270+ câu trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi khảo sát lập thiết kế kỹ thuật tuyến đường, quy định phải đo dài tổng quát để đóng các coc H, cọc Km, quy định sai số cho phép hai lần đo fl = 1/ a. L,. fl sai số tính bằng mét, L chiều dài đo tính bằng mét, a giá trị cho dưới đây. Trong các phương án đưa ra chọ phương án đúng.
A. fl = 1/ 100. L
B. fl = 1/ 500. L
C. fl = 1/ 1000. L
D. fl = 1/ 1500. L
-
Câu 2:
Khi khảo sát lập thiết kế kỹ thuật tuyến đường, quy định phải đo dài chi tiết để đóng các coc, chỉ cần đo một lần khớp vào H, cọc Km, quy định sai số cho phép fl = 1/ a. L,. fl sai số tính bằng mét, L chiều dài đo tính bằng mét, a giá tri cho dưới đây. Trong các phương án đưa ra chọ phương án đúng.
A. fl = 1/ 100. L
B. fl = 1/ 500. L
C. fl = 1/ 1000. L
D. fl = 1/ 1500. L
-
Câu 3:
Hãy cho biết có mấy loại mối nối giữa các cấu kiện lắp ghép của vỏ hầm BTCT đường hầm Metro thi công theo công nghệ TBM?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
-
Câu 4:
Các neo đinh liên kết trong dầm liên hợp được bố trí như thế nào trên mặt dầm thép?
A. Bố trí thành hai hàng và theo từng nhóm, khoảng cách đinh trong nhóm bằng 6 lần đường kính đinh.
B. Bố trí thành hai hàng chạy suốt chiều dài dầm theo bước đinh đều nhau bằng chiều dài dầm/số lượng đinh n.
C. Bố trí thành hai hàng chạy suốt chiều dài dầm, bước đinh bố trí giảm dần từ giữa nhịp về hai phía đầu dầm theo giá trị lực cắt mỏi.
D. Bố trí thành hai hàng chạy suốt chiều dài dầm theo bước đinh \(\ge \) 600mm.
-
Câu 5:
Sức kháng cắt của dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép bao gồm những thành phần nào?
A. Sức kháng cắt của tiết diện dầm thép và sức kháng cắt của cốt thép bản mặt cầu.
B. Sức kháng cắt của dầm thép không xét bản bê tông.
C. Sức kháng cắt của bản bụng dầm thép.
D. Sức kháng cắt của bản bụng được tăng cường
-
Câu 6:
Sức kháng kéo của các thanh trong giàn thép được lấy theo tiết diện nào?
A. Tiết diện nguyên kéo chảy.
B. Tiết diện thực kéo đứt.
C. Tiết diện thực kéo đứt nhân với hệ số triết giảm
D. Giá trị nhỏ hơn giữa hai cách tính: tiết diện nguyên kéo chảy và tiết diện thực kéo đứt nhân với hệ số triết giảm
-
Câu 7:
Hãy cho biết đặc điểm của tải trọng để tính mỏi trong cầu thép?
A. Hoạt tải lấy bằng 0,75 hoạt tải tiêu chuẩn.
B. Cự li giữa hai trục bánh sau của xe tải thiết kế lấy bằng 9000mm.
C. Khi tính mỏi cho bản bụng hoạt tải lấy bằng 1,5 hoạt tải tiêu chuẩn.
D. Chỉ xét hoạt tải LL ( 1+IM) với hệ số tải trọng 0,75 và cự li trục bánh nặng 9,0m đồng thời có xét lưu lượng xe tải/ngày.
-
Câu 8:
Sức kháng của bu lông cường độ cao trong liên kết thép được xét như thế nào?
A. Tính theo sức kháng cắt
B. Tính theo sức kháng trượt do ma sát
C. Tính theo sức kháng kéo
D. Tính theo sức kháng ép mặt.
-
Câu 9:
Đối với đường sắt làm mới hoặc cải tạo, sai lệch cho phép về độ cao mặt ray so với tiêu chuẩn quy định là bao nhiêu đối với khổ đường 1000 mm và 1435 mm?
