2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2000 câu trắc nghiệm Nội khoa cơ sở có đáp án, bao gồm các kiến thức tổng quan về hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, tim mạch,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong giai đoạn đầu tâm phế mạn, chức năng hô hấp thay đổi ở nhóm bệnh phổi tắc nghẽn hạn chế là:
A. FEV1 giảm
B. FEV1/FVC giảm
C. Sức cản đường thở tăng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Trong giai đoạn tăng áp phổi của tâm phế mạn, khó thở có đặc điểm:
A. Thường xuyên
B. Ban đêm
C. Khi gắng sức
D. Khi nằm
-
Câu 3:
Trong giai đoạn tăng áp phổi của tâm phế mạn, gan có tính chất:
A. Đau gan tự nhiên
B. Đau gan khi gắng sức
C. Đau gan khi hít sâu vào
D. Đau gan khi ấn nhẹ kẻ sườn
-
Câu 4:
X-quang trong tăng áp phổi có đặc diểm là:
A. Ứ máu phổi
B. Cung động mạch phổi phồng
C. Tim hình giọt nước
D. Phổi quá sáng
-
Câu 5:
Trong tâm phế mạn, khó thở tiến triển theo:
A. 3 giai đoạn
B. 4 giai đoạn
C. 5 giai đoạn
D. 6 giai đoạn
-
Câu 6:
Trong tâm phế mạn, số lượng hồng cầu:
A. Bình thường
B. Tăng
C. Giảm bình sắc
D. Giảm nhược sắc
-
Câu 7:
Trong tâm phế mạn, sóng P của điện tim có đặc điểm:
A. P cao nhọn > 2,5mm
B. P dẹt
C. P hình M
D. P > 0,12 giây
-
Câu 8:
Áp lực động mạch phổi trong tâm phế mạn khoảng:
A. 30mmHg
B. 35mmHg
C. 47mmHg
D. 33mmHg
-
Câu 9:
Hen phế quản gây tâm phế mạn là:
A. Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn
B. Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn
C. Hen phế quản do lạnh
D. Hen phế quản do gắng sức
-
Câu 10:
Trong điều trị tâm phế mạn giai đoạn III, lợi tiểu được sử dụng chủ yếu là:
A. Hydrochlorothazide
B. Furosemide
C. Spironolactone
D. Aldactazine
-
Câu 11:
Trong tâm phế mạn, suy tim là:
A. Suy tim toàn bộ
B. Suy tim phải
C. Suy tim trái
D. Bệnh cơ tim giãn → suy tim
-
Câu 12:
Hiện nay thuốc giãn mạch được sử dụng tốt trong điều tri tâm phế mạn là:
A. Hydralazine
B. Bosentan
C. Epoprostenol
D. Sildenafil
-
Câu 13:
Nhiễm khuẩn phế quản - phổi trong tâm phế mạn thường do:
A. Streptococcus pneumoniae
B. Hemophilus influenzae
C. Legionella pneumophila
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Trong điều tri tâm phế mạn, phương tiện điều trị quan trọng nhất là:
A. Lợi tiểu
B. Digital
C. Thuốc giãn mạch
D. Thở oxy
-
Câu 15:
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi từ:
A. 5 - 15
B. 15 - 30
C. 30 - 50
D. 50 - 60
-
Câu 16:
Trong viêm khớp dạng thấp, xuất hiện muộn là khớp:
A. Gối
B. Bàn ngón chân
C. Cổ tay
D. Ức đòn
-
Câu 17:
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thường gặp ở:
A. Khớp ngón gần của bàn tay
B. Khớp bàn ngón tay
C. Gần khớp cổ tay
D. Gần khớp khuỷu
-
Câu 18:
Nhóm khớp không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của hội thấp học Mỹ 1987 là:
A. Ngón tay gần
B. Cổ tay
C. Vai
D. Bàn ngón chân
-
Câu 19:
Phản ứng Waaler Rose dương tính khi ngưng kết với độ pha loãng huyết thanh từ:
A. 1/4
B. 1/8
C. 1/16
D. 1/32
-
Câu 20:
Vùng nào sau đây không thuộc chi phối của S1 về cảm giác:
A. Mặt sau đùi
B. Mặt sau cẳng chân
C. Mặt trước bên cẳng chân
D. Lòng bàn chân
-
Câu 21:
Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi:
A. 20-25
B. 25-45
C. 30-50
D. 50-60
-
Câu 22:
Tổn thương rễ trong đau dây thần kinh tọa chiếm tỷ lệ bao nhiêu %:
A. 50-60
B. 60-70
C. 70-85
D. 90-95
-
Câu 23:
Nguyên nhân nào sau đây không thuộc nhóm nguyên nhân toàn thân:
A. Thương hàn
B. Cúm
C. Giang mai giai đoạn III
D. Pott thắt lưng cùng
-
Câu 24:
Nguyên nhân hay gặp nhất trong đau dây thân kinh tọa ở lứa tuổi 30-50:
A. Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng
B. Viêm đốt sông thắt lưng cùng do tụ cầu vàng
C. Trượt đốt sống L4-5
D. Thoát vị đĩa đệm
-
Câu 25:
Vùng nào sau đây chung cho cả đau dây tọa L5 và S1?
