290 câu trắc nghiệm môn Luật Du lịch

Chia sẻ hơn 290 câu hỏi trắc nghiệm Luật Du lịch dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!

290 câu
530 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, căn hộ du lịch được hiểu là gì?


    A. Là căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.


    B. Là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê. Người cho thuê phục vụ nhu cầu cần thiết cho khách trong thời gian lưu trú.


    C. Là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi chỉ dành riêng cho khách du lịch thuê. Khách không được tự phục trong thời gian lưu trú.


    D. Là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi chỉ dành riêng cho khách du lịch thuê. Khách không được tự phục vụ trong thời gian lưu trú.


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, bãi cắm trại du lịch được hiểu là gì?


    A. Là khu vực đất đã quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có cơ sở vật chất du lịch, có dịch vụ phục vụ khách cắm trại.


    B. Là khu vực đất đã quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp dành riêng cho khách du lịch cắm trại.


    C. Là khu vực đất có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ cho khách du lịch cắm trại.


    D. Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.


  • Câu 3:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, nhà nghỉ du lịch được hiểu là gì?


    A. Là cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị phục vụ khách du lịch nhưng không có phương tiện phòng cháy nổ.


    B. Là cơ sở lưu trú có tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch nhưng không phải là khách sạn.


    C. Là cơ sở lưu trú có trang thiết bị phục vụ khách du lịch nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.


    D. Là cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được hiểu là gì?


    A. Là nơi sinh sống của người sở hữu, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú.


    B. Là nơi sinh sống của người sử dụng hợp pháp, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú.


    C. Nhà ở có khu vục được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú. Khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.


    D. Là nơi sinh sống của người sử dụng hợp pháp, có tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú.


  • Câu 5:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo các quy định nào?


    A. Theo tiêu chuẩn quốc tế về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.


    B. Theo tiêu chuẩn địa phương và xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.


    C. Theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.


    D. Theo tiêu ngành du lịch về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.


  • Câu 6:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hiểu là gì?


    A. Là người hướng dẫn tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi các bãi cắm trại du lịch.


    B. Là người được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.


    C. Là người hướng dẫn tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi các đô thị du lịch.


    D. Là người hướng dẫn tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi các tuyến du lịch.


  • Câu 7:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Hướng dẫn viên du lịch tại điểm phải đáp ứng các điều kiện gì?


    A. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểu kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch. Có khả năng giao tiếp và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


    B. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểm kiến thức về du lịch. Có khả năng giao tiếp tối về ngoại ngữ và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


    C. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểu kiến thức về du lịch, có khả năng giao tiếp và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


    D. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểm kiến thức về du lịch. Có khả năng giao tiếp tốt về tiếng Anh và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch được thành lập trên cơ sở nào?


    A. Thành lập trên cơ sở vận động mọi người tham gia.


    B. Thành lập trên cơ sở của luật Du lịch.


    C. Thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về hội.


    D. Thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân.


  • Câu 9:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch gồm các loại nào?


    A. Khách du lịch VN, khách du lịch quốc tế.


    B. Khách du lịch VN và khách du lịch nước ngoài.


    C. Khách du lịch quốc tế đến VN và khách du lịch VN ra nước ngoài.


    D. Khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đế VN và khách du lịch ra nước ngoài.


  • Câu 10:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Hợp đồng lữ hành được giao kết dưới hình thức nào?


    A. Được giao kết theo quy định của Luật du lịch.


    B. Được giao kết theo quy định của pháp luật dân sự.


    C. Được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng lời nói.


    D. Được giao kết dưới hình thức văn bản.


  • Câu 11:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, hợp đồng Đại lý lữ hành được giao kết dưới hình thức nào?


    A. Được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng lời nói.


    B. Được giao kết dưới hình thức văn bản.


    C. Được giao kết theo quy đinh của Luật du lịch.


    D. Được giao kết theo quy định của pháp luật dân sự.


  • Câu 12:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Xúc tiến du lịch được hiểu là gì?

     

    A. Là hoạt động thâm nhập thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, tổ chức bán sản phẩm du lịch, tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thu hút khách du lịch.


    B. Là hoạt động nghiên cứu thị trường, tuyên truyền, quảng bá, tổ chức bán sản phẩm du lịch, tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.


    C. Là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.


    D. Là hoạt động thu nhập thông tin về thị trường, tổ chức bán sản phẩm du lịch, tìm kiếm thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.


  • Câu 13:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Du lịch cộng đồng được hiểu là gì?


    A. Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý,tổ chức và khai thác.


    B. Thành lập trên cơ sở luật Du Lịch.


    C. Là loại hình du lịch được Nhà nước thực hiện trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý tổ chức khai thác.


    D. Là loại hình du lịch được Nhà nước thực hiện trên cơ sở pháp luật về du lịch, do các doanh nghiệp tư nhân quả lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.