A. 4 mm đối với khổ đường 1000 mm và 3 mm đối với khổ đường 1435 mm
B. 3 mm đối với khổ đường 1000 mm và 4 mm đối với khổ đường 1435 mm
C. 4 mm đối với cả hai khổ đường 1000 mm và 1435 mm
D. 3 mm đối với cả hai khổ đường 1000 mm và 1435 mm
-
Câu 10:
Khẩu độ thoát nước dùng trong thiết kế cầu là gì?
A. Là chiều rộng mặt nước của sông tại mức nước cao nhất.
B. Là tổng các chiều rộng mặt thoáng dưới cầu tính theo mức nước cao nhất.
C. Là khoảng cách thông thủy giữa hai mố cầu tính theo mức nước cao nhất.
D. Là chiều rộng mặt nước của sông tại mức nước lũ lịch sử.
-
Câu 11:
Chiều cao đáy dầm của kết cấu nhịp cầu vượt sông được xác định như thế nào?
A. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn mực nước cao nhất (MNCN) 0,5m.
B. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 0,7m.
C. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 0,7m đối với sông có cây trôi và 0,5m đối với sông không có cây trôi.
D. Điểm thấp nhất của đáy dầm cao hơn MNCN 1,0 m đối với sông có cây trôi và 0,5m đối với sông không có cây trôi.
-
Câu 12:
Cao độ đáy dầm của cầu vượt qua đường bộ xác định như thế nào?
A. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.
B. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ + 25mm
C. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ + độ lún và độ võng của cầu.
D. Bằng cao độ mặt đường dưới cầu + chiều cao của khổ giới hạn theo Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ + độ lún và độvõngcủa cầu nếu độ lún và độ võng >25mm.
-
Câu 13:
Kiểm toán kết cấu áo đường mềm đối với mặt đường cấp cao A1 phải kiểm toán theo các thái giới hạn nào?
A. Kiểm toán cường độ chung kết cấu.
B. Kiểm toán cắt trượt nền đất
C. Kiểm toán ứng suất kéo uốn của lớp mặt bê tông nhựa
D. Kiểm toán tất cả trạng thái giới hạn nêu trên
-
Câu 14:
Khi thiết kế mặt đường bê tông nhựa, phải kiểm tra cường độ kéo uốn lớp bê tông nhựa, vị trí kiểm tra là đâu trong các phương án sau?
A. Kiểm tra tại mặt trên lớp bê tông nhựa
B. Kiểm tra tại vị trí giữa lớp bê tông nhựa
C. Kiểm tra tại vị trí 2/3 từ mặt bê tông nhựa
D. Kiểm tra tại vị trí đáy lớp bê tông nhựa
-
Câu 15:
Nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp êm thuận, không gây ra” xóc” mạnh cho xe chạy qua đoạn chuyển tiếp thì độ bằng phẳng theo dọc tim đường S (S là độ dốc dọc giữa hai điểm trên mặt đường theo phương dọc theo tim đường do sự chênh lệch lún của hai điểm đó) giữa đường và cầu đối với đường cao tốc có vận tốc thiết kế 100 và 120 km/h là bao nhiêu trong các giá trị sau:
A. Độ bằng phằng S ≤ 1/150
B. Độ bằng phằng S ≤ 1/175
C. Độ bằng phằng S ≤ 1/200
D. Độ bằng phằng S ≤ 1/250
-
Câu 16:
Bề rộng mặt nền đường sắt được nới rộng trong trường hợp nào?
A. Trong phạm vi đường cong
B. Phạm vi trên cầu, trong hầm
C. Trong ga
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 17:
Tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường sắt trên đường sắt lồng khổ 1435 mm với khổ 1000 mm là tiêu chuẩn nào?
