1000+ câu trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
Bộ 1000+ câu trắc nghiệm ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án mới nhất giúp bạn ôn thi đạt kết quả cao. Hệ thống luyện thi trắc nghiệm online theo từng phần hoặc chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn cho phép các bạn làm quen với hình thức thi đồng thời vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả một cách nhanh chóng.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát hiện một đáp án viết sai về con đường đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh?
A. Trên hành trình tìm đường cứu nước ở lứa tuổi 20, điều mà Nguyễn ái Quốc muốn biết hơn cả khi tham gia các cuộc thảo luận là Quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa
B. Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã hoàn thiện cho mình bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, nhờ đó khi tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin không rơi vào giáo điều, sao chép
C. Ngay từ đầu, chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn ái Quốc tin theo chủ nghĩa Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba
D. Nguyễn ái Quốc tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phương pháp nhận thức macxít, đồng thời theo lối “đắc ý, vong ngôn” của văn hóa phương Đông.
-
Câu 2:
Tìm luận điểm viết sai tư tưởng Hồ Chí Minh trong tài liệu ‘‘Báo cáo về Bắc kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ’’?
A. Đấu tranh giai cấp không diễn ra gay gắt và quyết liệt giống như ở phương Tây
B. Xung đột quyền lợi của họ giảm thiểu
C. Chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc
D. Đối với phương Đông, trong đó có Việt Nam, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trên hết, trước hết
-
Câu 3:
Tìm luận điểm của Hồ Chí Minh trong các đáp án sau?
A. Mỗi một người phải nhớ rằng có độc lập mới tự lập, có tự cường mới tự do
B. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoàn bình, độc lập và phát triển
C. Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
D. Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
-
Câu 4:
Tìm luận điểm thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin được thể hiện trong tài liệu “Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ”?
A. Nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa
B. Xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được
C. Mai đây, khi CNTB phương Tây làm thay đổi phương Đông thì đấu tranh giai cấp ở đó có trở nên quyết liệt hay không? Đại thể là có, nếu xét gương của Nhật Bản
D. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được
-
Câu 5:
Chỉ ra luận điểm chứng tỏ Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa về sự cần thiết phải phát triển kinh tế tư nhân?
A. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước (1924)
B. Chúng tôi chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển. Mà chỉ có độc lập thì tư bản Việt Nam mới phát triển (1947)
C. Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn lâu dài
D. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ
-
Câu 6:
Tìm luận điểm của Hồ Chí Minh xác định cơ sở cơ bản để thực hiện đại đoàn kết dân tộc?
A. Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác
B. Bất kỳ là ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.
C. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ
D. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta… nên ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc
-
Câu 7:
Tìm luận điểm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?
A. Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường
B. Chính phủ đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc
C. Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân
D. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh.
-
Câu 8:
Tìm luận điểm thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về ‘‘độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”?
A. Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường
B. Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì
C. Chính phủ đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc
D. Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân
-
Câu 9:
Tìm luận điểm thể hiện tình cảm nhân văn Hồ Chí Minh?
A. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành
B. Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài
C. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân
D. Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng, và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi
-
Câu 10:
Tìm luận điểm của Hồ Chí Minh xác định vai trò của đạo đức đối với người cách mạng?
A. Đạo đức cũ là đạo đức thủ cựu, nó vì danh vọng của cá nhân
B. Đạo đức mới là vĩ đại, nó vì sự nghiệp chung của dân tộc, của loài người
C. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
D. Người có 4 tính (cần, kiệm, liêm, chính). Thiếu một tính không thành người
-
Câu 11:
Tìm luận điểm thể hiện quan niệm của Hồ Chí Minh về nghĩa rộng của chữ Cần?
A. Người siêng học tập thì mau biết
B. Người siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến
C. Người siêng làm thì nhất định thành công
D. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu
-
Câu 12:
Tìm luận điểm thể hiện quan niệm mới của Hồ Chí Minh về chữ Liêm?
A. Liêm là trong sạch, không tham lam
B. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp
C. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm
D. Ngày nay, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn, là mọi người đều phải Liêm
-
Câu 13:
Chỉ ra ý kiến của Hồ Chí Minh về giáo dục con người?
A. Bản chất con người vốn thiện nên chủ trương đức trị, coi trọng biện pháp giáo dục
B. Bản chất con người vốn tính ác nên chủ trương pháp trị
C. Bản chất con người vốn thiện vì do Chúa sinh ra nên khuyến khích cuộc sống tâm linh hướng thiện
D. Trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân để phần xấu mất dần đi.
-
Câu 14:
Trong các biện pháp thực hiện chữ Liêm mà Hồ Chí Minh đã nêu, biện pháp nào là đòi hỏi bức xúc nhất của nhân dân và nhà nước ta hiện nay?
A. Tuyên truyền và kiểm soát. Giáo dục và phát luật từ trên xuống, từ dưới lên
B. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì
C. Dân phải biết quyền hạn của mình, biết kiểm soát cán bộ để giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm
D. Cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân
-
Câu 15:
Hãy chỉ ra nhận định chứng tỏ Hồ Chí Minh tiếp nhận giá trị tích cực của Nho giáo?
A. Trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng
B. Tư tưởng của Khổng Tử chỉ thích hợp với một xã hội bình yên không bao giờ thay đổi
C. Tuy Khổng Tử là phong kiến song những điều hay trong học thuyết của ông thì ta nên học
D. Khổng Tử là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức
-
Câu 16:
Tìm luận điểm Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Chính phủ là công bộc của dân
B. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
C. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
D. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra
-
Câu 17:
Phẩm chất thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào thể hiện đức tính nào?
A. Nhân
B. Nghĩa
C. Trí
D. Dũng
-
Câu 18:
Phẩm chất ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói thể hiện đức tính nào?
A. Nhân
B. Nghĩa
C. Trí
D. Dũng
-
Câu 19:
Phẩm chất đầu óc trong sạch, sáng suốt, không mùa quáng, biết xem người, biết xét việc thuộc đức tính nào?
A. Nhân
B. Nghĩa
C. Trí
D. Dũng
-
Câu 20:
Phẩm chất dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại vinh hoa, phú quý không chính đáng ; không bao giờ rụt rè, nhút nhát thuộc đức tính nào?
A. Nhân
B. Nghĩa
C. Trí
D. Dũng
-
Câu 21:
Phẩm chất không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình thuộc đức tính nào?
A. Nghĩa
B. Trí
C. Dũng
D. Liêm
-
Câu 22:
Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai : siêng học tập, siêng nghĩ ngợi, siêng làm, siêng hoạt động… thuộc đức tính nào?
A. Cần
B. Kiệm
C. Liêm
D. Chính
-
Câu 23:
Phẩm chất không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng là thuộc đức tính nào?
A. Cần
B. Kiệm
C. Liêm
D. Chính
-
Câu 24:
Phẩm chất trong sạch, không tham lam, không đục khoét dân, không trộm của công làm của tư thể hiện đức tính nào?
A. Cần
B. Kiệm
C. Liêm.
D. Chính
-
Câu 25:
Tìm đáp án thể hiện lý tưởng nhân văn Hồ Chí Minh?
A. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi
B. Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi
C. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi
D. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi cái ác, chứ không phải đập cho tơi bời