270+ câu trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một bước quan trọng trong trong thiết kế đường hầm là xây dựng đường khuôn hầm. Hãy cho biết khuôn hầm là gì?
A. Là ván khuôn của vỏ hầm.
B. Là tĩnh không trong hầm.
C. Là đường cong viền kín bề mặt bên trong của vỏ hầm
D. Là khổ giới hạn trong đường hầm
-
Câu 2:
Vỏ hầm đường bộ hình móng ngựa được xây dựng từ loại đường cong nào sau đây?
A. Nửa đường tròn phần vòm và hai đoạn tường thẳng.
B. Đường cong 3 tâm.
C. Đường cong 5 tâm
D. Quá nửa đường tròn bán kính R
-
Câu 3:
Hầm thoát hiểm bố trí khi hầm đường bộ có chiều dài L tối thiểu là bao nhiêu?
A. >300m
B. >700m
C. \(\ge\) 1000m
D. \(\ge\) 1500m
-
Câu 4:
Sức kháng cắt danh định của dầm bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước bao gồm những thành phần nào?
A. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt thép đai thường Vs và cốt thép đai dự ứng lực Vp.
B. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt đai thường Vs và của cốt dự ứng lực kéo xiên Vp.
C. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt đai thường nằm trong phạm vi vết nứt xiên góc \({\theta ^0}\)và phân lực thẳng đứng của cốt thép dự ứng lực kéo xiên Vp
D. Trị số nhỏ nhất của: Vc phụ thuộc \(\beta\)+Vs trong vết nứt xiên \({\theta ^0}\) + Vp và Vc không phụ thuộc \(\beta\) + Vp
-
Câu 5:
Mục đích của việc tính các mất mát ứng suất trước trong trong cốt thép dự ứng lực.
A. Để xác định lực căng kéo cốt thép và các hiệu ứng do căng kéo.
B. Để xác định ứng suất có hiệu tác dụng lên bê tông.
C. Để xác định ứng suất kéo trong cốt thép ứng suất trước.
D. Để xác định sức kháng uốn của dầm.
-
Câu 6:
Mất mát ứng suất tức thời là những dạng mất mát nào?
A. Là những mất mát ứng suất xảy ra ngay tại thời điểm căng kéo.
B. Là những mất mát xảy ra sau thời điểm căng kéo
C. Là những mất mát xảy ra ngay tại thời điểm truyền lực căng lên bê tông.
D. Là những mất mát xảy ra ngay sau thời điểm truyền lực căng lên bê tông.
-
Câu 7:
Chiều sâu nước trước bến được tính từ:
A. Mực nước 0 Hải đồ đến cao độ đáy bến;
B. Mực nước 0 Hải đồ đến cao độ đáy chạy tàu;
C. Mực nước thấp thiết kế đến cao độ đáy bến;
D. Mực nước thấp thiết kế đến cao độ đáy chạy tàu
-
Câu 8:
Khoảng cách lề dừng đỗ khẩn cấp trong hầm đường bộ là bao nhiêu mét khi có hai hầm đơn chạy song song nhau.
A. 500m
B. 600m
C. 700m
D. 750m
-
Câu 9:
Đoạn mở rộng của đường hầm có lề dừng đỗ khẩn cấp được vuốt nối với đoạn không mở rộng như thế nào?
A. Mở giật cấp 900
B. Mở rộng dần trên chiều dài đoạn chuyển tiếp 10m.
C. Mở rộng dần trên đoạn chuyển tiếp 12m.
D. Mở rộng dần trên đoạn chuyển tiếp 15m
-
Câu 10:
Khoảng cách giữa các hầm ngang thoát hiểm trong hầm đường bộ dành cho người là bao nhiêu?
A. 200m
B. 300m
C. 400m
D. 500m
-
Câu 11:
Độ dốc dọc trong hầm đường bộ tối đa là bao nhiêu?
A. 5%
B. 4%
C. 3%
D. 2%
-
Câu 12:
Khi phải bố trí hầm đường bộ nằm trên đường cong thì đường cong có bán kính tối thiểu là bao nhiêu?
A. 150m
B. 200m
C. 250m
D. 300m
-
Câu 13:
Hai đoạn đường sắt nằm ở phía ngoài của hai cửa hầm đường sắt có độ dốc bằng độ dốc trong hầm có chiều dài bao nhiêu?
