290 câu trắc nghiệm môn Luật Du lịch

Chia sẻ hơn 290 câu hỏi trắc nghiệm Luật Du lịch dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!

290 câu
530 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Theo Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi nào vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành?


    A. Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành


    B. Hợp đồng lữ hành đã ký thiếu một trong những nội dung quy định


    C. Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách theo quy định


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, biệt thự du lịch được hiểu là gì?


    A. Là biệt thự được xây dựng trong làng du lịch chỉ dành cho khách du lịch thuê, khách có thể tự phục vụ.


    B. Là biệt thự được xây dựng trong điểm du lịch chỉ dành cho khách du lịch thuê trong một thời gian nhất định.


    C. Là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.


    D. Là biệt thự được xây dựng trong đô thị du lịch chỉ dành cho khách du lịch thuê người cho thuê phục vụ các nhu cầu cần thiết cho khách.


  • Câu 3:

    Trình bày các loại hình kinh doanh du lịch:


    A. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn; Kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


    B. Kinh doanh lữ hành; kinh doanh vận tải hành khách; kinh doanh phát triển khu du lịch, nghỉ dưỡng; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


    C. Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh nhà trọ; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch. khu nghỉ mát; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


    D. Kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh dịch vụ du lịch khác.


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Điều kiện để được công nhận là Khu du lịch quốc gia?


    A. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch, có diện tích tói thiểu 10 ha; có quy hoạch phát triển khu du lịch; có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, có cơ sở lưu trú du lịch, có khu vui chơi, giải trí, thể thao và các dịch vụ đồng bộ khác cho khách du lịch.


    B. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về phát triển du lịch, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch, có diện tích tối thiểu 1000 ha; có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm; có quy hoạch phát triển khu du lịch hấp dẫn.


    C. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, môi trường có khả năng thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, có diện tích tối thiểu 100 ha; có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 10 triệu lượt khách du lịch một năm; có quy hoạch phát triển khu du lịch; có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, có cơ sở lưu trú du lịch, có khu vui chơi, giải trí, thể thao và các dịch vụ đồng bộ khác cho khách du lịch.


    D. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch, có diện tích tối thiểu 1000 ha; có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm; có quy hoạch phát triển khu du lịch; có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, có cơ sở lưu trú du lịch, có khu vui chơi, giải trí, thể thao và các dịch vụ đồng bộ khác cho khách du lịch.


  • Câu 5:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định nào của pháp luật?


    A. Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.


    B. Theo quy định của pháp luật về thương mại.


    C. Theo quy định của pháp luật về du lịch.


    D. Theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài.


  • Câu 6:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bao gồm những cá nhân nào?


    A. Người nước ngoài, người Việt Nam lao động ở nước ngoài về Việt Nam du lịch


    B. Người nước ngoài ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch tại Việt Nam


    C. Người nước ngoài, người Việt Nam học tập ở nước ngoài về Việt Nam du lịch


    D. Người nước ngoài, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch


  • Câu 7:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, khách du lịch có quyền nào dưới đây?


    A. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra


    B. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch


    C. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận khu du lịch địa phương?


    A. Chính phủ


    B. Tổng cục Du lịch


    C. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


    D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh


  • Câu 9:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, đô thị du lịch được hiểu là gì?


    A. Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.


    B. Là đô thị mà du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.


    C. Là đô thị chuyên hoạt động du lịch.


    D. Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch.


  • Câu 10:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Kinh doanh du lịch không bao gồm ngành, nghề nào dưới đây?


    A. Lữ hành


    B. Lưu trú du lịch


    C. Thẻ hướng dẫn viên du lịch


    D. Vận chuyển khách du lịch


  • Câu 11:

    Cơ quan nào cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?


    A. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương


    B. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện


    C. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh


    D. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp đô thị


  • Câu 12:

    Trình bày khái niệm về hoạt động du lịch:


    A. Hoạt động du lịch là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân kinh doanh (KD) du lịch (DL), cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch


    B. Hoạt động du lịch là hoạt động của mọi người khi đi tham quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch


    C. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách sạn, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch


    D. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch


  • Câu 13:

    Theo Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch?


    A. Hướng dẫn viên du lịch không đeo thẻ trong khi hành nghề


    B. Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch


    C. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên quốc tế


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 14:

    Theo Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi nào vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, mức xử phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000đ?


    A. Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách theo quy định


    B. Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành


    C. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên quốc tế


    D. Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch


  • Câu 15:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, các đô thị du lịch được hình thành sự trên yếu tố cơ bản nào?


    A. Di tích lịch sử-văn hóa. Công trình lao động sáng tạo, cảnh quan thiên nhiên, giá trị nhân văn khác.


    B. Di tích lịch sử- văn hóa. Cảnh quan thiên nhiên các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.


    C. Di tích lịch sử-văn hóa. Giá trị nhân văn khác, các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.


    D. Di tích lịch sử-văn hóa. Công trình lao động sáng tạo.


  • Câu 16:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) được hiểu là gì?


    A. Khách sạn được xây dựng thành quần thể ở khu vực có quản quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.


    B. Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.


    C. Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc quần thể có nhiều căn hộ, biệt thự phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.


    D. Khách sạn được xây dựng ở khu có cảnh quan thiên nhiên đẹp gồm các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.


  • Câu 17:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Cơ sở lưu trú du lịch không bao gồm loại cơ sở nào dưới đây?


    A. Làng du lịch


    B. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê


    C. Trang trại du lịch


    D. Bãi cắm trại du lịch


  • Câu 18:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch có các quyền gì?


    A. Sử dụng dịch vụ du lịch được cung cấp, yêu cầu cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ VN. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng được giao kết với tố chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.


    B. Lựa chọn hình thức du lịch. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về giá chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh.


    C. Lựa chọn hình thức du lịch. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng du lịch. Được đối xử bình đẳng. Được khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật du lịch. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.


    D. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất, nhập cảnh. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo sở thích. Được bổi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.


  • Câu 19:

    Trường hợp từ chối cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, người nộp đơn có quyền gì?


    A. Khiếu nại lên cơ quan quản lý du lịch của tỉnh


    B. Khiếu nại lên Tổng cục du lịch


    C. Khiếu nại lên Chính phủ


    D. Khiếu nại lên chủ tịch quốc hội


  • Câu 20:

    Hướng dẫn viên có những nhiệm vụ gì?


    A. Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, tuân thủ quy chế, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục tập quán đại phương; thông tin về chương trình cho khách du lịch, hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch


    B. Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam; thông tin về lịch trình, chương trình cho khách du lịch, hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, Có trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng cho khách, bồi thường cho khách nếu có thiệt hại


    C. Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, tuân thủ quy chế, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục tập quán địa phương; thông tin về lịch trình, chương trình cho khách du lịch, hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng cho khách, bồi thường cho khách nếu có thiệt hại do lỗi của mình gây ra


    D. Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, tôn trọng phong tục tập quán địa phương, tập quán quốc tế; thông tin về lịch trình, chương trình cho khách du lịch, hướng dẫn khách du lịch theo yêu cầu của khách, có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng cho khách, bồi thường cho khách nếu có thiệt hại do lỗi của mình gây ra


  • Câu 21:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Hợp đồng lữ hành được giao kết dưới hình thức nào?


    A. Được giao kết theo quy định của Luật du lịch.


    B. Được giao kết theo quy định của pháp luật dân sự.


    C. Được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng lời nói.


    D. Được giao kết dưới hình thức văn bản.


  • Câu 22:

    Theo Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 3 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không có nhiệm vụ và quyền hạn nào dưới đây?


    A. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.


    B. Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


    C. Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tua du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.


    D. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng ăn uống trong cơ sở lưu trú du lịch.


  • Câu 23:

    Trình bày nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành?


    A. Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán tiền hoa hồng; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


    B. Tên, địa chỉ của các bên; chương trình du lịch; giá bán chương trình du lịch; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thực hiện chương trình du lịch; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


    C. Tên, đại chỉ của chủ đai lý và giám đốc, giá bán chương trình du lịch; chất lượng chương trình du lịch; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán tiền hoa hồng; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


    D. Tên, địa chỉ của công ty lữ hành; chương trình du lịch; giá bán chương trình du lịch; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán tiền hoa hồng; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


  • Câu 24:

    Theo Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành là bao nhiêu?


    A. Từ 2.000.000 đến 6.000.000đ


    B. Từ 5.000.000 đến 10.000.000đ


    C. Từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ


    D. Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ


  • Câu 25:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, để được kinh doanh lữ hành nội địa, cần có các điều kiện gì?


    A. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng; Nười phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.


    B. Có đăng ký thành lập doanh nghiệp; có chương trình du lịch cho khách; người điều hành hoạt động kinh doanh phải có thời gian sáu năm hoặc động trong lĩnh vực lữ hành.


    C. Có đăng ký kinh doanh nghành nghề du lịch; có chương trình du lịch cho khách; giám đốc điều hành hoạt động có thời gian ít nhất năm năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành.


    D. Có đăng ký kinh doanh lữ hành; có phương án kinh doanh; có chương trình du lịch cho khách; người điều hành hoạt động có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành.


ZUNIA9