gặp ở người lớn tuổi
B. Mức độ phù thường nhẹ
C. Ở phụ nữ mãn kinh
D. Liên quan đến thời tiết
-
Câu 34:
Phù trong bệnh Bêri - Bêri:
A. Thường phù ở mặt
B. Thường kèm tràn dịch màng phổi
C. Liên quan với chế độ ăn nhạt
D. Thường kèm giảm, mất phản xạ gân gối
-
Câu 35:
Nguyên nhân thưường gặp của phù một chi dưới:
A. Xơ gan
B. Suy thận
C. Viêm tắc tĩnh mạch
D. Bệnh Bêri - Bêri
-
Câu 36:
Chế độ ăn nhạt thường tốt cho điều trị phù do nguyên nhân:
A. Viêm cầu thận cấp
B. Hội chứng trung thất
C. Bệnh giun chỉ
D. Bệnh Bêri - Bêri
-
Câu 37:
Phù trong xơ gan thường xuất hiện đầu tiên ở:
A. Bụng
B. Chân
C. Mặt
D. Tay
-
Câu 38:
Vị trí thường gặp của phù trong bệnh Bêri - Bêri:
A. Tay
B. Mặt
C. Bụng
D. Chân
-
Câu 39:
Cơ chế chính của phù viêm:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Giảm áp lực keo
C. Tăng tính thấm thành mạch
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 40:
Phù do viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới có đặc điểm:
A. Thường phù toàn thân
B. Thường phù 2 chi dưới
C. Thường kèm tuần hoàn bàng hệ vùng hạ sườn và thượng vị
D. Tất cả đều sai
-
Câu 41:
Cường Aldosterone thứ phát có thể gặp trong các trường hợp phù do:
A. Xơ gan
B. Suy dinh dưỡng
C. Bệnh Bêri - Bêri
D. Viêm tắc tĩnh mạch
-
Câu 42:
Phù do giảm áp lực keo máu có thể gặp do nguyên nhân:
A. Suy dinh dưỡng
B. Xơ gan
C. Hội chứng thận hư
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 43:
Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào có thể gây phù qua cơ chế tăng tính thấm thành mạch:
A. Bệnh Bêri – Bêri
B. Hội chứng thận hư
C. Suy thận
D. Dị ứng
-
Câu 44:
Trường hợp nào phù thường kèm theo báng nhất:
A. Suy thận cấp
B. Có thai
C. Suy tim
D. Xơ gan
-
Câu 45:
Phù do nguyên nhân do giun chỉ thường có đặc điểm:
A. Liên quan đến tư thế người bệnh
B. Liên quan đến chế độ ăn nhạt
C. Có yếu tố di truyền
D. Có yếu tố dịch tễ