A. Mông
B. Mặt ngoài đùi
C. Mặt sau cẳng chân
D. Mắt cá ngoài
-
Câu 26:
Hướng lan của đau dây tọa L5:
A. Hông, đùi mặt trong, cẳng chân mặt trong, mắt cá trong, mu bàn chân đến ngón cái
B. Hông, đùi mặt ngoài, mặt ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài, mu bàn chân đến ngón cái
C. Hông, đùi mặt ngoài, mặt sau cẳng chân, mắt cá ngoài, mu bàn chân đến ngón cái
D. Hông, đùi mặt ngoài, mặt trước trong cẳng chân, mắt cá ngoài, mu bàn chân đến ngón cái
-
Câu 27:
Hướng lan của dây tọa S1:
A. Hông, đùi mặt trước trong, mặt sau cẳng chân, gót chân, lòng bàn chân, ngón út
B. Hông, đùi mặt sau trong, mặt sau cẳng chân, gót chân, lòng bàn chân, ngón út
C. Hông, đùi mặt sau, mặt sau cẳng chân, gót chân, lòng bàn chân, ngón út
D. Hông, đùi mặt sau, mặt sau trong cẳng chân, gót chân, lòng bàn chân, ngón út
-
Câu 28:
Nghiệm pháp nào sau đây cho phép loại trừ đau dây thần kinh tọa:
A. Lasèque (+)
B. Bonnet (+)
C. Néri (+)
D. Pảtick (+)
-
Câu 29:
Nghiệm pháp Naffriger-Jonnes (+) gợi ý:
A. Thoái háo cột sống gây đè ép rễ
B. Thoái vị đĩa đệm còn vaò ra được
C. Lao vùng thắt lưng cùng
D. Trượt đốt sống L4-5
-
Câu 30:
Đau dây thần kinh tọa khi đứng có tư thế sau:
A. Lưng thẳng
B. Nghiêng về một bên
C. Hơi khom lưng
D. Mông 2 bên cân nhau
-
Câu 31:
Trong điều trị dây thần kinh tọa nên:
A. Nằm nghiêng co người lại
B. Nằm thẳng ở giường cứng
C. Nửa nằm nửa ngồi
D. Nằm võng
-
Câu 32:
Phương thức điều trị nào sau đây chỉ áp dụng trong thoát vị đĩa đệm:
A. Nằm nghỉ ngơi
B. Cho thuốc giảm đau
C. Vitamine nhóm B liều cao
D. Kéo dãn cột sống
-
Câu 33:
Giảm hoặc mất phản xạ gân gối gặp trong tổn thương:
A. S1
B. Thần kinh bịt
C. Thần kinh đùi da
D. Thần kinh đùi
-
Câu 34:
Dấu chứng nào sau đây không thuộc viêm cơ đáy chậu:
A. Đau mặt sau trong đùi
B. Chân luôn luôn co
C. Duỗi chân ra đở đau
D. Mờ bờ cơ đáy chậu khi chụp phim
-
Câu 35:
Khi nói đến liệt hai chi dưới là nói đến rối loạn:
A. Cảm giác sâu
B. Vận động
C. Dinh dưỡng
D. Cơ tròn
-
Câu 36:
Cơ lực giảm trong liệt 2 chi dưới là do:
A. Bệnh khớp ở 2 chân
B. Viêm tắc động mạch ở 2 chân
C. Tổn thương nơron vận động 2 chân
D. Tổn thương nơron vận động ngoại biên, trung ương hoặc cả 2 phụ trách 2 chân
-
Câu 37:
Vai trò của phản xạ gân xương trong liệt 2 chi dưới để:
A. Đánh giá mức độ liệt
B. Xác định chắc chắn vị trí tổn thương
C. Xác định nguyên nhân
D. Xác định thể liệt
-
Câu 38:
Dấu chứng nào sau đây không thuộc chèn ép tủy từ từ:
A. Đau kiểu rễ
B. Chụp tủy cản quang có hình tắc
C. Nghiệm pháp Queckenstedt-Stookey dương tính
D. Phân ly đạm tế bào trong dịch não tủy
-
Câu 39:
Dấu hiệu nào sau đây có thể phân biệt chèn ép tủy cổ do lao với ung thư cột sống:
A. Đau rễ thần kinh ở mức độ khác nhau
B. Liệt với mức độ khác nhau
C. Hạch ở cổ với tính chất khác nhau
D. Chụp phim cột sống cổ
-
Câu 40:
Một bệnh nhân vào với liệt cứng 2 chi dưới cần khám kỹ:
A. Phản xạ gân xương
B. Hỏi kỷ về rối loạn cơ tròn
C. Chú ý mạch và huyết áp 2 chi dưới
D. Cột sống
-
Câu 41:
Đặc điểm nào sau đây cho phép phân biệt u ngoại hay nội tủy:
A. Phân ly đạm tế bào trong dịch não tủy
B. Chụp tủy cản quang có tắc nghẽn
C. Mất vận động hai chân hoàn toàn khác nhau
D. Hướng lan của rối loạn cảm giác
-
Câu 42:
Khi liệt mềm 2 chân thì dấu hiệu nào sau đây có thể phân biệt liệt trung ương với liệt ngoại biên:
A. Rối loạn vận động khác nhau
B. Giảm phản xạ gân xương ở mức khác nhau
C. Rối loạn cảm giá khác nhau
D. Giảm trương lực cơ rất khác nhau
-
Câu 43:
Nguyên nhân nào sau đây không thuộc nhóm tổn thương nơron vận động ngoại biên:
A. Viêm tủy cắt ngang dưới L1
B. Viêm tủy cắt ngang D12
C. Viêm đa rễ dây thần kinh
D. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamine B1
-
Câu 44:
Nguyên nhân nào sau đây có tổn thương sừng trước tủy sống:
A. Hội chứng Guillain-Barré
B. Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamine B1
C. Bệnh Charcot-Marie-Tooth
D. Viêm đa dây thần kinh do INH
-
Câu 45:
Dấu chứng nào sau đây không thuộc bệnh Wesphal:
A. Mất phản xạ gân xương
B. Mất phản xạ bản thân cơ
C. Rối loạn cảm giác
D. Hạ Kali máu