  • Câu 14:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Du lịch sinh thái được hiểu là gì?


    A. Là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tư nhân. Do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, tổ chức khai thác.


    B. Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa của địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.


    C. Là loại hình du lịch gắn với địa phương, có sự tham gian của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tư nhân, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, tổ chức khai thác.


    D. Là loại hình du lịch địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tư nhân, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, tổ chức khai thác.


  • Câu 15:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Môi trường du lịch được hiểu là gì?


    A. Là mội trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch có sự tham gia của doanh nghiệp.


    B. Là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nươi diễn ra các hoạt động du lịch.


    C. Là môi trường tự nhiên nơi diễn ra các hoạt động du lịch có sự tham gia của doanh nghiệp.


    D. Là môi trường nơi diễn ra các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư.


  • Câu 16:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được hiểu là gì?


    A. Là quỹ tàu chính do các doanh nghiệp du lịch thành, có tư cách pháp nhân có con dấu, tài khoản riêng, được Bộ trưởng Bộ VH - TT và DL phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.


    B. Là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng do Thủ tướng chính phủ thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.


    C. Là quỹ tài chính do tư nhân thành lập có tư các pháp nhâ, có con dấu, tài khoản riêng, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt về Điệu Lệ tổ chức và hoạt động.


    D. Là quỹ tài chính nhà nước trong ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, do Thủ tướng chính phủ thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.


  • Câu 17:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là gì?


    A. Xúc tiến du lịch trong và nước ngoài. Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng


    B. Xúc tiến du lịch trong và nước ngoài. Hỗ trọ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch. Hỗ trợ đào tạo, bỗi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng


    C. Xúc tiến du lịch nước ngoài. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch. Hỗ trợ đào tạo, bỗi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng


    D. Xúc tiến du lịch trong nước. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng


  • Câu 18:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản nào?


    A. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và kiểm toán nhà nước về các hoạt động tài chính của quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.


    B. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Số dư kinh phí hàng năm trước của Quỹ được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.


    C. Không vì mục đích lợi nhuận; bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý; Thực hiện thu, chi, quyết toán công khai tài chính, tài sản và công tác kế toán theo quy định của pháp luật.


    D. Tất cả các phương án.


  • Câu 19:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những người nào được công nhận là người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành?

     

    A. Là người giữ một trong các chức danh sau : chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; giám đốc công ty; kế toán trưởng công ty; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.


    B. Là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; kế toán trưởng công ty; trưởng bộ phận dịch vụ lữ hành.


    C. Là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.


    D. Là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; kế toán trưởng công ty; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.


  • Câu 20:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Môi trường du lịch phải được bảo vệ tôn tạo và phát triển theo xu hướng nào?


    A. Xanh, sạch, đẹp, bền vững, phù hợp truyền thống văn hóa của dân tộc


    B. Xanh, sạch đẹp, trong lành, an toàn, bền vững và văn minh


    C. Xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh


    D. Xanh, sạch, đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh, an toàn


  • Câu 21:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch nội địa bao gồm những cá nhân nào?


    A. Công dân VN, người nước ngoài và người VN định cư ở nước ngoài đi du lịch trong lãnh thổ VN


    B. Công dân VN, người nước ngoài cư trú ở VN đi du lịch trong lãnh thổ VN


    C. Công dân VN, người nước ngoài đi du lịch trong lãnh thổ VN


    D. Công dân VN, người VN định cư ở nước ngoài đi du lịch trong lãnh thổ VN


  • Câu 22:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bao gồm những cá nhân nào?


    A. Người nước ngoài, người Việt Nam lao động ở nước ngoài về Việt Nam du lịch


    B. Người nước ngoài ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch tại Việt Nam


    C. Người nước ngoài, người Việt Nam học tập ở nước ngoài về Việt Nam du lịch


    D. Người nước ngoài, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch


  • Câu 23:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch ra nước ngoài bao gồm những cá nhân nào?


    A. Công dân Việt Nam và người nước ngoài lao động tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài


    B. Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài


    C. Công dân Việt Nam và người nước ngoài công tác tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài


    D. Công dân Việt Nam và người nước ngoài học tập ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài


  • Câu 24:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch?


    A. Bộ Tài chính


    B. Bộ Tài nguyên và Môi trường


    C. Bộ Kế hoạch và Đầu tư


    D. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


  • Câu 25:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những sản phẩm nào được xếp vào loại sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.


    A. Là sản phẩm được sử dụng vào một hoặc một số hoạt động sau: Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.


    B. Là sản phẩm được sử dụng vào một hoặc một số hoạt động sau: Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay; Thám hiểm hang động, rừng, núi.


    C. Là sản phẩm được sử dụng vào một hoặc một số hoạt động sau: Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi. trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.


    D. Tất cả các loại sản phẩm.


ZUNIA9