A. Tiêu chuẩn riêng dành cho đường sắt lồng
B. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1000 mm
C. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1435 mm
D. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường có số lượng tàu khai thác nhiều hơn
-
Câu 18:
Sự khác nhau giữa các loại neo đá sử dụng để chống đỡ đường hang trong đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống và đường hầm thi công theo phương pháp NATM?
A. Khác nhau về cấu tạo.
B. Khác nhau về sơ đồ làm việc.
C. Khác nhau về tuổi thọ.
D. Khác nhau về vai trò của kết cấu.
-
Câu 19:
Nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp êm thuận, không gây ra” xóc” mạnh cho xe chạy qua đoạn chuyển tiếp thì độ bằng phẳng theo dọc tim đường S (S là độ dốc dọc giữa hai điểm trên mặt đường theo phương dọc theo tim đường do sự chênh lệch lún của hai điểm đó) giữa đường và cầu đối với đường cấp I- IV có vận tốc thiết kế 80 km/h là bao nhiêu trong các giá trị sau:
A. Độ bằng phằng S ≤ 1/125
B. Độ bằng phằng S ≤ 1/150
C. Độ bằng phằng S ≤ 1/ 175
D. Độ bằng phằng S ≤ 1/200
-
Câu 20:
Khi xác định lưu lượng xe tính toán để xác định Eyc mặt đường phải xét đến hệ số ảnh hưởng của số làn xe. Trong trường hợp đường có 4 làn xe có dải phân cách giữa thì hệ số phân phối trục xe f chọn là bao nhiêu? Trong các trường hợp sau:
A. Hệ số f = 1
B. Hệ số f = 0,55
C. Hệ số f = 0,35
D. Hệ số f = 0,3
-
Câu 21:
Mức nước thông thuyền dưới cầu được xác định như thế nào?
A. Là mức nước trung bình trong năm.
B. Là mức nước lũ tính với tần suất 15 năm xảy ra một lần.
C. Là mức nước lũ tính với tần suất 10%
D. Là mức nước lũ tính với tần suất 5%
-
Câu 22:
Độ võng cho phép đối với tất cả các loại kết cấu nhịp cầu là bao nhiêu?
A. L/800 đối với tất cả các loại cầu.
B. L/800 đối với cầu đường sắt và L/400 đối với cầu đường bộ.
C. L/600 đối với cầu đường sắt và L/400 đối với cầu đường bộ.
D. L/600 đối với cầu đường sắt và L/250 đối với cầu đường bộ
-
Câu 23:
Để đảm bảo thoát nước khỏi mặt cầu, hệ thống ống thoát nước phải đáp ứng những yêu cầu gì?
A. 1m2 mặt cầu ít nhất có 4cm2 diện tích ống thoát.
B. 1m2 mặt cầu ít nhất có 4cm2 diện tích ống thoát và đường kính trong của ống thoát Dtr \(\ge\) 150mm
C. 1m2 mặt cầu ít nhất có 1cm2 diện tích ống thoát, đường kính trong của ống Dtr \(\ge\)90mm và cự ly giữa các ống thoát \(\ge\) 10m/ống.
D. 1m2 mặt cầu ít nhất có 1cm2 diện tích ống thoát, đường kính trong của ống Dtr \(\ge\)100mm và cự ly giữa các ống thoát \(\ge\) 15m/ống.
-
Câu 24:
Tải trọng làn thiết kế khi tính cho bản mặt cầu được lấy giá trị là bao nhiêu?
A. 9,3kN/m
B. 3,1 kN/m
C. 2,9 kN/m
D. 2,7 kN/m
-
Câu 25:
Bản bê tông mặt cầu của cầu dầm được phép tính theo phương pháp gần đúng bằng cách chia thành các dải bản tương đương. Chiều rộng của dải bản tương đương cầu dầm bê tông được lấy bằng bao nhiêu?
A. 1000mm
B. 1800mm
C. 660+ 0,55s tại mặt cắt giữa nhịp và 1220+0,25s tại mặt cắt tim dầm.
D. Khoảng cách giữa hai dầm chủ s (mm).