244 câu trắc nghiệm Luật bảo hiểm
Với hơn 245 câu hỏi trắc nghiệm Luật bảo hiểm (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quy định sử dụng bảo hiểm, quy định mức trợ cấp, chế độ của bảo hiểm... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong rủi ro hai tầu đâm va nhau cùng có lỗi, chủ hàng đã mua bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường các khoản tiền sau:
A. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường hết
B. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường
C. Khoản tiền phải trả cho chủ tàu chuyên chở
D. Tất cả các khoản trên
-
Câu 2:
Trong hành trình chuyên chở, hàng A bốc cháy do đi qua vùng biển có khí hậu khô làm cháy lây sang lô hàng B, trách nhiệm của người bảo hiểm hàng hoá đối với hai lô hàng này là:
A. Bồi thường cho cả hai
B. Bồi thường cho lô hàng A
C. Bồi thường cho lô hàng B
D. Không bồi thường cho lô hàng nào cả.
-
Câu 3:
Người bảo hiểm không có quyền thay thế máy bay (trong trường hợp máy bay tổn thất toàn bộ) khi hợp đồng bảo hiểm được ký dựa trên:
A. Giá trị bảo hiểm
B. Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm
C. Giá trị thoả thuận
D. Không câu nào đúng
-
Câu 4:
Hợp đồng bảo hiểm sẽ hết hạn hiệu lực cho dù hàng đã vào kho hay chưa sau … ngày kể từ ngày hàng được dỡ ra khỏi máy bay.
A. 60 ngày
B. 45 ngày
C. 30 ngày
D. 15 ngày
-
Câu 5:
Trong hành trình hàng không, do máy bay bị sự cố, hành khách kịp thoát ra ngoài trước khi máy bay bị nổ, theo bạn người được bảo hiểm được khiếu nại đòi bồi thường tổn thất đối với:
A. Hàng hoá, hành lý và tư trang
B. Hàng hoá và hành lý
C. Hành lý và tư trang
D. Không câu nào đúng
-
Câu 6:
Trong các loại hình bảo hiểm sau, loại hình bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?
A. Thân máy bay
B. TNDS đối với người thứ ba
C. TNDS đối với hàng hoá, hành lý, tư trang và hành khách
D. TNDS của chủ sân bay và người điều hành bay
-
Câu 7:
Khi mua bảo hiểm đâm va với mức 4/4 trách nhiệm đâm va tại hội bảo hiểm P&I, người được bảo hiểm sẽ được bảo hiểm thân tàu và hội P&I bồi thường đến:
A. 4/4 trách nhiệm đâm va
B. 7/4 trách nhiệm đâm va
C. 3/4 trách nhiệm đâm va
D. Tuỳ từng trường hợp
-
Câu 8:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường và đã đóng BHXH đủ 20 năm là bao nhiêu ngày:
A. Ba mươi ngày.
B. Bốn mươi ngày.
C. Năm mươi ngày.
-
Câu 9:
Điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
A. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
B. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
C. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 10 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
D. Lao động nữ đang tham gia BHXH.
-
Câu 10:
Mức suy giảm khả năng lao động tối thiểu là bao nhiêu (%) thì mới được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng:
A. 21%
B. 31%
C. 5%
-
Câu 11:
Thời gian hưởng chế độ khi con dưới 3 tuổi ốm đau trong một năm tối đa là:
A. 15 ngày.
B. 20 ngày.
C. 25 ngày.
-
Câu 12:
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo qui định của Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm với thời gian tối thiểu là:
A. 5 ngày.
B. 12 ngày.
C. 15 ngày.
-
Câu 13:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi người bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
A. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
B. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
C. Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
D. Cả 3 trường hợp trên.
-
Câu 14:
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động được nghỉ với thời gian là:
A. Đặt vòng tránh thai: 5 ngày; Triệt sản: 10 ngày.
B. Đặt vòng tránh thai: 7 ngày; Triệt sản: 15 ngày.
C. Đặt vòng tránh thai: 10 ngày; Triệt sản: 15 ngày
-
Câu 15:
Điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau?
A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế; Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận của cơ sở y tế.
B. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác.
C. Có con dưới mười tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận của cơ sở y tế.
-
Câu 16:
Mức trợ cấp một lần khi nữ CNVC – LĐ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi là bao nhiêu?
A. Một tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.
B. Hai tháng lương tối thiểu chung.
C. Hai tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.
-
Câu 17:
Chọn đáp án đúng nhất: Đối tượng nào sau đây phải tham gia BHYT bắt buộc?
A. Học sinh, sinh viên
B. Cán bộ, công chức
C. Cả a và b
-
Câu 18:
Khi mua hàng theo điều kiện CIF Incoterms 2000, người có lợi ích bảo hiểm là:
A. Người xuất khẩu
B. Người nhập khẩu
C. Tuỳ từng thời điểm
D. Không câu nào đúng
-
Câu 19:
Trong các loại hình bảo hiểm sau, loại hình bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?
A. Thân máy bay
B. TNDS đối với người thứ ba
C. TNDS đối với hàng hoá, hành lý, tư trang và hành khách
D. TNDS của chủ sân bay và người điều hành bay
-
Câu 20:
Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm hàng hoá theo QTC1990 là:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 1 năm có thể thoả thuận kéo dài
D. 2 năm có thể thoả thuận kéo dài
-
Câu 21:
Đối tượng nào được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
A. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên
B. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 15 lao động trở lên
C. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 20 lao động trở lên
D. Tất cả người lao động
-
Câu 22:
Bảo hiểm xã hội:
A. Là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh.
B. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
C. Là Bảo hiểm đa dạng về loại hình
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
A. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí
B. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất
C. Hưu trí, tử tuất d. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
A. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí
B. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất
C. Hưu trí, tử tuất
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người lao động:
A. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
B. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%
C. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
D. Cả a,b,c đều sai