244 câu trắc nghiệm Luật bảo hiểm
Với hơn 245 câu hỏi trắc nghiệm Luật bảo hiểm (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quy định sử dụng bảo hiểm, quy định mức trợ cấp, chế độ của bảo hiểm... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được thực hiện?
A. Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này
B. Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
C. Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
D. Có từ đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
-
Câu 2:
Người sử dụng lao động hằng tháng không phải đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong trường hợp nào sau đây?
A. 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
B. 1% quỹ dự phòng tài chính
C. 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
D. 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
-
Câu 3:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm chế độ nào sau đây?
A. Ốm đau
B. Thai sản
C. Cưới hỏi
D. Hưu trí
-
Câu 4:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc không bao gồm chế độ nào sau đây?
A. Trợ cấp ốm đau
B. Trợ cấp thất nghiệp
C. Hỗ trợ học nghề
D. Hỗ trợ tìm việc làm
-
Câu 5:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tự nguyện bao gồm chế độ nào sau đây?
A. Ốm đau
B. Hưu trí; Tử tuất
C. Thai sản
D. Tai nạn
-
Câu 6:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
B. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
C. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội
D. Hợp tác quốc tế về kinh doanh bảo hiểm
-
Câu 7:
Cơ quan nào sau đây không phải là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?
A. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
B. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
C. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
D. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ
-
Câu 8:
Các hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội?
A. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội
B. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
C. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
D. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích
-
Câu 9:
Tổ chức bảo hiểm xã hội không được thực hiện quyền nào sau đây?
A. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội đúng quy định
B. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật
C. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
D. Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội
-
Câu 10:
Tổ chức bảo hiểm xã hội không có các trách nhiệm sau đây?
A. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
B. Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này
C. Không tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn
D. Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động
-
Câu 11:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào?
A. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi lăm ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi
B. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
C. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi
D. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là mười ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi
-
Câu 12:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, người lao động không được hưởng chế độ thai sản khi thuộc trường hợp nào sau đây?
A. Lao động nữ sinh con
B. Lao động nữ mang thai
C. Người lao động nhận nuôi con nuôi trên bốn tháng tuổi
D. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản
-
Câu 13:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ khi khám thai được quy định như thế nào?
A. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai bảy lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
B. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai chín lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
C. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai
D. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ ba ngày cho mỗi lần khám thai
-
Câu 14:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định như sau?
A. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
B. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
C. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
D. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 02 tháng
-
Câu 15:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc trường hợp sau đây?
A. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
B. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
C. Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
D. Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong ngày được nghỉ lễ, tết
-
Câu 16:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, phạm vi nào sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật bảo hiểm xã hội?
A. Chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
B. Tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội
C. Thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
D. Bảo hiểm tiền gửi
-
Câu 17:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, không bao gồm đối tượng nào sau đây?
A. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên
B. Cán bộ, công chức, viên chức
C. Công nhân quốc phòng, công nhân công an
D. Người mất năng lực hành vi dân sự
-
Câu 18:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội là gì?
A. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết
B. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
C. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
D. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
-
Câu 19:
Theo pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
A. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, để hưởng bảo hiểm xã hội
C. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội
D. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng
-
Câu 20:
Trường hợp nào người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà không được hưởng lương hưu trong các trường hợp sau đây?
A. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
B. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
C. Người lao động chết
D. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò