290 câu trắc nghiệm môn Luật Du lịch

Chia sẻ hơn 290 câu hỏi trắc nghiệm Luật Du lịch dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!

290 câu
530 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

ATNETWORK
  • Câu 1:

    Cơ quan nào có thẩm quyền Quyết định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?


    A. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


    B. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


    C. Tổng cục Du lịch


    D. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch


  • YOMEDIA
  • Câu 2:

    Theo Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Điều kiện cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên bao gồm những điều kiện nào?


    A. Có quốc tịch Việt Nam, thường trú ở địa phương hoặc làm việc tại khu du lịch, điểm du lịch


    B. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ


    C. Có đủ sức khỏe khi hành nghề thuyết minh viên; Đã tham dự lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch; Có cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khu, điểm du lịch và của ngành du lịch


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 3:

    Theo Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Điều kiện cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên không bao gồm điều kiện nào?


    A. Có quốc tịch Việt Nam, thường trú ở địa phương hoặc làm việc tại khu du lịch, điểm du lịch


    B. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ


    C. Tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành du lịch trở lên


    D. Có đủ sức khỏe khi hành nghề thuyết minh viên; Đã tham dự lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch; Có cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khu, điểm du lịch và của ngành du lịch


  • ADMICRO
  • Câu 4:

    Theo Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 3 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không có nhiệm vụ và quyền hạn nào dưới đây?


    A. Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.


    B. Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


    C. Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tua du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.


    D. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng ăn uống trong cơ sở lưu trú du lịch.


  • Câu 5:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm điều kiện nào dưới đây?


    A. Có đăng ký kinh doanh lữ hành


    B. Có phương án kinh doanh


    C. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 6:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, thời hạn xếp hạng cơ sở lưu trú là bao nhiêu năm?


    A. Ba năm


    B. Bốn năm


    C. Năm năm


    D. Hai năm


  • Câu 7:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa bao gồm điều kiện nào dưới đây?


    A. Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lwucj hành vi dân sự đầy đủ


    B. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện


    C. Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp


    D. Cả ba phương án trên đều đúng


  • ZUNIA12
  • Câu 8:

    Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 không quy định hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào dưới đây?


    A. Du lịch


    B. Thể thao


    C. Văn hóa


    D. Kế hoạch hóa gia đình


  • Câu 9:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những trường hợp nào thì không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?


    A. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh chưa quá 3 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


    B. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời gian chưa quá 2 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


    C. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời gian chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


    D. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời gian chưa quá 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


  • Câu 10:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Những trường hợp nào thì bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?


    A. Doanh nghiệp chấp dứt hoạt động; không kinh doanh lữ hành quốc tế trong 36 tháng liên tục; vi phạm nghiêm trọng các qui định của luật du lịch.


    B. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản; làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng an ninh; lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ VN ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào VN trái pháp luật; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh; gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe và tài sản của khách du lịch.


    C. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; không kinh doanh lữ hành quốc tế trong 12 tháng liên tục; doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các qui định của luật du lịch.


    D. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; không kinh doanh lữ hành quốc tế trong vòng 24 tháng liên tục; doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các qui định của luật du lịch.


  • Câu 11:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?


    A. Sở du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chủ doanh nghiệp thường trú.


    B. Sở du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.


    C. Sở du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi chủ doanh nghiệp cư trú.


    D. Sở Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.


  • Câu 12:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, hợp đồng lữ hành được hiểu là gì?


    A. Là sự giao kết giữa doanh nghiệp Kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về chuyến đi du lịch trong nước.


    B. Là sự giao kèo giữa giám đốc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về thực hiện chương trình du lịch.


    C. Là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.


    D. Là văn bản ký kết giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khác du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về thực hiệ chương trình du lịch quốc tế.


  • Câu 13:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, hợp đồng lữ hành phải có những nội dung chủ yếu gì?


    A. Mô tả số lượng, chất lượng thời gian , cách thức cung cấp dịch vụ; điều khoản loại trừ trách nhiệm, về bảo hiểm cho khách du lịch, các nội dung khác theo quy định của pháp luật.


    B. Mô tả cách thức phục vụ khách du lịch; giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán; điều khoản loại trừ trách nhiệm, thay đổi hợp đồng, về bảo hiểm cho khách du lịch và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.


    C. Mô tả thời gian, địa điểm thực hiện; điều khoản loại trừ trách nhiệm, thay đổi hợp đồng, về bảo hiểm; cách thức cung cấp dịch vụ; giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán; các nội dung khác theo quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự.


    D. Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán; điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng; điều kiện và trách nhiệm tài chính; điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.


  • Câu 14:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, kinh doanh đại lý lữ hành được hiểu là gì?


    A. Là việc bất kỳ ai đăng ký nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để được hưởng hoa hồng mà không thực hiện chương trình đó.


    B. Là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.


    C. Là việc hộ gia đình nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng tiền thù lao hoặc chênh lệch giá.


    D. Là việc tổ chức, cá nhân mở cửa hàng để bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để được hưởng chênh lệch mà không thực hiện chương trình đó.


  • Câu 15:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện gì?


    A. Phải đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.


    B. Đăng ký kinh doanh doanh đại lý lữ hành tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hoạt động kinh doanh; có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.


    C. Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hàn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hoạt động kinh doanh, có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.


    D. Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại UBND cấp xã nơi hoạt động kinh doanh, có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.


  • Câu 16:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, hợp đồng đại lý lữ hành phải có những nội dung chủ yếu gì?


    A. Tên, địa chỉ của công ty lữ hàn; chương trình du lịch, giá bán chương trình; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán tiền hoa hồng; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


    B. Tên, địa chỉ của các bên, chương trình du lịch, giá bán chương trình ; mức hoa hồng; thời điểm thực hiện chương trình du lịch thực hiện chương trình du lịch; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


    C. Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; chương trình du lịch giá bán chương trình du lịch; mức hoa hồng; thời điểm thanh toán; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.


    D. Tên, địa chỉ của chủ đại lý và giám đốc đại lý, giá bán chương trình du lịch; chất lượng chương trình; mức hoa hồng; thời điểm thanh toán; thời hạn hiệu lực của hợp đồng.


  • Câu 17:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch được hiểu là gì?


    A. Là việc vận chuyển khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.


    B. Là cung cấp mọi dịch vụ kể cả vận chuyển cho khách du lịch theo chương trình du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.


    C. Là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thuy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.


    D. Là việc vận chuyển khách du lịch bằng nhiều phương tiện khác nhau theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.


  • Câu 18:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đáp ứng các điều kiện gì?


    A. Có phương tiện chuyên vận chuyển; người điều hành, người phục vụ có chuyên môn, sức khỏe phù hợp, đảm bảo an toàn; mua bảo hiểm thân thể cho khách du lịch.


    B. Có phương tiện chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc gia; người điều hành, người phục vụ có sức khỏe tốt, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.


    C. Có phương tiện vận chuyển; người điều hành, người phục vụ có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch; có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho khách du lịch.


    D. Có phương tiện vận tải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải về quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải; nhân viên phục vụ; trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải.


  • Câu 19:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch?


    A. Bộ Giao thông, vận tải.


    B. Tổng cục du lịch.


    C. Sở giao thông, công chính.


    D. Ủy ban nhân dân tỉnh.


  • Câu 20:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch có các quyền gì?


    A. Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch; vận chuyển khách theo tuyến, theo hợp đồng; gắn biển hiệu chuyên vận chuyển và các quyền khác theo quy định của pháp luật.


    B. Lựa chọn phương tiện vận chuyển; lựa chọn tuyến đường, ký hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; gắn biển hiệu chuyên vận chuyển và các quyền khác.


    C. Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách; vận chuyển theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; gắn biển hiệu chuyên vận chuyển và các quyền khác.


    D. Lựa chọn phương tiện vận chuyển; vận chuyển theo tuyến, theo hợp đồng; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển; gắn biển hiệu chuyên vận chuyển và các quyền khác.


  • Câu 21:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, tổ chức - cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch có các nghĩa vụ gì?


    A. Vận chuyển khách theo đúng tuyến, hợp đồng; đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách và các nghĩa vụ khác theo quy định.


    B. Vận chuyển khách theo đúng tuyến, hợp đồng; đảm bảo an toàn; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển, bảm đảm các tiêu chuyển, điều kiện phương tiện vận tải khi khai thác và sử dụng chúng; gắn biển hiệu vận chuyển và các nghĩa vụ khác theo quy định.


    C. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng; đảm bảo các điều kiện qui định, mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển và các nghĩa vụ khác theo quy định.


    D. Vận chuyển khách du lịch theo hợp đồng; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển, gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch và các nghĩa vụ khác theo quy định.


  • Câu 22:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, kinh doanh lưu trú du lịch được hiểu là gì?


    A. Là việc kinh doanh các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thuỷ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.


    B. Là việc kinh doanh khách sạn, biệt thự du lịch, nhà hàng, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng để khách du lịch vừa đi du lịch, nghỉ dưỡng vừa lựu trú tại đó trong thời gian du lịch.


    C. Là việc kinh doanh các cơ sở lưu trú như khách sạn, biệt thự du lịch, làng du lịch, nhà ở có phòng để khách du lịch lưu lại trong thời gian du lịch.


    D. Là việc kinh doanh các cơ sở du lịch như khách sạn, biệt thự du lịch, làng du lịch cho khách du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các loại cơ sở lưu trú khác.


  • Câu 23:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, quy định những loại cơ sở lưu trú du lịch nào?


    A. Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, nhà nghỉ.


    B. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác.


    C. Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.


    D. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác.


  • Câu 24:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những người nào thì được cấp thẻ hướng dẫn viên viên du lịch nội địa?


    A. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có trình độ cao đảng trở lên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, không sử dụng ma túy.


    B. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Không mắc bệnh HIV/AIDS, không sử dụng ma túy, có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.


    C. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN,có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm. Có trình độ đại học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch.


    D. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa.


  • Câu 25:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những người nào thì được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế?


    A. Có quốc tịch VN, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh HIV/AIDS, không sử dụng chất ma túy, có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch.


    B. Có quốc tịch bất kỳ nước nào. Thường trú tại VN, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe tốt. Có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.


    C. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch, trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế. Thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.


    D. Có quốc tịch bất kỳ nước nào, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, không mắc bệnh truyền nhiễm, không nghiện ma túy, sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.


ZUNIA9