225 câu trắc nghiệm Lập trình hướng đối tượng
tracnghiem.net chia sẻ hơn 220+ câu trắc nghiệm môn Lập trình hướng đối tượng có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho đoạn chương trình sau:
class A {
private:
int x,y;
public:
void Xuat(); virtual;
};
Hãy nhận định phát biểu đúng:
A. Xuat là phương thức ảo
B. Lỗi tại dòng void Xuat();virtual;
C. Xuat là một hàm tạo
D. Xuat là một hàm huỷ
-
Câu 2:
Một lớp có thể có tối đa:
A. Vô số phương thức ảo
B. Một phương thức ảo
C. Hai phương thức ảo
D. Không xác định được
-
Câu 3:
Cho đoạn chương trình sau:
class A {
int x,y;
public:
void Nhap();
void Xuat();
};
class B:public A{
private: float z;
};
void main()
{
A A1;B B1;
A1=B1;
B1=A1;
getch();
}
Hãy cho biết đoạn chương trình trên lỗi tại đâu?
A. Tại câu lệnh B1=A1;
B. Tại câu lệnh A1=B1
C. Tại câu lệnh class B:public A
D. Không lỗi tại dòng nào cả?
-
Câu 4:
Cho biết các ví dụ sau ví dụ chứng tỏ tính kế thừa:
A. Xe đạp và Xe đạp đua
B. Hình bình hành và hình chữ nhật
C. Điểm và Hình tròn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Lớp Bạn của một lớp là:
A. Là lớp có thể truy cập đến thành phần private, protected và public của lớp mà nó làm bạn
B. Là lớp có thể truy cập đến thành phần protected và public của lớp mà nó làm bạn
C. Là lớp có thể truy cập đền thành phần public của lớp mà nó làm bạn
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Cho đoạn chương trình sau:
class A;
class B;
class A{
friend class B;
...
};
class B {
…
};
Dòng lệnh friend class B; có nghĩa là:
A. Khai báo lớp B là bạn lớp A
B. Khai báo lớp A là bạn lớp B
C. Khai báo lớp B là bạn lớp A và ngược lại.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Cách khai báo kế thừa trong java sử dụng từ khóa:
A. extends
B. inheritance
C. Sử dụng dấu: giống C++
D. Khai báo giống C#
-
Câu 8:
Cho đoạn chương trình sau:
class Trai_cay
{
private:
char mauvo[5];
char mauhat[3];
char hinhdang[30];
public:
void Hienthi();
};
Cần xây dựng lớp Trai_dua_hau. Quan hệ giữa lớp Trai_cay và lớp Trai_dua_hau là:
A. Trai_cay là lớp cha của lớp Trai_dua_hau
B. Trai_dua_hau là lớp cha của lớp Trai_cay
C. Trai_cay và Trai_dua_hau là lớp bạn
D. Trai_dua_hau là lớp bao của lớp Trai_cay
-
Câu 9:
Cho đoạn chương trình sau:
class Trai_cay
{
private:
char mauvo[5];
char mauhat[3];
char hinhdang[30];
public:
void Hienthi() const=0;
…
};
Lớp Trai_cay với khai báo bằng C++ như trên được gọi là lớp
A. Lớp cơ sở trừu tượng
B. Lớp cơ sở ảo
C. Lớp bao
D. Lớp dẫn xuất ảo
-
Câu 10:
Cho lớp tam giác tạo bởi ba điểm A, B, C. Quan hệ giữa lớp tam giác và lớp điểm là:
A. Tam giác là lớp bao của lớp điểm
B. Tam giác là lớp con của lớp điểm
C. Tam giác là lớp cha của lớp điểm
D. Tam giác là lớp bạn của lớp điểm
-
Câu 11:
Cho lớp đường thẳng tạo bởi 2 điểm A, B. Quan hệ giữa lớp đường thẳng và lớp điểm là:
A. Đường thẳng là lớp bao của lớp điểm
B. Đường thẳng là lớp con của lớp điểm
C. Đường thẳng là lớp cha của lớp điểm
D. Đường thẳng là lớp bạn của lớp điểm
-
Câu 12:
Cần xây dựng lớp đường thẳng y = ax+b. Thuộc tính của lớp đường thẳng này được xác định là:
A. Các hệ số a, b
B. Các hệ số x,y
C. Các hệ số a, b, x, y
D. Các hệ số a, x, b
-
Câu 13:
Xây dựng lớp hình chữ nhật tạo bởi hai cạnh a, b. Để khai báo hàm tạo với tham số mặc định ta khai báo:
A. Hinhchunhat(float a=1, float b=1);
B. Hinhchunhat(float a, float b);
C. Hinhchunhat();
D. Hinhchunhat(const Hinhchunhat &H);
-
Câu 14:
Cho đoạn chương trình như hình trên. Thuộc tính của lớp Cong_dan được khai báo là:
A. ht, dc, cmt
B. ht, cmt
C. Congdan, ht, cmt, dc
D. Không xác định
-
Câu 15:
Một người nông dân thuộc quốc tịch Mỹ cả đời làm ra được khối tài sản tương ứng 10 triệu đô la. Để sinh tồn và làm việc ông tiêu tốn một khoản tiền tương ứng là 3 triệu đô; số tiền cũng như đất đai ông để lại cho con cháu là 5 triệu đô; 2 triệu đô còn lại là số mà ông đã và dự định làm từ thiện chi phí không mục đích với bạn bè. Như vậy ta có thể coi:
A. Thông tin 3 triệu đô thuộc phạm vi private
B. Thông tin 5 triệu đô thuộc phạm vi protected
C. Thông tin 2 triệu đô thuộc phạm vi public
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Để quản lý các phương tiên giao thông đường bộ người ta xây dựng hệ thống các lớp đối tượng gồm: lớp xe đạp, lớp xe máy, lớp ô tô con, lớp xe tải. Sau quá trình phân tích nhận thấy rằng các lớp đối tượng trên cùng có các đặc điểm như sau: Tải_trọng, loại_động_cơ, Biển_số và đều di chuyển từ điểm a đến điểm b. Người ta xây dựng lớp PT_Giao_Thông làm:
A. Lớp dẫn xuất cho các lớp đối tượng trên
B. Lớp cơ sở cho các lớp đối tượng trên
C. Lớp bao của các lớp đối tượng trên
D. Lớp thành viên của các lớp đối tượng trên
-
Câu 17:
Để quản lý các phương tiên giao thông đường bộ người ta xây dựng hệ thống các lớp đối tượng gồm: lớp xe đạp, lớp xe máy, lớp ô tô con, lớp xe tải. Sau quá trình phân tích nhận thấy rằng các lớp đối tượng trên cùng có các đặc điểm như sau: Tải_trọng, loại_động_cơ, Biển_số và đều di chuyển từ điểm a đến điểm b. Người ta xây dựng lớp PT_Giao_Thông làm lớp cơ sở cho các lớp đối tượng trên và lớp này gồm các thuộc tính là:
A. Tải_trọng, Loại_động_cơ, Loại_phương_tiện, Biển_số
B. Tải_trọng, Loại_động_cơ, Di_chuyển
C. Tải_trọng, Loại_động_cơ, Loại_phương_tiện, Biển_số, Di_chuyển
D. Tải_trọng, Loai_động_cơ, Biển_số
-
Câu 18:
Để quản lý các phương tiên giao thông đường bộ người ta xây dựng hệ thống các lớp đối tượng gồm: lớp xe đạp, lớp xe máy, lớp ô tô con, lớp xe tải. Sau quá trình phân tích nhận thấy rằng các lớp đối tượng trên cùng có các đặc điểm như sau: Tải_trọng, loại_động_cơ, Biển_số và đều di chuyển từ điểm a đến điểm b. Người ta xây dựng lớp PT_Giao_Thông làm lớp cơ sở cho các lớp đối tượng trên và lớp này gồm các phương thức là:
A. Di_chuyển
B. Loại phương tiện, Di_chuyển
C. Tải_trọng, Loại_động_cơ, Loại_phương_tiện, Biển_số
D. Tải_trọng, Loại_động_cơ, Loại_phương_tiện, Biển_số, Di_chuyển
-
Câu 19:
Các trường hợp trùng tên trong kế thừa là:
A. Trùng tên giữa phương thức lớp cha và phương thức lớp con; Trùng tên giữa phương thức giữa các lớp cha; Trùng tên giữa các lớp con
B. Trùng tên giữa phương thức lớp cha và phương thức lớp con; Trùng tên giữa phương thức giữa các lớp cha; Kế thừa lớp cha quá nhiều lần
C. Trùng tên giữa phương thức lớp cha và phương thức lớp con; Trùng tên giữa phương thức giữa các lớp cha
D. Trùng tên giữa phương thức lớp cha và phương thức lớp con;; Trùng tên giữa các lớp con
-
Câu 20:
Cho lớp A, B, C trong đó lớp C kế thừa lớp A,B. Trong lớp A, B đều có phương thức Xuat, lớp C không có phương thức Xuất, khi khai báo đối tượng obj thuộc lớp C thì nếu gọi đến phương thức Xuat (obj.Xuat()) thì khi biên dịch thấy xuất hiện lỗi, trường hợp xảy ra lỗi này là do:
A. Lớp A
B. Lớp B
C. Lỗi không thể xác định được
D. Trùng tên giữa phương thức các lớp cha