1000+ câu trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
Bộ 1000+ câu trắc nghiệm ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án mới nhất giúp bạn ôn thi đạt kết quả cao. Hệ thống luyện thi trắc nghiệm online theo từng phần hoặc chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn cho phép các bạn làm quen với hình thức thi đồng thời vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả một cách nhanh chóng.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mang tên là Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia lãnh đạo tổ chức quốc tế nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Hội liên hiệp thuộc địa
C. Tân việt cách mạng Đảng
D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
-
Câu 2:
Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát vào năm nào?
A. Năm 1921
B. Năm 1925
C. Năm 1929
D. Năm 1945
-
Câu 3:
Nguyễn Ái Quốc đã dịch và phổ biến bài Quốc tế ca theo thể thơ lục bát lúc đang ở đâu?
A. Trung Quốc
B. Việt Nam
C. Liên xô
D. Pháp
-
Câu 4:
Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Quốc dân Đảng Trung Quốc vào năm nào?
A. Năm 1923
B. Năm 1924
C. Năm 1926
D. Năm 1930
-
Câu 5:
Nguyễn Ái Quốc với bí danh Vương Đạt Nhân đã phát biểu tại Đại hội II của Quốc Dân Đảng Trung Quốc lúc nào?
A. Ngày 14-1-1928
B. Ngày 14-1-1926
C. Ngày 14-1-1924
D. Ngày 14-1-1942
-
Câu 6:
Cuốn “Đường cách mệnh” tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các khoá huấn luyện chính trị được xuất bản tại đâu?
A. Pháp
B. Liên-Xô
C. Việt Nam
D. Trung Quốc
-
Câu 7:
Nguyễn Ái Quốc chủ trương ra tờ báo "Lính cách mệnh" nhằm tuyên truyền giác ngộ binh lính người Việt Nam vào thời gian nào?
A. Tháng 2 năm 1935
B. Tháng 2 năm 1927
C. Tháng 2 năm 1923
D. Tháng 2 năm 1947
-
Câu 8:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản vào thời gian nào?
A. Năm 1920
B. Năm 1925
C. Năm 1930
D. Năm 1945
-
Câu 9:
Tờ báo "Lính cách mệnh" mà Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút có những ai tham gia biên tập viên của tờ báo?
A. Lê Hồng Sơn
B. Hồ Tùng Mậu
C. Lê Duy Điếm
D. Tất cả những người trên
-
Câu 10:
Nguyễn Ái Quốc được Trương Vân Lĩnh, một người Việt Nam tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố đang làm việc ở sở công an của chính quyền Tưởng Giới Thạch đến báo tin “chúng sắp bắt anh đấy" vào thời gian nào?
A. 5-1925
B. 5-1926
C. 5-1927
D. 5-1928
-
Câu 11:
Cuốn sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” được xuất bản năm nào?
A. 1924
B. 1925
C. 1926
D. 1927
-
Câu 12:
"Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của Hồ Chí Minh nói luận điểm này vào năm nào?
A. 1945
B. 1946
C. 1947
D. 1950
-
Câu 13:
"... Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân". Câu này trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Đạo đức cách mạng
B. Thường thức chính trị
C. Sửa đổi lối làm việc
-
Câu 14:
"Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa". Câu này trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Đường cách mệnh
B. Đạo đức cách mạng
C. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách "người tốt, việc tốt"
-
Câu 15:
"Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành".
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Đời sống mới
B. Sửa đổi lối làm việc
C. Dân vận
-
Câu 16:
"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Đạo đức cách mạng
B. Đường cách mạng
C. Sửa đổi lối làm việc
-
Câu 17:
"Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"
Những câu trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
A. Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà
B. Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng
C. Thư gửi các đồng chí Bác Bộ
-
Câu 18:
"Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh".
Câu trên được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ
B. Đường cách mệnh
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. Phụ lục
-
Câu 19:
Trong những câu sau đây, câu nào là của Hồ Chí Minh?
A. "... muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước"
B. "... muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã"
C. "Chúng ta đã biết " cách mệnh" tinh thần, "cách mệnh" kinh tế, thì "cách mệnh" chính trị cũng không xa
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 20:
Cuốn sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” do ai biên soạn?
A. Lê Hồng Sơn
B. Hồ Tùng Mậu
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Nguyễn Ái Quốc và nhóm sinh viên Trung Quốc
-
Câu 21:
Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời". Bài nào của Hồ Chí Minh có đoạn văn này:
A. "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"
B. "Sửa đổi lối làm việc"
C. "Bài nói chuyện tại trường Chính trị trung cấp quân đội"
D. a và b đúng
-
Câu 22:
Cuốn sách "Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc"do Nguyễn Ái Quốc làm chủ biên được viết bằng tiếng gì?
A. Tiếng Pháp
B. Tiếng Nga
C. Tiếng Anh
D. Tiếng Trung Quốc
-
Câu 23:
Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người ……….". Chọn một phương án đúng điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Hồ Chí Minh tại Đại hội các chiến sĩ thi đua toàn quốc ngày1/5/1952:
A. Tích cực nhất
B. Yêu nước nhất
C. Xứng đáng nhất
D. Đáng khen nhất
-
Câu 24:
Cuốn sách "Trung Quốc và thanh niêm Trung Quốc" do Nguyễn Ái Quốc làm chủ biên lần đầu tiên được dịch ra bằng tiếng nước nào?
A. Trung Quốc
B. Anh
C. Nga
D. Tiếng Việt Nam
-
Câu 25:
“Chi có tầng lớp sinh viên là có thể nghe thấy những hồi âm của phong trào cách mạng ở phương Tây. Chỉ có họ mới có thể nhìn thấy, suy ngẫm, so sánh và hiểu vấn đề. Vì vậy, họ là những người đầu tiên tham gia đấu tranh". Nguyễn Ái Quốc viết điều đó trong tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường Kách mệnh
C. Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc
D. Lênin và Phương Đông