A. Bằng 1,5 lần chiều dài tính toán của đoàn tầu.
B. Bằng 1,25 lần chiều dài tính toán của đoàn tầu
C. Bằng chiều dài tính toán của đoàn tầu
D. Bảng 0,75 chiều dài tính toán của đoàn tầu
-
Câu 14:
Hãy chọn giải pháp thoát nước áp dụng cho hầm chui:
A. Bằng rãnh thoát nối với hệ thống thoát nước thành phố
B. Bằng giếng tụ và trạm bơm.
C. Bằng giếng khoan thu nước
D. Bằng máy bơm tự động lắp trực tiếp vào rãnh dọc
-
Câu 15:
Theo phân cấp kỹ thuật đường sắt Việt Nam thì đường sắt cao tốc và cận cao tốc:
A. Chỉ dành riêng cho vận tải hành khách
B. Chỉ dành cho vận tải hàng hóa
C. Dành cho vận tải hành khách là chủ yếu
D. Dành cho vận tải cả hàng hóa và hành khách
-
Câu 16:
Trường hợp nào đường sắt được phép thiết kế giao cắt cùng mức với các đường bộ?
A. Đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm
B. Đường sắt cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm và cấp 3 khổ 1435 mm
C. Đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000mm và khổ 1435 mm
D. Không trường hợp nào được phép thiết kế giao cắt cùng mức với đường bộ
-
Câu 17:
Tốc độ thiết kế tương ứng của đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm không được vượt quá trị số nào sau đây?
A. 150, 120, 70 km/h
B. 120, 100, 60 km/h
C. 120,100, 60 km/h
D. 110, 80, 50 km/
-
Câu 18:
Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A2 ( bê tông nhựa nguội, trên có láng mặt, thấm nhập nhựa, láng nhựa) thì quy định nào đúng trong các phương án sau:
A. 20% số khe hở dưới 3mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm.
B. 30% số khe hở dưới 3mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm
C. 40% số khe hở dưới 3mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm
D. Tất cả phải dưới 10 mm.
-
Câu 19:
Khi đắp nền đường trên đất yếu phải sử dụng lớp đệm cát để thoát nước ngang. Trong các trường hợp sau trường hợp nào phải dùng tầng đệm cát:
A. Trường hợp đắp trực tiếp trên đất yêu
B. Trường hợp đào một phần hay toàn bộ tầng đất yếu
C. Sử dụng giếng cát hay bấc thấm thoát nước thẳng đứng
D. Tất cả 3 trường hợp trên
-
Câu 20:
Ảnh hưởng của hiện tượng co ngót và từ biến đến ứng xử của dầm bê tông dự ứng lực được xét đến trong thiết kế như thế nào?
A. Tính các mất mát ứng suất trước.
B. Tính các mất mát ứng suất và độ võng tĩnh của dầm.
C. Tính các mất mát ứng suất và phân phối lại nội lực trong dầm.
D. Không gây ảnh hưởng đến dầm vì là hệ tĩnh định.
-
Câu 21:
Trường hợp nào sức kháng uốn danh định của dầm thép liên hợp lấy bằng mô men dẻo Mp.
A. Tiết diện dầm thép đáp ứng yêu cầu mặt cắt đặc chắc.
B. Bản bụng đặc chắc, bản cánh chịu nén được giằng liên kết và kích thước dầm đảm bảo tỉ lệ Dp/D’ \(\le\) 1.
C. Bản bụng đặc chắc và kích thước dầm đảm bảo tỉ lệ Dp/D’ \(\le\)1.
D. Bản bụng và bản cánh chịu nén đặc chắc,bản cánh chịu nén được giằng liên kết, kích thước dầm đảm bảo tỉ lệ Dp/D’ \(\le\) 1
-
Câu 22:
Hãy cho biết nguyên lý tính mô men chảy My và mô men dẻo Mp giống nhau hay khác nhau?
A. Giống nhau vì đều là tổng các mô men tác dụng riêng lẻ của các phần so với trục trung hòa.
B. Khác nhau vì My = Fy*Sn còn Mp =\(\sum\)Pidi
C. Khác nhau vì My = MDC + MDW + MAD còn Mp=\(\sum\)Pidi
D. Giống nhau vì cả hai loại mô men đều tính theo ba thành phần M = MDC + MDW + \(\sum\)Pidi, chỉ khác nhau ở vị trí trục trung hòa.
-
Câu 23:
Tốc độ thiết kế của đường sắt cao tốc và cận cao tốc tương ứng không được vượt quá giá trị nào sau đây?
A. 400 và 300 km/h
B. 350 và 250 km/h
C. 350 và 200 km/h
D. 300 và 200 km/h
-
Câu 24:
Trong trường hợp thông thường, độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?
A. 30 – 25 – 12 – 18 – 25 (0/00)
B. 25 – 30 – 12 – 25 – 30 (0/00)
C. 25 – 25 – 12 – 18 – 25 (0/00)
D. 30 – 30 – 18 – 25 – 30 (0/00)
-
Câu 25:
Trong trường hợp thông thường, độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?
A. 12 – 15 – 18 (0/00)
B. 12 – 18 – 25 (0/00)
C. 12 – 25 – 30 (0/00)
D. 18 – 25 – 30 (0/00)